CÁCH KIỂM TRA CỔNG KẾT NỐI DLC KHÔNG NHẬN TÍN HIỆU
Máy chẩn đoán không thể kết nối được với hệ thống điều khiển (ECU), kết quả là không thể đọc được mã lỗi trên xe gây khó khăn trong quá trình sửa chữa. Hôm nay OBD Việt Nam sẽ hướng dẫn cách kiểm tra cổng kết nối DLC không nhận tín hiệu. Bao gồm: cách đo kiểm, thông số kỹ thuật chuẩn để đánh giá được tình trạng của các tín hiệu vào ra, cách xử lý,...
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIẮC DLC (OBD II) TRÊN XE
1. Khái niệm OBD
OBD là từ viết tắt của On-Board Diagnostics, là cổng kết nối được tích hợp trên xe ô tô từ những năm 1996 tại Mỹ và 2001 tại Châu Âu, Nhật Bản. Cổng kết nối ODB II được sản xuất nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cấp thêm các tính năng cho xe ô tô. Hệ thống này làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của những bộ phận quan trọng khác trên xe, bao gồm cả điều khiển lượng khí thái xả độc của xe. Đồng thời phát ra tín hiệu cảnh báo trên taplo, thông qua đèn “Check Engine” hoặc “MIL”.
2. Cấu tạo cổng OBD II
OBD II được cấu thành từ một hay nhiều bộ điều khiển trung tâm – ECU. Chúng kết hợp với các bộ phận khác trên xe như: đèn chẩn đoán MIL, Cổng chẩn đoán DLC và các dây dẫn.
Khi xe di chuyển. ECU sẽ tự động thiết lập hệ thống chẩn đoán và cài đặt vào bộ nhớ mã lỗi. Nếu xe gặp phải sự cố, đèn “Check Engine” sẽ lập tức báo sáng để người lái xe nhận biết nhanh chóng và kịp thời.
QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CỔNG KẾT NỐI DLC TRÊN XE
1. Sơ lược về tình trạng hiện tại của xe
Loại xe: Hyundai Avate 2011
Tình trạng: Xe đang để trong bãi khoảng 1 tháng, xe không đề được, khi kiểm tra mã lỗi với máy chẩn đoán thì không kết nối được với xe.
2. Tiến hành kiểm tra kết nối với máy chẩn đoán
Trong video này, OBD Việt Nam sẽ sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên hãng Hyundai – Kia GDS để kiểm tra kết nối với giắc DLC (OBD II) trên xe.
Hình 1: Kết nối máy chẩn đoán GDS với xe
- Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với xe và máy tính chuyên dụng, mở phần mềm GDS để tiến hành kiểm tra tín hiệu.
*Lưu ý: Tại sao phần mềm GDS không có dòng xe Hyundai Avate, theo thông tin tra cứu thì Hyundai Avate ở thị trường Việt Nam được mang tên Hyundai Elantra.
Hình 2: Hyundai Avate mang tên Hyundai Elantra ở thị trường Việt Nam
- Bước 2: Tiến hành thao tác chọn dòng xe, năm sản xuất, loại động cơ, ở đòng xe trong Video yêu cầu nhập số VIN thủ công – nhập số Vin là tiến hành chức năng kiểm tra lỗi. Kết quả thiết bị báo giao tiếp bị lỗi và yêu cầu kiểm tra lại kết nối.
Hình 3: Tiến hành nhập số VIN thủ công
Hình 4: Thiết bị đang kết nối với xe
Hình 5: Hệ thống kết nối bị lỗi
3. Tiến hành đo kiểm và kiểm tra giắc DLC (OBD II)
- Bước 1: Dùng đồng hồ đo điện kiểm tra tín hiệu giắc DLC, trong video này OBD Việt Nam sử dụng Thiết bị kiểm tra hệ thống điện Autel PowerScan PS100. Để dễ dàng trong việc đo kiểm, tháo gỡ giắc OBD II ra ngoài.
Hình 6: Sử dụng thiết bị đo điện Autel PS 100 để kiểm tra tín hiệu
Hình 7: Tháo rời cổng chẩn đoán DLC trên xe để dễ dàng thao tác
- Bước 2: Tiến hành đo kiểm theo quy trình sau:
- Kiểm tra tín hiệu Mass ở chân số 4 và 5
Hình 8: Tín hiệu của chân số 4
Hình 9: Tín hiệu của chân số 5
- Kiểm tra nguồn dương chân 16
Hình 10: Tín hiệu của chân số 16
- Kiểm tra tín hiệu Can High ở chân số 6 và Can Low ở chân số 14
Hình 11: Tín hiệu của chân số 6
Hình 12: Tín hiệu của chân số 14
4. Kết quả sau khi đo kiểm
- Tín hiệu mass chân số 4 và 5: OV- Tốt.
- Nguồn dương chân số 16: 12V - Tốt.
- Tín hiệu Can High ở chân số 6 và Can Low ở chân số 14: OV – Không đúng với thông số kỹ thuật chuẩn. Thông thường Can High có thông số kỹ thuật chuẩn là tín hiệu xung có giá trị từ: 2,7 - 2,9V và Can Low là 2,1 – 2.3V.
5. Kết luận sau khi đo kiểm
Tín hiệu Can High và Can Low bị chập chờn, xung bị nhiễu tiến hành kiểm tra lại 2 đây dẫn kết nối tại vị trí chân giắc số 6 và số 14. Tiến hành xử lý và kiểm tra kết quả.
6. Kiểm tra lại kết nối của thiết bị chẩn đoán và xe
- Bước 1: Sau khi xử lý lại đường dây dẫn, ta tiến hành đo kiểm lại tín hiệu của các chân 4.5.16. 6 và 14. Kết quả là tín hiệu ở các chân này đều trả về đúng với thông số kỹ thuật.
Hình 13: Tín hiệu đạt chuẩn sau khi xử lý
Hình 14: Tín hiệu đạt chuẩn sau khi xử lý
- Bước 2: Kết nối thiết bị chẩn đoán với xe và tiến hành thao tác đọc lỗi, đã kết nối được với xe và không có mã lỗi.
Hình 15: Đã kết nối được với giắc DLC trên xe
THÀNH CÔNG !
Hi vọng thông qua bài viết này, Anh Em có thể hiểu rõ hơn về cách đo kiểm và xử lý khi không thể kết nối được máy đọc lỗi với xe. Chúc Anh Em thành công !
...Xem thêm