Thuật ngữ ô tô được các "bác thợ" gọi tên tại garage ô tô

Bryan
Bình luận: 33Lượt xem: 39,333

Bryan

Tài xế O-H
Cùng tìm hiểu cách dùng từ hết sức độc đáo nhưng lại phổ biến trong giới sửa xe để biết thêm những thông tin thú vị.

Thuật ngữ ô tô được các bác thợ gọi tên tại garage ô tô.jpg

Bắt đầu với loại nhiên liệu rất phổ biến mà chúng ta hay gọi tên là “xăng”, nhưng các “bác thợ” lại có tên gọi riêng là “máu”, bộ phận kim phun còn được gọi “bét”

Thuật ngữ ô tô được các bác thợ gọi tên tại garage ô tô 1.jpg


Về hệ truyền động, bánh đà là bộ phận trung gian được ăn khớp giữa động cơ và máy khởi động (đề ma rưa) sẽ được gọi với cái tên thân thương hơn là “bánh trớn”.

Vỏ bao hộp số là bộ phận được bao quanh hộp số có hình dạng giống như đầu trâu nên được các bác thợ lấy tên gọi hết sức thú vị là “đầu trâu”.

Bộ biến mô là bộ phận chỉ có trong hộp số tự động sử dụng bộ ly hợp có tên gọi đặc biệt là “trái bí”.

Bạn có biết phe hãm? Bộ phận chi tiết nằm trong hộp số, có chức năng như một “chìa khóa” giữ tay số phù hợp trên hành trình di chuyển, bộ phận này còn có tên gọi rất lạ tai là“con chó”.

Vì sao gọi là “dây phin” ? Dây cao áp hay còn gọi “dây phin” là dây nối trung gian giữa bugi và bộ đánh lửa delco, có chức năng tạo ra tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu. Bạn hãy tưởng tượng phin café là chi tiết tạo ra thành phẩm tách café uống mỗi buổi sáng hay những lúc căng thẳng mệt mỏi.

Ngoài ra, còn có thêm bộ lọc gió có chức năng lọc những khí bụi bẩn trước khi đi vào buồng đốt động cơ có tên gọi là “bô e”.

Thuật ngữ ô tô được các bác thợ gọi tên tại garage ô tô 2.jpg


Về một số chi tiết hệ thống khung gầm, rô-tuyn là các khớp có dạng hình cầu thường sử dụng trên các mối nối hệ thống treo sẽ có tên khác là “đầu thầy chùa”. Trục các đăng là cầu nối để truyền động công suất từ hộp số đến các bánh còn có tên gọi khác là “láp dọc”.

Khớp nối các đăng là chi tiết kết nối giữa các bộ phận với nhau, với chi tiết này cần có sự linh hoạt để ăn khớp giữa các bộ phận với nhau nên có tên gọi là “lắc léo”.

Thuật ngữ ô tô được các bác thợ gọi tên tại garage ô tô 3.jpg


Bên cạnh đó, các bác thợ còn có một số tên gọi độc và lạ ở một số bộ phận như sau: bơm cao áp: “heo dầu”, bộ tản nhiệt nhớt: “sương hàn nhớt”, dụng cụ lấy bulong gẫy: “ruột gà”, những cánh tay đòn của hệ thống treo độc lập: “cánh gà”, bánh răng côn chủ động: “cùi thơm”.

Thậm chí các người thợ sữa chữa tại các garage còn kết hợp ngôn ngữ tiếng anh đọc theo phong cách người Việt Nam đi vào một số chi tiết như bàn đạp phanh : pê đan (pedal), máy phát điện : đi a mô (diamo), máy nén : công péc xông (compessor), bộ trợ lực phanh : sẹc vô (servero)…

Những tên gọi rất độc đáo trên đã có từ rất lâu, hình thành trong quá trình làm việc giữa những người thợ sửa xe. Nhờ cách gọi tên dựa trên sự so sánh, ví von này, những bộ phận trên ô tô lại trở nên gần gũi và dễ nhớ hơn bao giờ hết.
 

Hoàng Nhật

Tài xế O-H
Mỗi vùng miền có tên gọi khác nhau nhé, đã quen với cách gọi ở đâu thì phải theo đấy thôi, vì thay đổi cách gọi sẽ làm chậm lại sự giao tiếp để ứng dụng trong công việc
 

OldMatiz

Tài xế O-H
Ngày trước mình hay chạy chợ Tăng Bạt Hổ (Đà Nẵng) mua đồ cũng học được một số thuật ngữ, mới đầu nghe lạ tai, sau rồi cũng quen dần. Ngoài các thuật ngữ mà bác chủ đã nói ở trên, còn một số từ như bánh răng là nhông, tổng phanh gọi là bầu cái, xi lanh phanh gọi là bầu con, các loại xi lanh thủy lực đều gọi là ty ben...
 

nextgen

Tài xế O-H
Ngày trước mình hay chạy chợ Tăng Bạt Hổ (Đà Nẵng) mua đồ cũng học được một số thuật ngữ, mới đầu nghe lạ tai, sau rồi cũng quen dần. Ngoài các thuật ngữ mà bác chủ đã nói ở trên, còn một số từ như bánh răng là nhông, tổng phanh gọi là bầu cái, xi lanh phanh gọi là bầu con, các loại xi lanh thủy lực đều gọi là ty ben...

Nhông là từ khá phổ biến ở Miền Nam, nhất là ở mấy bác thợ xe máy, hoặc cơ cấu phóng nhông đề người ta còn gọi là ''con chó'', các loại keo cũng có tên gọi như keo con voi, keo con chó...
 

Luiz04

Tài xế O-H
Nhông là từ khá phổ biến ở Miền Nam, nhất là ở mấy bác thợ xe máy, hoặc cơ cấu phóng nhông đề người ta còn gọi là ''con chó'', các loại keo cũng có tên gọi như keo con voi, keo con chó...
hên là chưa có "keo con hươu" đó cụ. đừng nói lái lại nhe! ahihi
 

AuHuuLoc

Tài xế O-H
Bài này phải dành cho mấy anh kĩ thuật trường nghề mới tốt nghiệp ra phụ việc trong garage. Thợ bảo đi mua đồ mà ko hiểu là đi đổi mệt xỉu..
 

fredtranctm

Tài xế O-H
Nhiều từ lắm, ở VN ngày xưa người Pháp dạy cơ khí cho người Việt, nên nhiều từ cũng từ đó mà ra, nhiều từ tiếng Pháp lại na ná tiếng Anh.
- Phớt "Gít": Guide (Gid tiếng Pháp), phớt dẫn hướng supap, còn tại sao gọi là phớt thì em chịu.
- Phin lọc: Filter, giống Cafe Phin.
- Bi Tê: T Bearing, cái này trong ly hợp số sàn, gọi là bi T đơn giản vì nó dạng chữ T.
- Ty ben: T cũng là hình dạng cây cốt, hình chữ T. Ben hay Pen có nguồn gốc từ cái xe ben (benne) trong tiếng Pháp. Tên khác là cốt ben hay cúp pen chắc cũng đọc lệch đi mà ra.
- Đề ma rưa : démarreur, nôm na là đề, còn đề pa là depart.
 

thach3210

Tài xế O-H
ví dụ
thân máy > Lốc máy
mặt máy > Mặt Quy Lát
Bulong bắt vào bánh xe > Buloong Tắc ke
Phanh xe > Thắng Xe
Trục Từ bánh răng hành tinh tới bánh xe (cầu chủ Động ) > trục Láp
Cơ cấu Lái > Bót Lái
 

fredtranctm

Tài xế O-H
cho e hỏi có mấy bác hay dùng từ sơ mi, v sơ mi là gì v ạ ? sinh viên muốn học hỏi ạ
Sơ mi nó có 2 kiểu:
Sơ mi rơ móc, tiếng Pháp là Semi-remorque, tiếng Anh là semi-trailer, ở đây semi là nửa, bán phần, tức là ko đầy đủ, ý nói loại rơ móc ko tự đứng trên bánh của nó được, khi kéo thì nó tựa lên đầu kéo, khi dừng một mình nó thì phải hạ càng phụ xuống, đầu kéo vừa chịu lực cản của rơ móc, vừa chịu một phần trọng lượng của rơ móc. Phân biệt với lại rơ móc có đủ bánh và tự đứng trên bánh của nó được, đầu kéo chỉ chịu lực cản của rơ móc.
Sơ mi kiểu đóng sơ mi lốc máy hoặc sơ mi heo thắng: Tiếng Pháp là chemises, tức cùng nghĩa với sơ mi là áo sơ mi (shirt) nhưng tiếng anh hay dùng từ sleeves hay liners. Nghĩa là lớp lót, áo sơ mi ngày xưa là áo lót... dùng cho phụ nữ hoặc đàn ông mặc lót trong lớp áo vest, sau này phổ biến thành áo sơ mi. Trong động cơ nó cũng nghĩa y chang vậy, lớp áo lót lòng xi lanh.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên