...mục đích làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (thường gọi là PHỤ TẢI) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ và.......
Như gợi ý tô màu đỏ ở trên, ta thường hay "QUÊN" cái "VÀ NGƯỢC LẠI"...nguyên lý hết sức đơn giản là: TỐC ĐỘ BỊ GIẢM NGHĨA LÀ ĐỘNG CƠ BỊ QUÁ TẢI” và ngược lại.
Cho nên để đầy đủ, phải là: "..mục đích làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (thường gọi là PHỤ TẢI) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ và ngược lại, tránh thừa tải động cơ."
Cái ý “VÀ NGƯỢC LẠI” ấy rất quan trọng vì nó góp phần giúp “TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU” cho động cơ, ngoài ra NÓ còn giúp tránh tình trạng “VƯỢT TỐC”.
Nói đến đây chắc mọi người đã có thể hình dung được là cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM) thực ra đã có từ rất lâu rồi, nó nằm ngay trong cái bơm cao áp (miền Nam gọi là HEO DẦU) của hệ thống cấp nhiên liệu cho động cơ, Tây gọi là bộ “GÔ VỜ NOA” (GOVERNOR), còn ta gọi là bộ chống vượt tốc mà có lẽ ai đã từng làm máy đều biết cả.
Hình bên dưới minh họa nguyên lý làm việc của bộ chống vượt tốc dựa trên lực ly tâm của chuyển động quay.
1)_ Khi gặp tải nặng: tốc độ động cơ giảm ==> quả văng khép lại ==> mở thêm dầu để nâng tốc độ động cơ lên.
2)- Khi tải giảm: tốc độ động cơ tăng lên ==> quả văng mở ra ==> giảm bớt dầu để hạ tốc độ động cơ xuống.
Như thế, tốc độ động cơ sẽ được giữ ổn định, không bị quá tải (giảm tốc) khi phụ tải tăng và ngược lại, không bị thừa tải (vượt tốc) khi phụ tải giảm.