Sơ lược một chút về BƠM CAO ÁP trong hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel (tiếng Việt dịch cho thoát nghĩa là vậy, chứ tiếng Anh thì nó là INJECTION PUMP hoặc SUPPLY PUMP tùy hệ thống).
Có nhiều kiểu thiết kế; do vậy có nhiều nguyên lý làm việc khác nhau như liệt kê bên dưới.
Nhưng một cách tổng quát thì BƠM CAO ÁP có nhiệm vụ là:
1/- Tạo ra ÁP SUẤT CAO.
2/- Cung cấp một LƯỢNG NHIÊN LIỆU ĐÚNG THEO YÊU CẦU.
3/- Phun vào buồng đốt ĐÚNG THỜI ĐIỂM.
Một trong số các thiết kế của các loại BƠM CAO ÁP, có một loại RẤT KHÁC BIỆT so với các loại còn lại. Sự khác biệt ấy là: cho dù động cơ có bao nhiêu xy lanh đi chăng nữa thì cái BƠM vẫn chỉ có 01 (MỘT) piston mà thôi.
Kiểu BƠM ấy, thợ kỹ thuật của ta hay gọi là BƠM VE (đọc là bơm vê e; vê ơ hay vi i). Còn tài liệu, sách vở thì viết là BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI. Ngay các anh Tây cũng còn rối chuyện gọi tên cho cái bơm kiểu này!! Người thì kêu là Axial-piston distributor Pump, có người lại gọi là Rotary distributor Pump v.v...để cho thống nhất, dễ thảo luận, trong bài này ta cứ viết là BƠM VE cho tiện vậy.
Tiếp tục, xin mời các bạn thảo luận chi tiết hơn về cách tháo, cách lắp, cân chỉnh trên máy; kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ nói về nguyên lý hoạt động của BƠM.
Đúng ra thì thứ tự thảo luận sẽ ngược lại: nói nguyên lý, lý thuyết rồi mới tới thực hành. Nhưng thực tế mà nói theo thứ tự như vậy thì nhiều bạn thợ sẽ chán ngay từ đầu!!! Vậy nên đề nghị các bạn tham gia theo thứ tự ngược: THỰC HÀNH TRƯỚC, LÝ THUYẾT SAU nhé.
Về lý thuyết thì có rất nhiều kiểu BƠM CAO ÁP. Thực tế, có lẽ chỉ va chạm 3 loại như hình bên dưới:
Có nhiều kiểu thiết kế; do vậy có nhiều nguyên lý làm việc khác nhau như liệt kê bên dưới.
Nhưng một cách tổng quát thì BƠM CAO ÁP có nhiệm vụ là:
1/- Tạo ra ÁP SUẤT CAO.
2/- Cung cấp một LƯỢNG NHIÊN LIỆU ĐÚNG THEO YÊU CẦU.
3/- Phun vào buồng đốt ĐÚNG THỜI ĐIỂM.
Một trong số các thiết kế của các loại BƠM CAO ÁP, có một loại RẤT KHÁC BIỆT so với các loại còn lại. Sự khác biệt ấy là: cho dù động cơ có bao nhiêu xy lanh đi chăng nữa thì cái BƠM vẫn chỉ có 01 (MỘT) piston mà thôi.
Kiểu BƠM ấy, thợ kỹ thuật của ta hay gọi là BƠM VE (đọc là bơm vê e; vê ơ hay vi i). Còn tài liệu, sách vở thì viết là BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI. Ngay các anh Tây cũng còn rối chuyện gọi tên cho cái bơm kiểu này!! Người thì kêu là Axial-piston distributor Pump, có người lại gọi là Rotary distributor Pump v.v...để cho thống nhất, dễ thảo luận, trong bài này ta cứ viết là BƠM VE cho tiện vậy.
Tiếp tục, xin mời các bạn thảo luận chi tiết hơn về cách tháo, cách lắp, cân chỉnh trên máy; kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ nói về nguyên lý hoạt động của BƠM.
Đúng ra thì thứ tự thảo luận sẽ ngược lại: nói nguyên lý, lý thuyết rồi mới tới thực hành. Nhưng thực tế mà nói theo thứ tự như vậy thì nhiều bạn thợ sẽ chán ngay từ đầu!!! Vậy nên đề nghị các bạn tham gia theo thứ tự ngược: THỰC HÀNH TRƯỚC, LÝ THUYẾT SAU nhé.
Về lý thuyết thì có rất nhiều kiểu BƠM CAO ÁP. Thực tế, có lẽ chỉ va chạm 3 loại như hình bên dưới: