Bryan
Thành viên O-H
Cùng tìm hiểu cách dùng từ hết sức độc đáo nhưng lại phổ biến trong giới sửa xe để biết thêm những thông tin thú vị.
Bắt đầu với loại nhiên liệu rất phổ biến mà chúng ta hay gọi tên là “xăng”, nhưng các “bác thợ” lại có tên gọi riêng là “máu”, bộ phận kim phun còn được gọi “bét”
Về hệ truyền động, bánh đà là bộ phận trung gian được ăn khớp giữa động cơ và máy khởi động (đề ma rưa) sẽ được gọi với cái tên thân thương hơn là “bánh trớn”.
Vỏ bao hộp số là bộ phận được bao quanh hộp số có hình dạng giống như đầu trâu nên được các bác thợ lấy tên gọi hết sức thú vị là “đầu trâu”.
Bộ biến mô là bộ phận chỉ có trong hộp số tự động sử dụng bộ ly hợp có tên gọi đặc biệt là “trái bí”.
Bạn có biết phe hãm? Bộ phận chi tiết nằm trong hộp số, có chức năng như một “chìa khóa” giữ tay số phù hợp trên hành trình di chuyển, bộ phận này còn có tên gọi rất lạ tai là“con chó”.
Vì sao gọi là “dây phin” ? Dây cao áp hay còn gọi “dây phin” là dây nối trung gian giữa bugi và bộ đánh lửa delco, có chức năng tạo ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu. Bạn hãy tưởng tượng phin café là chi tiết tạo ra thành phẩm tách café uống mỗi buổi sáng hay những lúc căng thẳng mệt mỏi.
Ngoài ra, còn có thêm bộ lọc gió có chức năng lọc những khí bụi bẩn trước khi đi vào buồng đốt động cơ có tên gọi là “bô e”.
Về một số chi tiết hệ thống khung gầm, rô-tuyn là các khớp có dạng hình cầu thường sử dụng trên các mối nối hệ thống treo sẽ có tên khác là “đầu thầy chùa”. Trục các đăng là cầu nối để truyền động công suất từ hộp số đến các bánh còn có tên gọi khác là “láp dọc”.
Khớp nối các đăng là chi tiết kết nối giữa các bộ phận với nhau, với chi tiết này cần có sự linh hoạt để ăn khớp giữa các bộ phận với nhau nên có tên gọi là “lắc léo”.
Bên cạnh đó, các bác thợ còn có một số tên gọi độc và lạ ở một số bộ phận như sau: bơm cao áp: “heo dầu”, bộ tản nhiệt nhớt: “sương hàn nhớt”, dụng cụ lấy bulong gẫy: “ruột gà”, những cánh tay đòn của hệ thống treo độc lập: “cánh gà”, bánh răng côn chủ động: “cùi thơm”.
Thậm chí các người thợ sữa chữa tại các garage còn kết hợp ngôn ngữ tiếng anh đọc theo phong cách người Việt Nam đi vào một số chi tiết như bàn đạp phanh : pê đan (pedal), máy phát điện : đi a mô (diamo), máy nén : công péc xông (compessor), bộ trợ lực phanh : sẹc vô (servero)…
Những tên gọi rất độc đáo trên đã có từ rất lâu, hình thành trong quá trình làm việc giữa những người thợ sửa xe. Nhờ cách gọi tên dựa trên sự so sánh, ví von này, những bộ phận trên ô tô lại trở nên gần gũi và dễ nhớ hơn bao giờ hết.
Về hệ truyền động, bánh đà là bộ phận trung gian được ăn khớp giữa động cơ và máy khởi động (đề ma rưa) sẽ được gọi với cái tên thân thương hơn là “bánh trớn”.
Vỏ bao hộp số là bộ phận được bao quanh hộp số có hình dạng giống như đầu trâu nên được các bác thợ lấy tên gọi hết sức thú vị là “đầu trâu”.
Bộ biến mô là bộ phận chỉ có trong hộp số tự động sử dụng bộ ly hợp có tên gọi đặc biệt là “trái bí”.
Bạn có biết phe hãm? Bộ phận chi tiết nằm trong hộp số, có chức năng như một “chìa khóa” giữ tay số phù hợp trên hành trình di chuyển, bộ phận này còn có tên gọi rất lạ tai là“con chó”.
Vì sao gọi là “dây phin” ? Dây cao áp hay còn gọi “dây phin” là dây nối trung gian giữa bugi và bộ đánh lửa delco, có chức năng tạo ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu. Bạn hãy tưởng tượng phin café là chi tiết tạo ra thành phẩm tách café uống mỗi buổi sáng hay những lúc căng thẳng mệt mỏi.
Ngoài ra, còn có thêm bộ lọc gió có chức năng lọc những khí bụi bẩn trước khi đi vào buồng đốt động cơ có tên gọi là “bô e”.
Về một số chi tiết hệ thống khung gầm, rô-tuyn là các khớp có dạng hình cầu thường sử dụng trên các mối nối hệ thống treo sẽ có tên khác là “đầu thầy chùa”. Trục các đăng là cầu nối để truyền động công suất từ hộp số đến các bánh còn có tên gọi khác là “láp dọc”.
Khớp nối các đăng là chi tiết kết nối giữa các bộ phận với nhau, với chi tiết này cần có sự linh hoạt để ăn khớp giữa các bộ phận với nhau nên có tên gọi là “lắc léo”.
Bên cạnh đó, các bác thợ còn có một số tên gọi độc và lạ ở một số bộ phận như sau: bơm cao áp: “heo dầu”, bộ tản nhiệt nhớt: “sương hàn nhớt”, dụng cụ lấy bulong gẫy: “ruột gà”, những cánh tay đòn của hệ thống treo độc lập: “cánh gà”, bánh răng côn chủ động: “cùi thơm”.
Thậm chí các người thợ sữa chữa tại các garage còn kết hợp ngôn ngữ tiếng anh đọc theo phong cách người Việt Nam đi vào một số chi tiết như bàn đạp phanh : pê đan (pedal), máy phát điện : đi a mô (diamo), máy nén : công péc xông (compessor), bộ trợ lực phanh : sẹc vô (servero)…
Những tên gọi rất độc đáo trên đã có từ rất lâu, hình thành trong quá trình làm việc giữa những người thợ sửa xe. Nhờ cách gọi tên dựa trên sự so sánh, ví von này, những bộ phận trên ô tô lại trở nên gần gũi và dễ nhớ hơn bao giờ hết.