Van điện điều khiển bơm K3V...DT....có gì lạ???

thayboixemvoi
Bình luận: 35Lượt xem: 21,788

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
...mục đích làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (thường gọi là PHỤ TẢI) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ và.......
..nguyên lý hết sức đơn giản là: TỐC ĐỘ BỊ GIẢM NGHĨA LÀ ĐỘNG CƠ BỊ QUÁ TẢI” và ngược lại.
Như gợi ý tô màu đỏ ở trên, ta thường hay "QUÊN" cái "VÀ NGƯỢC LẠI".

Cho nên để đầy đủ, phải là: "..mục đích làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (thường gọi là PHỤ TẢI) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ và ngược lại, tránh thừa tải động cơ."

Cái ý “VÀ NGƯỢC LẠI” ấy rất quan trọng vì nó góp phần giúp “TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU” cho động cơ, ngoài ra NÓ còn giúp tránh tình trạng “VƯỢT TỐC”.

Nói đến đây chắc mọi người đã có thể hình dung được là cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM) thực ra đã có từ rất lâu rồi, nó nằm ngay trong cái bơm cao áp (miền Nam gọi là HEO DẦU) của hệ thống cấp nhiên liệu cho động cơ, Tây gọi là bộ “GÔ VỜ NOA” (GOVERNOR), còn ta gọi là bộ chống vượt tốc mà có lẽ ai đã từng làm máy đều biết cả.

Hình bên dưới minh họa nguyên lý làm việc của bộ chống vượt tốc dựa trên lực ly tâm của chuyển động quay.

1)_ Khi gặp tải nặng: tốc độ động cơ giảm ==> quả văng khép lại ==> mở thêm dầu để nâng tốc độ động cơ lên.

2)- Khi tải giảm: tốc độ động cơ tăng lên ==> quả văng mở ra ==> giảm bớt dầu để hạ tốc độ động cơ xuống.

Như thế, tốc độ động cơ sẽ được giữ ổn định, không bị quá tải (giảm tốc) khi phụ tải tăng và ngược lại, không bị thừa tải (vượt tốc) khi phụ tải giảm.




 

gie-rach

Tài xế O-H
Kính cụ, gã chuyên buôn sắt vụn đọc bài cụ cũng hiểu được chút về cụm điều tốc này .Trên một số bơm nó có thêm cụm màng hơi mà Gã thấy ít thợ cân bơm nào quan tâm tớ nó . CỤ chỉ gã học mót tý
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Kính cụ, gã chuyên buôn sắt vụn đọc bài cụ cũng hiểu được chút về cụm điều tốc này .Trên một số bơm nó có thêm cụm màng hơi mà Gã thấy ít thợ cân bơm nào quan tâm tớ nó . CỤ chỉ gã học mót tý

Ta miễn lễ cho ngươi! Không cần phải lúc nào cũng vỗ ngực xưng là “BUÔN SẮT VỤN”. Ngươi có “BUÔN VẬT LIỆU NỔ” ta cũng mặc kệ.

Ở đây sẽ chỉ nói ngắn gọn về cái bộ điều tốc thôi nhé. Nói nhiều sẽ LOÃNG, làm NHẠT đi đề tài đang bàn.

Hiện thiên hạ tạm chia cái bộ điều tốc của ĐC Diesel ra làm 6 loại:

Ly tâm cơ (Mechanical centrifugal flyweight), cũng là Ly tâm cơ nhưng có trợ lực (Power-assisted servomechanical), Điều tốc thủy lực (Hydraulic governor), Điều tốc hơi (Pneumatic governor), Điều tốc lai Cơ-điện tử (Electromechanical governor) và Điều tốc thuần điện tử (Electronic governor).

Cái mà ngươi gọi là “CỤM MÀNG HƠI” ấy là loại điều tốc xưa lắm rồi. Tây nó gọi là “Pneumatic governor”. Nguyên lý y như nhau, chỉ khác ở chỗ là nó dùng áp suất hơi để “CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ”. Tốc độ ĐC tăng thì áp giảm hoặc ngược lại. Áp suất hơi TĂNG-GIẢM==>cái MÀNG==> PHẬP PHÙ==>kéo cần ga TĂNG-GIẢM theo. Thế thôi!!

1)- Áp suất ấy có thể là áp dương hoặc chân không.

2)- Áp suất ấy có thể lấy từ cổ hút (trước hay sau Turbo gì đều được) hoặc lấy từ cái bơm không khí gọi là “AIR VANE” được lắp vào động cơ cho thêm phần long trọng!


 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên

Haizz!! Ế ẩm quá nhỉ?! Chả thấy khách khứa gì cả, hàng quán thế này thì lỗ to!!

Trở lại với đề tài "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (ENGINE SPEED SENSING SYSTEM), từ nay viết tắt là E3S cho gọn.

Quan sát thực tế các máy công trình sẽ thấy động cơ nào cũng có bộ điều tốc (Governor), cái bơm thủy lực nào cũng có bộ hiệu chỉnh (Regulator).

Nhưng mà ơ hay, cả 2 “BỘ” đều có nhiệm vụ “làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (ở đây là cái BƠM...nói thế cho nhanh, dễ hiểu chứ thực ra nói thế chưa chính xác) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ”, thế hóa ra là chúng giẫm chân nhau à, bọn Tây thiết kế thừa ư??


Xin thưa là không phải vậy (bọn Tây chúng keo kiệt lắm, chả bao giờ để thừa mứa cái gì cả).

Vậy lý do khiến thực tế tất cả các máy công trình đều thiết kế động cơ nào cũng có bộ điều tốc (Governor), đồng thời cái bơm thủy lực nào cũng có bộ hiệu chỉnh (Regulator) là bởi…….bị ”TÁO BÓN”!!

Là nhà cháu bị nên bài viết cố lắm mới ra được có chừng này, chứ không phải bọn Tây bị các cụ ạ.


Các cụ có vào đọc thì nhớ mang theo bọc đá để ném, cái que-cái gậy để chọc cho nó om xòm một chút với chứ!!

 

gamomachine

Tài xế O-H
Cảm ơn Các Cụ nhiều.
Nhà cháu thấy đề tài này rất hay nên mở mang thêm kiến thức rât nhiều.

Cho nhà cháu hỏi thêm về hệ thống cảm nhận tốc độ động cơ của các đời máy sử dụng kim phun điện tử thì nó hoạt đông theo nguyên lý nào. cái này nhà Cháu mù tịt. Mong được các cụ chỉ bảo giúp ạ
 

tvtgroup622

Tài xế O-H
Nhà cháu hỏi tí tẹo về chủ đề cái bơm k5v80 .hiện tượng máy sôi nước nhanh trong vòng 30 phút ở may doosan140-v động cơ kiểm tra kỹ càng rồi thayket ,bơm nước ,mặt máy thử rồi.nắp ket không sủa bong bóng,còn bơm dảm cle24 hết cỡ Áp chính dảm còn 220 kg các cụ sem liệu có vấn đề về thủy lực làm máy nhanh sôi không. Máy làm vẫn ngon
 

vietanh1602

Tài xế O-H
Và rồi.... thì....nhai kỹ hẵng nuốt kẻo đau bao tử...He he...

Làm gì có ai biết mà trả nhời!!?? Cụ tự trả bài đi.

Bói mò: Chắc là "Mượt" nhất có thể???
các nhà sản xuất chế tạo là một tay buôn tài ba: luôn đảm bảo hòa giữa cung và cầu. em cứ lấy ví dụ Lim (cung/cầu) tiến về 1. Nên công nghệ chạy đua của các nhà sản suất bây giờ ông nào tiến tới gần 1 hơn là ông ấy thắng.
em chém tý các bác ném nhẹ tay mai em còn đi làm!

Cảm ơn Các Cụ nhiều.
Nhà cháu thấy đề tài này rất hay nên mở mang thêm kiến thức rât nhiều.
Xin phép cụ lạc - hậu cho em chém phát nữa đang thể mài dao.

Cho nhà cháu hỏi thêm về hệ thống cảm nhận tốc độ động cơ của các đời máy sử dụng kim phun điện tử thì nó hoạt đông theo nguyên lý nào. cái này nhà Cháu mù tịt. Mong được các cụ chỉ bảo giúp ạ
ở các máy đời cao sử dụng kim phun điện tử thì hệ thống cảm nhận tốc độ động được tính toán rất chi tiết. Nhưng tính toán gì cũng có 2 vấn đề : đề bài và đáp án, ý tôi muốn nói ở đây là đầu vào và đầu ra . các thông số đầu vào của động cơ được đo bằng các cảm biến như: cảm biến áp suất nhiên liệu, cảm biến tốc độ, cảm biến nhiệt độ khí thải, cảm biến góc quay trục khủy, cảm biến khí nạp và các cảm biến phụ như cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến áp suất dầu bôi trơn...tất cả các cảm biến đấy sẽ gửi thông số về CPU sau một hồi tính toán lằng nhằng nó sẽ quyết định cho kim phun mở ra thời gian t, và góc phun sớm là bao nhiêu để khả năng sinh công của động cơ là tối ưu nhất để cân bằng với phụ tải.
 

Phuthuy1234

Tài xế O-H
nói có sách mách có chứng .chơi đẽo cãy giữa ruộng ông nói gà bà nói vịt
chưa làm vc nhá,lão bói chơi phần thủy ,tôi chơi phần điên vậy

khi làm vc
Cụ thảo hà ơi cụ bói đang nói về đòng bớm k3v nhưng theo nhà em biết ròng bơm k3v có lắp cho komatsu đâu. Nhà em cúng hiêu ròng thuý lức tỉ lệ nghịch với ròng điện nhưng về vân đề thông tin từ cảm về hộp cúng có sai số mà còn chưa kể lăp đô không chính háng thông tin sai số càng nhiều nữa. Nhà em xin phép trình non chỉ chém vậy thôi có gì các cụ thông cảm và chỉ bảo thêm.
 

tvtgroup622

Tài xế O-H
Haizz!! Ế ẩm quá nhỉ?! Chả thấy khách khứa gì cả, hàng quán thế này thì lỗ to!!

Trở lại với đề tài "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (ENGINE SPEED SENSING SYSTEM), từ nay viết tắt là E3S cho gọn.

Quan sát thực tế các máy công trình sẽ thấy động cơ nào cũng có bộ điều tốc (Governor), cái bơm thủy lực nào cũng có bộ hiệu chỉnh (Regulator).

Nhưng mà ơ hay, cả 2 “BỘ” đều có nhiệm vụ “làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (ở đây là cái BƠM...nói thế cho nhanh, dễ hiểu chứ thực ra nói thế chưa chính xác) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ”, thế hóa ra là chúng giẫm chân nhau à, bọn Tây thiết kế thừa ư??


Xin thưa là không phải vậy (bọn Tây chúng keo kiệt lắm, chả bao giờ để thừa mứa cái gì cả).

Vậy lý do khiến thực tế tất cả các máy công trình đều thiết kế động cơ nào cũng có bộ điều tốc (Governor), đồng thời cái bơm thủy lực nào cũng có bộ hiệu chỉnh (Regulator) là bởi…….bị ”TÁO BÓN”!!

Là nhà cháu bị nên bài viết cố lắm mới ra được có chừng này, chứ không phải bọn Tây bị các cụ ạ.


Các cụ có vào đọc thì nhớ mang theo bọc đá để ném, cái que-cái gậy để chọc cho nó om xòm một chút với chứ!!
Các cụ cao nhân nói chuyện làm em thấy hổ thẹn vô cùng. Em đang bị ban cobe200-1 máy bị sôi nước trong vòng 40phut nó lại bị cái tạt nâng cần thì hơi chậm còn ra Am thì lịm tải vào ko lịm quay toa, mở đóng gầu bình thường cắt xích khỏe một vế lịm em nới cờ lê 24 hết rồi vẫn nhanh và lịm ép kịch tải thì không lịm đến khi em siết con vuông 14 trí secvo máy hết lịm nhưng vẫn sôi máy đã bỏ điện nhờ các cao nhân chỉ giáo liêu có tai cái đôi ba lô không
 

Phuthuy1234

Tài xế O-H
Các cụ cao nhân nói chuyện làm em thấy hổ thẹn vô cùng. Em đang bị ban cobe200-1 máy bị sôi nước trong vòng 40phut nó lại bị cái tạt nâng cần thì hơi chậm còn ra Am thì lịm tải vào ko lịm quay toa, mở đóng gầu bình thường cắt xích khỏe một vế lịm em nới cờ lê 24 hết rồi vẫn nhanh và lịm ép kịch tải thì không lịm đến khi em siết con vuông 14 trí secvo máy hết lịm nhưng vẫn sôi máy đã bỏ điện nhờ các cao nhân chỉ giáo liêu có tai cái đôi ba lô không
Cụ đã khiểm tra hê thông cân bằng khi có tải để giảm lưu lượng có nghĩa là khi vào tải lặng là thuỷ lực quay về kích secvo để giảm lưu lượng chưa vì như cụ tả không chỉ bom và arm mà ép di chuyển cũng xẽ lịm máy
 

tvtgroup622

Tài xế O-H
Khi ra Am áp suất có 100kg/cm2 đã lịm rồi nhưng ép tải 300 kg ko lịm tôi gửi ba lô về đức anh mạ còn động cơ tôi thay bộ hơi hàng EU ko biết có ăn thua gì không chủ máy chỉ nhâm thu khi máy không sôi nhanh nhẹn mới xanh chín chứ
 

dick2311

Tài xế O-H
Khi ra Am áp suất có 100kg/cm2 đã lịm rồi nhưng ép tải 300 kg ko lịm tôi gửi ba lô về đức anh mạ còn động cơ tôi thay bộ hơi hàng EU ko biết có ăn thua gì không chủ máy chỉ nhâm thu khi máy không sôi nhanh nhẹn mới xanh chín chứ

Thế khi không làm việc thì áp bao nhiêu hả cụ?
Với lại cụ đã đổi thử 2 bên đeo chưa?
 

trangnguyengsm

Tài xế O-H
Theo như cụ bói nói thì khi chiết áp ga ở vị trí a. Vòng tua phải vị trí b . Nếu nặng tải vòng tua bị tụt khỏi vị trí b thì cpu phải cấp dòng lớn hơn cho psv chỉnh góc nghiêng thấp cho vòng tua trở về vị trí b phải không ạ .
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên