Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

thaoha
Bình luận: 64Lượt xem: 8,178

congphong86

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

=d>
15 năm trước mà có cái ảnh này thì bói tui cũng không phải bóp cà nhiều đến vậy.:))

Lý do thì vẫn còn, xin mời các cụ cho thêm ý kiến để bói tôi được nói leo nào.
:))
Bẩm cụ bói là có khi nào mà lắp sai chiều cái đĩa chia như trên có gây ra hiện tượng "CỞI ÁO" giữa đường kểu đấy không ạ ???:cp:cp
 

summer

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Trên thị trường tồn tại rất nhiều hàng hàng chất lượng kém mòng các bác có sự lựa chọn sáng suốt.
 

thaoha

Moderator
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với

Gởi Cụ "CỎ-NƯỚC",
Cụ chụp thêm cho mấy cái hình của Xy lanh, nhưng mà phía áp vào "MẶT CHÀ" (Valve Plate) ấy và cả cái "MẶT CHÀ" (Valve Plate) luôn thể nhé.


Lạc tôi mạn phép chăm chút cái tiêu đề bài của Cụ một tý cho rõ nhá.

bẩm cụ đây là vật tư mới mua.

Có 3 quả mà mỗi quả một kiểu!!! Mời cụ soi tiếp

 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với

bẩm cụ đây là vật tư mới mua.


Hê hê !!! Lạc tôi chỉ biết rằng "CÁI CÓ RÃNH-KHUYẾT""GIỐNG CÁI", còn "GIỐNG ĐỰC" thì không có.

Mấy cái vụ tại sao lại "CÓ CÁI KHUYẾT" hay "CÓ CÁI RÃNH" "CÁI RÃNH-CÁI KHUYẾT" ấy để làm gì thì các "QUÝ BÀ" rõ hơn "PHÁI ĐỰC" chứ. Cụ cứ níu áo "THÍM THỦY" ấy.


"THÍM" ấy vào nói có mấy câu rồi ra ngồi xem kia kìa.






Còn Cụ "VOI" thì ở trên có "LƠ LỬNG" rằng thì là "VẬT TƯ DỎM" Cụ ấy cũng có cách lắp cho không bị "TỤT LÕ" đấy, Cụ cứ níu chặt áo vào mà bắt khai ra cách làm, chứ không Cụ ấy cũng đang tủm tỉm cười kia kìa.



 

Lý thị Miên

Máy công trình OH
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với

đây nữa ạ các cụ soi giúp với ạ



Nhìn bộ RUỘT này của Cụ thấy bề mặt xi lanh và đĩa chia cũng mịn màng, xem ra vấn đề GIẢM XÓC không có gì bất ổn nhỉ, theo em tồn tại nguyên nhân:

- Đồ RỞM nên khe hở đáy ống lõ lớn
- Các check valve của từng động tác không ngăn đc áp lực DỘI VỀ khi bắt đầu ngừng tay khiển

 

truongbaoanh

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với

Chào các cụ, xin bổ xung một ý nhỏ, liệu căn bệnh này ngoài rất nhiều nguyên nhân các cụ đã nêu ra thì có thể liên quan tới rãnh giảm tải ( rãnh đuôi chuột ) trên mặt đĩa chia không ạ?
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.


Bói tôi xin phép rằng thì là mà sẽ không bày ra cái cách lắp “đồ đểu” để nó không bị “tụt lõ” nhá. Tự dưng lại tiếp tay cho mấy cụ chuyên nhập hàng rởm và mấy cụ thợ mà lấy chữ “Xiền” đặt lên hàng đầu thì bói tôi chả dám đâu ạ.

Có mấy cái hình các cụ lại xem chơi (hàng chôm chỉa nha)

Ở cái hình này: xy lanh và piston đứng yên cho nên mới đẻ ra mấy cái “hòn bi và lò xo” để làm van hút & van xả.



Còn ở 2 cái hình này: số lượng xy lanh và piston vừa nhiều lại còn quay nữa cho nên ko thể bố trí van hút xả kiểu “hòn bi và lò xo” bởi sẽ cồng kềnh và lôi thôi. Do vậy lại đẻ ra cái gọi là “Valve plate”, nó sẽ đảm nhiệm thời điểm hút & xả của từng piston một cách tự động (cũng tai tái như xu páp của động cơ đốt trong ý).

Tại thời điểm vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và ĐCD (như phía trước nha) là rất “Mong manh”. Cho lên mới sinh ra cái “Rãnh & lỗ thoát áp” (cái tên do lão thày bói đẻ ra :))) có chức năng và nhiệm vụ như vầy: tránh gây “Ngộp áp” (a/s bí không thoát đi đâu được) và “Ngột áp” (a/s tăng đột ngột) ở trên đỉnh piston.

Cái kích thước của Clc (lỗ trên xy lanh) màu xanh lá cây & xanh dương với kích thước của “rãnh & lỗ thoát áp” phải thỏa mãn theo cái hình bên dưới:


TB: Một nguyên nhân gây ra bệnh “tụt lõ” nữa các cụ tự ngâm cứu nhá. ( Mách nhỏ: Các cụ móc ngón tay vào trong nòng xy lanh, phía bên trên của “hàng din” rồi so sánh với "hàng rỏm" là thấy ngay)


Cái "CỬA BÊN ẤY" thực ra thì không cần thiết lắm nên về s au "HỌ" bỏ rồi Cụ Voi ạ (như Cụ thấy thực tế ở cái hình trên cùng đấy)..

Cụ Lạc phán đã phán thế thì Bói tôi cũng phán mấy câu "xanh rờn" như thế này:
1- Số lượng piston / 01 phân bơm "Luôn là một số lẻ".:D
2- Số lượng piston / 01 xy lanh "Không nhất thiết phải là một số lẻ". :dl
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.



Cụ Lạc đã phán thế thì Bói tôi cũng phán mấy câu "xanh rờn" như thế này:
1- Số lượng piston / 01 phân bơm "Luôn là một số lẻ".:D
2- Số lượng piston / 01 xy lanh "Không nhất thiết phải là một số lẻ". :dl

Số lượng piston "NÊN CÓ" cho "MỘT BỘ XY LANH" là bao nhiêu thì Lạc tôi không dám "PHÁN" mà xin để cho các Cụ ở "BÊN BỂN" phán như bên dưới:

Cái dòng tô màu vàng xin tạm dịch: "Nó là bằng chứng rõ ràng cho thấy biên độ của ngẫu lực (còn gọi là mô măng) của bơm có số piston lẻ thì bé hơn là biên độ của ngẫu lực của bơm có số piston chẵn".

 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ còn 2 con chim già còn ngọ nguậy được, mấy chú chim non thì nằm im thin thít. Tại sao thế nhỉ!!??



Cái "CỬA BÊN ẤY" thực ra thì không cần thiết lắm nên về sau "HỌ" bỏ rồi Cụ Voi ạ

Thực ra “Cái rãnh” không phải là “Không cần thiết” mà là “Thừa” bởi một lẽ nó sẽ đưa một lượng dầu đã bị “Ép cho nóng” lên và làm cho các phần tử dầu “Hỗn loạn” lên quay ngược trở về chu kỳ hút ngay sau đó, nhưng “Cái lỗ” thì không thể bỏ được ,“Nó” phải thỏa mãn cái điều kiện mà Bói tôi đã nói đến ở bài trước. Lượng dầu hoặc có thể nói là lượng dầu tổn thất bắt buộc phải có sẽ đi qua cái “Lỗ” chạy về vỏ bơm và đi làm mát….


Số lượng piston "NÊN CÓ" cho "MỘT BỘ XY LANH" là bao nhiêu thì Lạc tôi không dám"PHÁN" mà xin để cho các Cụ ở "BÊN BỂN" phán như bên dưới:

Cái dòng tô màu vàng xin tạm dịch: "Nó là bằng chứng rõ ràng cho thấy biên độ của ngẫu lực (còn gọi là mô măng) của bơm có số piston lẻ thì bé hơn là biên độ của ngẫu lực của bơm có số piston chẵn".

“Mô men” mới đúng chứ cụ nhỉ?

Bằng mắt thường + 01 xy lanh & đĩa chia lật úp xuống (tham khảo thêm ở cái hình bên trên) cũng thấy rằng với số piston lẻ / phân bơm ~ "lượng dầu tổn thất bắt buộc phải có" ở 2 bên "Rãnh thoát áp" trên đĩa chia không xảy ra cùng một thời điểm....(Kinh nghiệm bói toán lâu năm)

Cụ ở "BÊN BỂN" đã phán như thế… ~ {Số lượng piston / 01 phân bơm "Luôn là một số lẻ"} ~ Đã đạt chuẩn rồi cụ nhỉ.


Còn câu: {Số lượng piston / 01 xy lanh "Không nhất thiết phải là một số lẻ". } thì cụ xem có ông Tây nào “dở hơi” cũng phán như Bói tôi không nhé.


Tây nó phán như thế, còn ý cụ Lạc thì như thế nào nhỉ???
 

powerful82

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.




Tại thời điểm vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và ĐCD (như phía trước nha) là rất “Mong manh”. Cho lên mới sinh ra cái “Rãnh & lỗ thoát áp” (cái tên do lão thày bói đẻ ra :))) có chức năng và nhiệm vụ như vầy: tránh gây “Ngộp áp” (a/s bí không thoát đi đâu được) và “Ngột áp” (a/s tăng đột ngột) ở trên đỉnh piston.


Em còn trẻ người non thợ nên có gì sai kính cụ VOI cứ táng thật lực ạ
Tại thời điểm vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và ĐCD (như phía trước nha) là rất “Mong manh
- Phần em tô màu xanh ở trên em thấy hơi khó hiểu, là vì thời điểm từ ĐCT cho đến ĐCD là một khoảng cách kha khá (hình như là khoảng 1/2 diện tích bề mặt làm việc của VALVE PLATE ấy phải ko ạ?
 

gie-rach

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Hì Gã chém gió tý thôi. Nếu như quả pistong của cụ là 1 cái Kim thì chắc khoảng đó là 1 nửa đường tròn , do nó to hơn nên từ mép bên nọ đến đuôi chuột bên kia nó lớn hơn đường kính quả piston một " TÝ", ở cái chỗ thoát hẳn cửa nọ cửa kia người ta khoan cái lỗ cho nó đẹp. Gã có gì sai các cụ nhẹ tay thôi nhé
 

powerful82

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Hì Gã chém gió tý thôi. Nếu như quả pistong của cụ là 1 cái Kim thì chắc khoảng đó là 1 nửa đường tròn , do nó to hơn nên từ mép bên nọ đến đuôi chuột bên kia nó lớn hơn đường kính quả piston một " TÝ", ở cái chỗ thoát hẳn cửa nọ cửa kia người ta khoan cái lỗ cho nó đẹp. Gã có gì sai các cụ nhẹ tay thôi nhé
Cái lỗ khoan cho đẹp đó mà lệch đi hoặc to hơn cho hoành tráng thì giá thành sắt vụn khác nhau phải ko anh giẻ? :77::77::77:
 
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Hê hê !!! Lạc tôi chỉ biết rằng "CÁI CÓ RÃNH-KHUYẾT""GIỐNG CÁI", còn "GIỐNG ĐỰC" thì không có.

Mấy cái vụ tại sao lại "CÓ CÁI KHUYẾT" hay "CÓ CÁI RÃNH" "CÁI RÃNH-CÁI KHUYẾT" ấy để làm gì thì các "QUÝ BÀ" rõ hơn "PHÁI ĐỰC" chứ. Cụ cứ níu áo "THÍM THỦY" ấy.


"THÍM" ấy vào nói có mấy câu rồi ra ngồi xem kia kìa.


Ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ còn 2 con chim già còn ngọ nguậy được, mấy chú chim non thì nằm im thin thít. Tại sao thế nhỉ!!??

Mụ đâu "cà" để mà "bóp" ra bệnh??? :)):)):))

Nhưng Mụ vẫn "phán" xanh rờn thế này:
-Thể tích của một lượng chất lỏng được cố định bởi nhiệt độáp suất của nó.
-Trong các nghiên cứu về động lực học chất lưu, các chất lỏng thường được sử dụng như là chất không nén được, đặc biệt khi nghiên cứu dòng không nén được.

Do vậy, nếu không có 2 cái lỗ nhỏ xíu đó thì rằng là:
1, Xả muộn - Hút sớm và Xả sớm - Hút muộn => ???
2, Giảm nhiệt độ dầu khi nén => ???
3, Phá vỡ kết cấu cơ khí => ???
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Tại thời điểm vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và ĐCD (như phía trước nha) là rất “Mong manh”.

Em còn trẻ người non thợ nên có gì sai kính cụ VOI cứ táng thật lực ạ

- Phần em tô màu xanh ở trên em thấy hơi khó hiểu, là vì thời điểm từ ĐCT cho đến ĐCD là một khoảng cách kha khá (hình như là khoảng 1/2 diện tích bề mặt làm việc của VALVE PLATE ấy phải ko ạ?

Cũng chả dám táng cụ đâu ợ, táng để người ta ghét và lại mất nghề à, Bói chả dại!!??


Trong từ điển tiếng Việt bẩu rằng:
Thời điểm = Khoảng thời gian rất ngắn ~ đơn vị tính thời gian giờ, phút, giây....

Khoảng cách = Khoảng chia 2 vật, 2 nơi ~ đơn vị tính bằng mét, cm, mm...

Hai khái niệm này hoàn toàn không giống nhau.



Hì Gã chém gió tý thôi. Nếu như quả pistong của cụ là 1 cái Kim thì chắc khoảng đó là 1 nửa đường tròn , do nó to hơn nên từ mép bên nọ đến đuôi chuột bên kia nó lớn hơn đường kính quả piston một " TÝ", ở cái chỗ thoát hẳn cửa nọ cửa kia người ta khoan cái lỗ cho nó đẹp. Gã có gì sai các cụ nhẹ tay thôi nhé

Viết gì thì viết cũng phải truyền tải được một ít "suy nghĩ" của mình cho người đọc chớ. Kính chuyển cụ đi học thêm tý "sư phạm" nhá.

Bói tôi không biết vì lý do gì mà hãng KOMATSU và KAWASAKI lại không chịu học hỏi cái hay của nhau??? Hay là tại lý do "bản quyến" hoặc là "thương mại hóa" (Chỉ cần bền đến đó là được roài)....:7::7:

Nhưng nếu khi nào có điều kiện được s/c bơm PC450-7, mà số giờ hoạt động khoảng 5000h-8000h. Cụ móc ngón tay vào nòng của xy lanh sẽ nhận thấy "sự lợi hại của cái Lỗ". Lại luyện được tuyệt chiêu nhắm mắt sờ nòng xy lanh biết ngay nó là xy lanh bơm số 1(F hay R) hay bơm số 2 (R hay L).

Đường kính quả piston chẳng có giá trị pháp lý gì ở cái bệnh "Tụt lõ" này cả, "Nó" và cái hình ô van (Củ lạc) trên mặt xy lanh lại đẻ ra một "bài toán" khác đấy ợ.


@ Mụ: Tôi đang nói đến "Chim" thì ảnh hưởng gì đến Mụ mà Mụ lại nhẩy chồm lên thế.=d>

@ Các cụ: Thực ra thợ s/c cũng không cần quan tâm sâu quá đến "Thiết kế về mặt cơ khí" nhưng cũng lên biết tý ty để phán đoán "tình huống".

Trước đây cụ Lạc đã muốn đề cập đến vấn đề: làm thế nào để phân biệt được "đĩa chia này" là của bơm quay phải hay trái??
Nhân có vụ lão Khỉ đưa ra cái bệnh "Tụt lõ", nó có những điểm chung do vậy Bói tôi quyết ra tay "Chém gió" cùng cụ Lạc cho nó tỏ tường vấn đề.

Câu phán xanh rờn thứ nhất của tôi đến thời điểm này là "chính văn xác" rồi nhỉ.

Còn cái câu thứ 2: Số lượng piston / 01 xy lanh "Không nhất thiết phải là một số lẻ" ~ là một số chẵn = cũng chính xác luôn đối với xy lanh dùng cho bơm 'kép" theo hình bên dưới.

Bói tôi xin hết ạ.


 

powerful82

Tài xế O-H
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

Mụ đâu "cà" để mà "bóp" ra bệnh??? :)):)):))

Nhưng Mụ vẫn "phán" xanh rờn thế này:
-Thể tích của một lượng chất lỏng được cố định bởi nhiệt độáp suất của nó.
-Trong các nghiên cứu về động lực học chất lưu, các chất lỏng thường được sử dụng như là chất không nén được, đặc biệt khi nghiên cứu dòng không nén được.

Do vậy, nếu không có 2 cái lỗ nhỏ xíu đó thì rằng là:
1, Xả muộn - Hút sớm và Xả sớm - Hút muộn => ???

2, Giảm nhiệt độ dầu khi nén => ???
3, Phá vỡ kết cấu cơ khí => ???

Theo Em nghĩ thì liệu có khả năng là 2 cái lỗ ấy có hút sớm - xả sớm ko THÍM THỦY nhỉ?
và đối với trường hợp mặt chà nó ko có 2 cái lỗ ấy thì nhà sản xuất họ có tính toán gì khác ko ạ?
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

VOI GIÀ MÀ HĂNG] [FONT=Tahoma][I][SIZE=4][COLOR=#0000FF]Tại thời điểm vị trí piston ở [B]ĐCT[/B] (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và [B]ĐCD[/B] (như phía trước nha) là rất [B]“Mong manh”[/B].[/COLOR][/SIZE][/I][/FONT][/QUOTE] [I][SIZE=3]Viết như trên hơi thiếu nên "ĐỘC GIẢ" băn khoăn là phải rồi Cụ ơi !![/SIZE][/I] [QUOTE=LÃO GIÀ LẨM CẨM][SIZE=3]Tại [COLOR="#FF0000 đã viết:
"CÁC"[/COLOR] thời điểm "CHUYỂN TRẠNG THÁI - KHI" vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên - "CHUYỂN TỪ ÉP==>HÚT") và ĐCD (điểm chết dưới - "CHUYỂN TỪ HÚT==>ÉP) là rất “Mong manh”[/SIZE]


Còn cái câu thứ 2: Số lượng piston / 01 xy lanh "Không nhất thiết phải là một số lẻ" ~ là một số chẵn = cũng chính xác luôn đối với xy lanh dùng cho bơm 'kép" theo hình bên dưới.





Ây dza !! Cụ kiếm đâu ra cái bơm "ĐỘC" vậy cà ??!! Cái "HÀNG ĐỘC" này lại là chuyện khác rồi. Tính toán thiết kế cho "NÓ" khác hẳn các bơm "HÀNG THƯỜNG" nên "NÓ""2n" piston là phải rồi Cụ ơi !! Nội cái "ĐĨA CHIA" (Valve plate) của "NÓ" nhìn đã thấy "DỊ THƯỜNG" rồi !! Nhìn là thấy ngay "NÓ" còn có đến "HAI CỬA RA" cho "MỘT BƠM" nữa nhá !!

 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: Nhờ các cụ giúp tôi 1 tay với. Bơm K3V180 tuột ống lót Xy lanh.

VOI GIÀ MÀ HĂNG đã viết:
Tại thời điểm vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên ~ cuối của hành trình Nén & đầu của hành trình Hút) và ĐCD (như phía trước nha) là rất “Mong manh”.

LÃO GIÀ LẨM CẨM đã viết:
Tại "CÁC" thời điểm "CHUYỂN TRẠNG THÁI - KHI" vị trí piston ở ĐCT (Điểm Chết Trên -"CHUYỂN TỪ ÉP==>HÚT") và ĐCD (điểm chết dưới - "CHUYỂN TỪ HÚT==>ÉP) là rất “Mong manh”


Hà…há. Thế là cụ Lạc đã có cùng quan điểm với Bói tôi rồi nhá.

Bói tôi xin “Hết nhẵn” từ tối hôm qua rồi, quyết không đả động đến “Cơ khí chế tạo” nữa.

Chém gió ngoài lề về “Kiểu” viết bài của Bói tôi một chút nhé.

Bói tôi lại quan niệm rằng: Có đi có lại mới toại lòng nhau.
Khi có người nào “Quăng pan” lên đây, nhiều khi “pan ấy” thuộc dòng thiết bị mà cả đời Bói tôi không bao giờ được sờ đến. Khi muốn tư vấn nọ kia Bói tôi phải đi kiếm tài liệu để học và “Giải pan” cùng “người ấy” (Mắc bệnh ôm rơm nặng bụng đấy).
Vậy thì những ai “Tò mò” đến vấn đề mà tôi đang đề cập sẽ phải học và đọc cùng tôi, thì mới hiểu được những gì mà tôi đang “Chém”. Bài trước mà đọc qua loa thì bài sau sẽ không biết tôi đang nói gì. Đểu thế không bít!!!

“Cái gì cũng tồn tại 2 mặt của nó”, mặt tích cực và tiêu cực. Một minh chứng sờ sờ ngay trước mắt nhé:
Hồi còn ở “Dưới quê”, tôi thấy lão Sơn thơ một mình “Mắt mờ chân chậm” chiến đấu ở trỏng, tôi mới gởi tặng cho “Lão ý” một cơ số “tài liệu ảnh” mà tôi tự làm nhằm giúp “Lão ý” có cái cơ sở “Gốc” để mà so sánh.
Nhưng sau một thời gian khoảng vài tháng gì đó tôi có hỏi lại thì “Lão ý” bảo rằng thì là: Mới đầu thì thấy “hơi bị hay” nhưng mà ngu đi “Ông” ạ, lúc chưa có “Nó” thì nhớ vanh vách nay động một tý lại phải mở máy tính ra soi mới thấy yên tâm.

Cũng có thể Bói tôi là “Học viên cá biệt” bởi vì những thiết bị dưới 45 tấn ví dụ PC450 hoặc SK450 thì ở nơi tôi làm “Họ” gọi là “Kiến” (Đông như kiến), Từ 60 tấn trở lên “Họ” lại gọi là “Voi còi” hoặc chỉ đơn giản là “Voi” thôi. Chính vì thế mà “Từ ngữ” tôi đang dùng bị nhiễm bệnh của “Voi”.

Ví dụ về cái câu Bói tôi mới viết hôm qua nhé:
s/c bơm PC450-7……nhắm mắt sờ nòng xy lanh biết ngay nó là xy lanh bơm số 1(F hay R) hay bơm số 2 (R hay L).

Muốn hiểu câu này thì phải xem tài liệu của PC450-7 phần bơm thủy lực.
- Bơm số 1, số 2 thì dễ rồi.
- F - R ~ bơm phía trước - phía sau.
- R - L ~ bơm quay phải – quay trái.


Nói túm lại cụ nào thấy khó hiểu thì phải hỏi và học cùng tôi, còn không thì cứ coi như Bói “Sì pham” đi.


Cứ nói “Phét” rồi lại phải đi thanh “Minh” nó vẫn vận vào thân. Đểu thật!!!!!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên