Van điện điều khiển bơm K3V...DT....có gì lạ???

thayboixemvoi
Bình luận: 35Lượt xem: 21,414

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Lại thấy có người hỏi về cái "Van điện bơm K3V...DT..." (PSV- Proportional Solenoid Valve) loại bơm thường hay lắp cho xe xúc và "Cẩu" của Kôbé, "SúpMìTôm", Case, CAT, Volvo,Hàn xẻng....loại "Điều khiển ngược" (Negative flow control) hoạt động như thế nào???

"Ngứa ngáy" lại phải "Chém gió"... Thôi thì!!! "Trúng thì trúng mà trượt thì xuống chiếu".

Thế này các Cụ ạ!!!

"Ngày xưa Cối nhỏ Chày TO" ý nhầm "Bơm nhỏ máy TO". Cái "Máy" nó thừa "Sức khỏe" để kéo cái bơm. Chẳng có chuyện gì để "Buôn dưa lê" nhỉ.

" Bây giờ cải tiến cối to hơn chày" bé cái nhầm "Bơm TO máy nhỏ". Động cơ bé mà tiêu hao nhiên liệu ít <==> giảm chi phí, nguồn thu tăng, mà lại yêu cầu là "Máy" phải thao tác nhanh hơn. Thế thì "Cái máy" nó chịu thế nào được!!!

Cái máy thì có "Bộ điều tốc bơm cao áp" (Lửa sớm lửa muộn, thay đổi lượng nhiên liệu phun) để tăng tính "Lỳ đòn" cho động cơ, cái bơm thì có cái bộ "Regulator" để giảm "Hưng phấn" khi xe vào tải nặng, nếu chỉ có vậy thì cái "Máy" vẫn chết "Sặc gạch".

Lại thấy có Cụ bảo bộ "Regulator" bằng cơ khí nếu "Đầu tư nhều xiền" thì có thể "Xử lý" tốt được "Cái vụ yếu khỏe kia". Nhưng Tây nó không muốn "Đẩy giá thành sản phẩm" lên, phần nữa là muốn hệ thống "Ưu việt" và dễ dàng "Kiểm soát" hơn. Do vậy "Hộp đen" được ra đời để phục vụ cho cái gọi là "Âm dương hòa hợp".

Vậy thì nguyên tắc điều khiển sẽ như thế nào nhỉ??? Đến chỗ này Em lại thấy "Chùn tay", có biết "Quái" gì đâu mà cũng chém. (Trong "Hộp" nó có "Cái giống" gì thì kệ nó, biết đến đâu thì tâu đến đó các Cụ nhá )

Túm lại là thế này (Đơn giản nhất có thể nhé):
1- Đầu vào:
-Kiểu gì cũng phải có 1 cái "Chiết áp ga", đời cổ thì gắn "Dưới đít" cái cần kéo ga, đời cao hơn nhảy luôn lên "Mặt táp lô" như cái "Vơ lum đài Cát sét", cao nữa thì chơi bằng "Nút mềm".

- "Cổ lỗ sĩ" thì xung quanh cái bơm cao áp kiểu gì cũng có 1 cái "Chiết áp" báo cáo lại mệnh lệnh phía trên ban xuống. "Hiện đại hại điện" hơn thì chơi bằng mô tơ ga có "Phản hồi".

- 1 Cái không thể nào được thiếu đó là "Cảm biến báo vòng tua máy".

- Hiện đại thì có thêm cái công tắc để chuyển chế độ "Mode", "Đồ cổ" thì thôi vì chưa nghĩ ra.

2- Đầu ra: "Tối giản" nhất là phải có 01 cái "PSV" để điều khiển lưu lượng bơm thủy lực.

Vậy "Hộp" sẽ điều khiển cái "PSV" theo kiểu gì nhỉ:

1- Theo thiết kế khi "Chiết áp ga" ở vị trí "A" thì tốc độ động cơ phải là "B" và dòng xuống "PSV" phải là "C" để máy đủ công suất kéo cái bơm.

2- Lại theo thiết kế khi tốc độ động cơ bị "Tụt xuống 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ tăng "Dòng cao hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm giảm lưu lượng bơm thủy lực xuống. Thời gian và cường độ cấp được nhà sản xuất "Lập chương trình sẵn trong hộp" roài.

"Máy" cứ bị "Tụt tua" thì "Hộp" sẽ tăng tới dòng cao nhất có thể, thường thì nó chỉ "Quanh quẩn" ở mức 150- 1000 mA và nó là "Dòng xung". "Tau tăng hết cỡ" mà "Mài" vẫn "Đuối" thì phải xem lại "Máy và bơm" nhá.

Còn nữa nhưng tạm thời Em chưa nghĩ ra, Cụ nào máu thì nhào vô chém tiếp.

"Tất tần tật" những gì liên quan đến chủ đề Em xin quăng lên hết ạ (Ảnh hơi bị "Lôm côm" cái to cái bé do "Trình Em còn non và xanh quá", các Cụ chịu khó nhòm vậy):










 

zezo123

Tài xế O-H
Nghe cụ bói phán mà e cảm thấy mình bé tí. Chưa hiểu gì cả. Có khi lúc nào rảnh dỗi khăn gói đến nhờ cụ bói chỉ bảo thêm mới đc
 

thaoha

Moderator
nói có sách mách có chứng .chơi đẽo cãy giữa ruộng ông nói gà bà nói vịt
chưa làm vc nhá,lão bói chơi phần thủy ,tôi chơi phần điên vậy

khi làm vc
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
ông nói gà bà nói vịt
"Quá chuẩn" luôn.....đúng là.... "GÀ với VỊT".
"Người ta" đang nói về
Kôbé thì lại quẳng ngay chú "Lôm bờ lôm KOM" vào...he he...


"Dòng của KOM" thì nhỏ hơn của Kôbé. Báo cáo lại với anh Giẻ là hôm đo cái đồng hồ nó bị "Ẩm IC nên báo láo" + "Mắt nổ mắt xịt" nó khổ thế đấy.


Cái chữ ký mới của Khỉ "Xinh xinh" và đáng yêu "Quá cơ".
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Lại thấy có người hỏi về cái "Van điện bơm K3V...DT..." (PSV- Proportional Solenoid Valve) loại bơm thường hay lắp cho xe xúc và "Cẩu" của Kôbé, "SúpMìTôm", Case, CAT, Volvo,Hàn xẻng....loại "Điều khiển ngược" (Negative flow control) hoạt động như thế nào???

Lại thấy có Cụ bảo bộ "Regulator" bằng cơ khí nếu "Đầu tư nhều xiền" thì có thể "Xử lý" tốt được "Cái vụ yếu khỏe kia". Nhưng Tây nó không muốn "Đẩy giá thành sản phẩm" lên, phần nữa là muốn hệ thống "Ưu việt" và dễ dàng "Kiểm soát" hơn. Do vậy "Hộp đen" được ra đời để phục vụ cho cái gọi là "Âm dương hòa hợp".

Túm lại là thế này (Đơn giản nhất có thể nhé):

.........................................................................
2- Đầu ra: "Tối giản" nhất là phải có 01 cái "PSV" để điều khiển lưu lượng bơm thủy lực.
Vậy "Hộp" sẽ điều khiển cái "PSV" theo kiểu gì nhỉ:

1- Theo thiết kế khi "Chiết áp ga" ở vị trí "A" thì tốc độ động cơ phải là "B" và dòng xuống "PSV" phải là "C" để máy đủ công suất kéo cái bơm.

2- Lại theo thiết kế khi tốc độ động cơ bị "Tụt xuống 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ tăng "Dòng cao hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm giảm lưu lượng bơm thủy lực xuống. Thời gian và cường độ cấp được nhà sản xuất "Lập chương trình sẵn trong hộp" roài.

"Máy" cứ bị "Tụt tua" thì "Hộp" sẽ tăng tới dòng cao nhất có thể, thường thì nó chỉ "Quanh quẩn" ở mức 150- 1000 mA và nó là "Dòng xung". "Tau tăng hết cỡ" mà "Mài" vẫn "Đuối" thì phải xem lại "Máy và bơm" nhá.

Còn nữa nhưng tạm thời Em chưa nghĩ ra, Cụ nào máu thì nhào vô chém tiếp.

" ...Đầu ra: "Tối giản" nhất là phải có 01 cái "PSV" để điều khiển lưu lượng bơm thủy lực."

"XOẮN" Cụ một cái cho nó nóng nào: sao đời trước thì TÂY nó chỉ lắp có một "CỤC" cho cả 2 bơm, sau nó lại lắp vào cả 2 bơm mỗi cái một "CỤC" làm gì cho tốn thêm XIỀN vậy nhỉ??!! (Ở trên có bẩu: Nhưng Tây nó không muốn "Đẩy giá thành sản phẩm" lên... cơ mà lị)

"..Lại theo thiết kế khi tốc độ động cơ bị "Tụt xuống 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ tăng "Dòng cao hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm giảm lưu lượng bơm thủy lực xuống. Thời gian và cường độ cấp được nhà sản xuất "Lập chương trình sẵn trong hộp" roài..."

Nói theo "LÝ THUYẾT" kiểu "ĐỊNH TÍNH" như trên thì hợp lý. Nhưng nếu nói chi tiết hơn theo kiểu "ĐỊNH LƯỢNG" thì "Hộp đen" sẽ phải tăng bao nhiêu là "VỪA ĐỦ XÀI"?? Tăng ít thì cháu ĐC vẫn "BỊ TỤT" mà tăng nhiều thì cháu B lại "BỊ TỤT"!!! Không khéo cái "ĐĨA NGHIÊNG" của BƠM nó lại cứ "LÚC LẮC" không ngừng lại được vì cái "DÒNG ĐIỀU KHIỂN".

"XOẮN" thêm câu nữa: trường hợp ngược lại, MÁY BƠM đang "PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG", ngộ nhỡ cái phụ tải “TỤT XUỐNG” thì thế nào??? Khi ấy sẽ ngược lại như thế này à: "tốc độ động cơ bị "DƯƠNG LÊN" 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ GIẢM "Dòng THẤP hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm TĂNG lưu lượng bơm thủy lực LÊN"???
 

gie-rach

Tài xế O-H
gã hóng hớt tý thôi các cụ tha mạng nhé. nghe Dân Gian các cụ bảo như sau:
1/ điện psv nó dao động 150 hz
2 / bánh đà có 148 răng
3/động cơ thường 4 hay 6 máy quay cỡ 2000 v/p
4/ bơm 9 ,10,18 quả piston quay bằng anh động cơ
5/ nhanh thì phải lấy cái nhanh hơn mới cầm đèn được nó
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
" ...Đầu ra: "Tối giản" nhất là phải có 01 cái "PSV" để điều khiển lưu lượng bơm thủy lực."

"XOẮN" Cụ một cái cho nó nóng nào: sao đời trước thì TÂY nó chỉ lắp có một "CỤC" cho cả 2 bơm, sau nó lại lắp vào cả 2 bơm mỗi cái một "CỤC" làm gì cho tốn thêm XIỀN vậy nhỉ??!! (Ở trên có bẩu: Nhưng Tây nó không muốn "Đẩy giá thành sản phẩm" lên... cơ mà lị)

"..Lại theo thiết kế khi tốc độ động cơ bị "Tụt xuống 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ tăng "Dòng cao hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm giảm lưu lượng bơm thủy lực xuống. Thời gian và cường độ cấp được nhà sản xuất "Lập chương trình sẵn trong hộp" roài..."

Nói theo "LÝ THUYẾT" kiểu "ĐỊNH TÍNH" như trên thì hợp lý. Nhưng nếu nói chi tiết hơn theo kiểu "ĐỊNH LƯỢNG" thì "Hộp đen" sẽ phải tăng bao nhiêu là "VỪA ĐỦ XÀI"?? Tăng ít thì cháu ĐC vẫn "BỊ TỤT" mà tăng nhiều thì cháu B lại "BỊ TỤT"!!! Không khéo cái "ĐĨA NGHIÊNG" của BƠM nó lại cứ "LÚC LẮC" không ngừng lại được vì cái "DÒNG ĐIỀU KHIỂN".

"XOẮN" thêm câu nữa: trường hợp ngược lại, MÁY BƠM đang "PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG", ngộ nhỡ cái phụ tải “TỤT XUỐNG” thì thế nào??? Khi ấy sẽ ngược lại như thế này à: "tốc độ động cơ bị "DƯƠNG LÊN" 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ GIẢM "Dòng THẤP hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm TĂNG lưu lượng bơm thủy lực LÊN"???

He he...
"Mồi đủ trò" mới "Lôi được Cụ hạ sơn", xuống cái là Cụ "Xoắn quảy" ngay được.
Tài thật!!!
...sao đời trước thì TÂY nó chỉ lắp có một "CỤC" cho cả 2 bơm, sau nó lại lắp vào cả 2 bơm mỗi cái một "CỤC" làm gì...
-"Cổ lỗ sĩ" bố trí 1 "Cục" cho lên khi "Tăng hoặc giảm bơm" là cả 2 "Chú" đều bị như nhau.Thao tác đơn thì không sao, còn khi "Kết hợp" thì thành "Dở người". (Giống như đài "Mono"....âm thanh nghe chán chết).
...phần nữa là muốn hệ thống "Ưu việt" và dễ dàng "Kiểm soát" hơn...
"Hiện đại" thì chơi 2 "Cục" cho nó "Khoái". Thao tác đơn hay kết hợp đều hợp lý ( Đài "Stereo", "Tách nhạc" nghe "Đã" hơn)

Để trả lời cho việc lắp 1 "Cục" hay lắp 2 "Cục" là "Ưu việt" đối với nhiều Hãng khác nhau là "Rất khó". Kể cả đến bây giờ là "Quá hiện đại" rồi nhưng vẫn còn nhiều hãng vẫn dùng loại 1 "Cục" kể như Volvo, Cat, Hàn xẻng, SUMI... Lắp 2 "Cục" đại diện như: Kôbé, Hitach, Cat-E ....

Có Hãng "Vẫn đang loay hoay" với việc đó, ví như anh KOM: -3, -5, -7 dùng 1 "Cục", Kom -6,-8...lắp 2 "Cục". Đối với "Voi" mới đang nhăm nhe lắp 2 "Cục", còn đâu vẫn 1 "Cục" như thời "Cổ lỗ".

Công suất tiêu thụ của bơm được tính bằng P X Q (Nhân chia với cái gì nữa, nhưng tạm thời quên mất), đối với bơm "Kép" thì "Nó" = P1xQ1 + P2xQ2. Sẽ thật "Bất công" nếu bắt Q1 luôn luôn phải bằng Q2 cho dù P1 và P2 luôn thay đổi và "Chả" mấy khi bằng nhau.

Để giải quyết vấn đề đó 2 "Cục" được ra đời, nhưng đi kèm theo nó lại là một "Mớ" cảm biến áp suất và PSV. Nào là "Cảm nhận nhu cầu sử dụng và công việc thông minh", nào là "Điều tiết và phân bổ nhân lực" cho từng loại công việc hợp lý....

nói chi tiết hơn theo kiểu"ĐỊNH LƯỢNG"thì "Hộp đen" sẽ phải tăng bao nhiêu là"VỪA ĐỦ XÀI"??Tăng ít thì cháu ĐCvẫn "BỊ TỤT"mà tăng nhiều thì cháu B lại"BỊ TỤT"!!!Không khéo cái "ĐĨA NGHIÊNG" của BƠM nó lại cứ "LÚC LẮC" không ngừng lại được vì cái "DÒNG ĐIỀU KHIỂN".
...cái bơm thì có cái bộ "Regulator" để giảm "Hưng phấn" khi xe vào tải nặng...
...Trong "Hộp" nó có "Cái giống" gì thì kệ nó, biết đến đâu thì tâu đến đó các Cụ nhá....
Chính vì việc "Nó tối giản", nên phải dùng bộ "Regulator kiểu cơ khí" để "Cảm nhận áp suất" và tự động thay đổi lưu lượng bơm theo tải. Việc "Còn lại" thì "Hộp đen" sẽ xử lý tiếp.


Khi thiết kế "Hãng nó" cũng phải "Đổ mồ hôi sôi nước mắt" thử nghiệm "Bằng chết" mới "Lập trình" cho con xe hoạt động "Mượt mà", thì làm gì có chuyện "Lúc lắc" không ngừng.

"Gõ mãi mỏi tay", Tạm thời thế đã Cụ nhỉ!!!

Hình như còn 1 câu "Xoắn" nữa nhưng khó quá, phải xin ý kiến của "Khán giả trong trường quay" xem "Dư lào" đã rồi mới có cơ sở để "Trả nhời" chính xác được.

 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
-"Cổ lỗ sĩ" bố trí 1 "Cục" cho lên khi "Tăng hoặc giảm bơm" là cả 2 "Chú" đều bị như nhau.Thao tác đơn thì không sao, còn khi "Kết hợp" thì thành "Dở người". (Giống như đài "Mono"....âm thanh nghe chán chết).

"Hiện đại" thì chơi 2 "Cục" cho nó "Khoái". Thao tác đơn hay kết hợp đều hợp lý ( Đài "Stereo", "Tách nhạc" nghe "Đã" hơn)

Để trả lời cho việc lắp 1 "Cục" hay lắp 2 "Cục" là "Ưu việt" đối với nhiều Hãng khác nhau là "Rất khó". Kể cả đến bây giờ là "Quá hiện đại" rồi nhưng vẫn còn nhiều hãng vẫn dùng loại 1 "Cục" kể như Volvo, Cat, Hàn xẻng, SUMI... Lắp 2 "Cục" đại diện như: Kôbé, Hitach, Cat-E ....

Có Hãng "Vẫn đang loay hoay" với việc đó, ví như anh KOM: -3, -5, -7 dùng 1 "Cục", Kom -6,-8...lắp 2 "Cục". Đối với "Voi" mới đang nhăm nhe lắp 2 "Cục", còn đâu vẫn 1 "Cục" như thời "Cổ lỗ".

Công suất tiêu thụ của bơm được tính bằng P X Q (Nhân chia với cái gì nữa, nhưng tạm thời quên mất), đối với bơm "Kép" thì "Nó" = P1xQ1 + P2xQ2. Sẽ thật "Bất công" nếu bắt Q1 luôn luôn phải bằng Q2 cho dù P1 và P2 luôn thay đổi và "Chả" mấy khi bằng nhau.

Để giải quyết vấn đề đó 2 "Cục" được ra đời, nhưng đi kèm theo nó lại là một "Mớ" cảm biến áp suất và PSV. Nào là "Cảm nhận nhu cầu sử dụng và công việc thông minh", nào là "Điều tiết và phân bổ nhân lực" cho từng loại công việc hợp lý....


Chính vì việc "Nó tối giản", nên phải dùng bộ "Regulator kiểu cơ khí" để "Cảm nhận áp suất" và tự động thay đổi lưu lượng bơm theo tải. Việc "Còn lại" thì "Hộp đen" sẽ xử lý tiếp.


Khi thiết kế "Hãng nó" cũng phải "Đổ mồ hôi sôi nước mắt" thử nghiệm "Bằng chết" mới "Lập trình" cho con xe hoạt động "Mượt mà", thì làm gì có chuyện "Lúc lắc" không ngừng.

"Gõ mãi mỏi tay", Tạm thời thế đã Cụ nhỉ!!!
Hình như còn 1 câu "Xoắn" nữa nhưng khó quá, phải xin ý kiến của "Khán giả trong trường quay" xem "Dư lào" đã rồi mới có cơ sở để "Trả nhời" chính xác được.
Từ trước đến giờ thấy thiên hạ "ĐÀM TIẾU" về cái gọi là "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TẢI" (LOAD SENSING SYSTEM) hơi bị nhiều mà chưa thấy Cụ nào nói về cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM), nay mới thấy có người "BƯƠI MÓC" nó ra (cũng chả mới gì!! Thiên hạ dùng cho máy cuốc, máy cẩu cũng hơi bị lâu rồi)!!!

Này là thím KOBELCO



Kia là mợ KOMATSU



Nọ là chú HITACHI



Chú HITACHI còn đăng ký hẳn bản quyền nữa cơ.



Có Bác còn "THỔI GIÁ" lên gọi NÓ là "HỆ THỐNG THÔNG MINH" (hay "PHÁT MINH 67-69" gì đấy. He he)
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Đúng "Ngành dọc" roài, xin mời Cụ "Chém" nhưng "Đơn giản để dễ dàng tiếp thu" thôi nhé.
Ờ mà Cụ cho tôi xin cái tài liệu về "Nó" để xem thêm cho "Bớt ngố" nhé.
Trước hết là gởi tặng các Cụ ít tài liệu:

US6655135B2_KOBELCO_speed_sensing_control.pdf - 86.3 Kb
ESS_HITACHI_1998_US5911506
http://data.oto-hui.com/yiytw91yc9aa.html

"Đơn giản để dễ dàng tiếp thu" Yêu cầu khó thế !!! Nói dông dài để khó hiểu (hay chả ai hiểu gì càng tốt. He he) thì dễ chứ "NÓI ĐƠN GIẢN" mà lại "DỄ DÀNG TIẾP THU" thì quả là khó quá !!! Phải ngồi soạn, sửa chán Cụ ạ !!!
 

tomo

Tài xế O-H
Lại thấy có người hỏi về cái "Van điện bơm K3V...DT..." (PSV- Proportional Solenoid Valve) loại bơm thường hay lắp cho xe xúc và "Cẩu" của Kôbé, "SúpMìTôm", Case, CAT, Volvo,Hàn xẻng....loại "Điều khiển ngược" (Negative flow control) hoạt động như thế nào???

"Ngứa ngáy" lại phải "Chém gió"... Thôi thì!!! "Trúng thì trúng mà trượt thì xuống chiếu".

Thế này các Cụ ạ!!!

"Ngày xưa Cối nhỏ Chày TO" ý nhầm "Bơm nhỏ máy TO". Cái "Máy" nó thừa "Sức khỏe" để kéo cái bơm. Chẳng có chuyện gì để "Buôn dưa lê" nhỉ.

" Bây giờ cải tiến cối to hơn chày" bé cái nhầm "Bơm TO máy nhỏ". Động cơ bé mà tiêu hao nhiên liệu ít <==> giảm chi phí, nguồn thu tăng, mà lại yêu cầu là "Máy" phải thao tác nhanh hơn. Thế thì "Cái máy" nó chịu thế nào được!!!

Cái máy thì có "Bộ điều tốc bơm cao áp" (Lửa sớm lửa muộn, thay đổi lượng nhiên liệu phun) để tăng tính "Lỳ đòn" cho động cơ, cái bơm thì có cái bộ "Regulator" để giảm "Hưng phấn" khi xe vào tải nặng, nếu chỉ có vậy thì cái "Máy" vẫn chết "Sặc gạch".

Lại thấy có Cụ bảo bộ "Regulator" bằng cơ khí nếu "Đầu tư nhều xiền" thì có thể "Xử lý" tốt được "Cái vụ yếu khỏe kia". Nhưng Tây nó không muốn "Đẩy giá thành sản phẩm" lên, phần nữa là muốn hệ thống "Ưu việt" và dễ dàng "Kiểm soát" hơn. Do vậy "Hộp đen" được ra đời để phục vụ cho cái gọi là "Âm dương hòa hợp".

Vậy thì nguyên tắc điều khiển sẽ như thế nào nhỉ??? Đến chỗ này Em lại thấy "Chùn tay", có biết "Quái" gì đâu mà cũng chém. (Trong "Hộp" nó có "Cái giống" gì thì kệ nó, biết đến đâu thì tâu đến đó các Cụ nhá )

Túm lại là thế này (Đơn giản nhất có thể nhé):
1- Đầu vào:
-Kiểu gì cũng phải có 1 cái "Chiết áp ga", đời cổ thì gắn "Dưới đít" cái cần kéo ga, đời cao hơn nhảy luôn lên "Mặt táp lô" như cái "Vơ lum đài Cát sét", cao nữa thì chơi bằng "Nút mềm".

- "Cổ lỗ sĩ" thì xung quanh cái bơm cao áp kiểu gì cũng có 1 cái "Chiết áp" báo cáo lại mệnh lệnh phía trên ban xuống. "Hiện đại hại điện" hơn thì chơi bằng mô tơ ga có "Phản hồi".

- 1 Cái không thể nào được thiếu đó là "Cảm biến báo vòng tua máy".

- Hiện đại thì có thêm cái công tắc để chuyển chế độ "Mode", "Đồ cổ" thì thôi vì chưa nghĩ ra.

2- Đầu ra: "Tối giản" nhất là phải có 01 cái "PSV" để điều khiển lưu lượng bơm thủy lực.

Vậy "Hộp" sẽ điều khiển cái "PSV" theo kiểu gì nhỉ:

1- Theo thiết kế khi "Chiết áp ga" ở vị trí "A" thì tốc độ động cơ phải là "B" và dòng xuống "PSV" phải là "C" để máy đủ công suất kéo cái bơm.

2- Lại theo thiết kế khi tốc độ động cơ bị "Tụt xuống 1 mức nào đó". Cảm biến tốc độ sẽ báo sự thay đổi ấy về "Hộp", "Hộp đen" sẽ tăng "Dòng cao hơn mức C" cấp xuống "PSV" và làm giảm lưu lượng bơm thủy lực xuống. Thời gian và cường độ cấp được nhà sản xuất "Lập chương trình sẵn trong hộp" roài.

"Máy" cứ bị "Tụt tua" thì "Hộp" sẽ tăng tới dòng cao nhất có thể, thường thì nó chỉ "Quanh quẩn" ở mức 150- 1000 mA và nó là "Dòng xung". "Tau tăng hết cỡ" mà "Mài" vẫn "Đuối" thì phải xem lại "Máy và bơm" nhá.

Còn nữa nhưng tạm thời Em chưa nghĩ ra, Cụ nào máu thì nhào vô chém tiếp.

"Tất tần tật" những gì liên quan đến chủ đề Em xin quăng lên hết ạ (Ảnh hơi bị "Lôm côm" cái to cái bé do "Trình Em còn non và xanh quá", các Cụ chịu khó nhòm vậy):










Cái PSV nó nhận tín hiệu từ đâu để đưa về hộp điều khiển rồi điều khiển nó vậy hả Bác ?

Đọc kỹ xem người ta "Chém gió dư lào" rồi hẵng "Bật lại trung tâm"!!!
Nghiêm cấm hỏi "Lằng nhằng"!!!
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Từ trước đến giờ thấy thiên hạ "ĐÀM TIẾU" về cái gọi là "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TẢI" (LOAD SENSING SYSTEM) hơi bị nhiều mà chưa thấy Cụ nào nói về cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM), nay mới thấy có người "BƯƠI MÓC" nó ra (cũng chả mới gì!! Thiên hạ dùng cho máy cuốc, máy cẩu cũng hơi bị lâu rồi)!!!

Có Bác còn "THỔI GIÁ" lên gọi NÓ là "HỆ THỐNG THÔNG MINH" (hay "PHÁT MINH 67-69" gì đấy. He he)

cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM) nói nôm na cho dễ hiểu là một hệ thống có mục đích làm cho công suất của động cơ và công suất của tải sử dụng (thường gọi là PHỤ TẢI) cân bằng với nhau nhằm tránh quá tải động cơ và.......

Và ...gì?? Ai biết xin bổ xung giùm...

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ ở trên,“NÓ” dựa trên môt nguyên lý hết sức đơn giản là:
“TỐC ĐỘ BỊ GIẢM NGHĨA LÀ
ĐỘNG BỊ QUÁ TẢI” và ngược lại.


 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
LÂU LÂU MỚI HIỆN HÌNH đã viết:
cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ" (SPEED SENSING SYSTEM) có mục đích ... nhằm tránh quá tải động cơ và.......
Và ...gì?? Ai biết xin bổ xung giùm...
Và rồi.... thì....nhai kỹ hẵng nuốt kẻo đau bao tử...He he...

Làm gì có ai biết mà trả nhời!!?? Cụ tự trả bài đi.

Bói mò: Chắc là "Mượt" nhất có thể???
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên