Tín hiệu IGF, có thể bạn chưa biết !!!

Roronoa_Zoro
Bình luận: 88Lượt xem: 42,664

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
của em mua cái máy về nó cắt hết dây, ko biết đấu lại như thế nào. đem ra tiệm thì đơn giản rồi, mình muốn mày mò xíu
Bộ trên ảnh của bác là của loại điều khiển qua ECU, hơn nữa thiếu Igniter, thiếu con quay chia điện, có mỗi cánh phát tín hiệu (thừa), cuộn phát tín hiệu và bobin nên không nổ được. Bác kiếm bộ khác đi, hoặc kiếm Igniter về (mò qua màu dây cũng dễ toi nếu nó không có tên cực)
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
vậy h em lắp thêm igniter , nhưng mấy dây bị cắt h đấu sao Anh. Anh có sơ dồ mạch điện acqui=> igniter=> bobin=.delco
Sơ đồ thì bác phải còn nguyên giắc, chứ cắt rồi thì sơ đồ cũng khóc thôi. Hơn nữa, sơ đồ thì cần phải biết bộ Igniter của xe nào, bộ chia điện của xe nào
 

quang duy nang

Tài xế O-H
upload_2020-11-23_9-21-31.png

tín hiệu IGF Là tín hiệu phản hồi báo về hộp ECU biết được tình trạng đánh lửa tốt hay xấu để ECU báo lỗi. nếu IGF không có thì có nghĩa là hệ thống lửa không hoạt động. ECU ghi nhận mã lỗi . ECU sẽ ngắt kim phun
 

hienlam441987

Tài xế O-H
Vậy tóm lại là xung vuông hay xung hình chữ nhật nhỉ các bác? Trong khi học e thường nghe đến xung vuông (chắc để thuận miệng) nhưng thực chất nó là hình chữ nhật hoặc là gọi là khái niệm 'tín hiệu số' 0-1. Những cái cột hình chữ nhật dài hay ngắn thực chất nó là cột điện áp thực. Có cột cao, cột dài và cột cân bằng (cột vuông, ứng với điện áp thực là 5V). Có cao thì phải có dài. Cột thấp hơn cột vuông (gọi là cột chữ nhật lùn đi, sẽ ứng với mức điện áp thực thấp hơn 5V).

Tóm lại, Tín hiệu số là 1 hay 0 sẽ thể hiện việc mở (1) hoặc ngắt (0). Khi 1 điện áp được sử dụng như 1 tín hiệu đầu vào thì cần phải lấy 1 điện áp nào đó làm chuẩn. Sau đó, mọi điện áp trên điện áp chuẩn này là các tín hiệu 1, dưới điện áp chuẩn là các tín hiệu 0, được xem như là 0 có tín hiệu đầu vào nào.
Việc vuông hay tròn hay méo hay ngang dọc gì thì do điện áp thể hiện.
 

Distance404

Tài xế O-H
Vậy tóm lại là xung vuông hay xung hình chữ nhật nhỉ các bác? Trong khi học e thường nghe đến xung vuông (chắc để thuận miệng) nhưng thực chất nó là hình chữ nhật hoặc là gọi là khái niệm 'tín hiệu số' 0-1. Những cái cột hình chữ nhật dài hay ngắn thực chất nó là cột điện áp thực. Có cột cao, cột dài và cột cân bằng (cột vuông, ứng với điện áp thực là 5V). Có cao thì phải có dài. Cột thấp hơn cột vuông (gọi là cột chữ nhật lùn đi, sẽ ứng với mức điện áp thực thấp hơn 5V).

Tóm lại, Tín hiệu số là 1 hay 0 sẽ thể hiện việc mở (1) hoặc ngắt (0). Khi 1 điện áp được sử dụng như 1 tín hiệu đầu vào thì cần phải lấy 1 điện áp nào đó làm chuẩn. Sau đó, mọi điện áp trên điện áp chuẩn này là các tín hiệu 1, dưới điện áp chuẩn là các tín hiệu 0, được xem như là 0 có tín hiệu đầu vào nào.
Việc vuông hay tròn hay méo hay ngang dọc gì thì do điện áp thể hiện.
Với em thì em gọi nó là xung vuông bác à :D Vì dù bác có gọi là xung vuông hay xung hình chữ nhật thì mọi người nó đều gọi là Square Wave, tức xung vuông cả bác à ^^ bất chấp nhìn nó lùn hay cao, rộng hay hẹp.
Đúng là theo lý thuyết thì xung IGF nó là dạng xung vuông, nhảy lên xuống giữa 2 mức tín hiệu 0 và 1. Nhưng thực tế thì khi đo xung, bác hầu như chẳng thấy xung vuông đâu cả mà chỉ thấy toàn xung nhọn/xung kim thôi vì 2 lý do sau:
1. Bản chất linh kiện điện tử dù có tốc độ xử lý nhanh đến đâu thì nó vẫn còn có một độ trễ nhất định trong quá trình làm việc. Lúc đo xung thì ta có thể thấy rõ điều này. Nó được gọi bằng cái tên là Rise time (thời gian để tín hiệu nhảy từ 0 lên tới 1) và Fall time (thời gian để tín hiệu nhảy từ 1 về 0). Thành ra dù lý thuyết kêu xung nó phải vuông nhưng xung ra không vuông được mà nó sẽ bị xiên vẹo đi ít nhiều.
Addtool_rise_time-5.png
2. Đó là nằm ở tần suất lấy mẫu (Sample rate) của cái máy đo xung của bác có đủ cao hay không. Tần suất lấy mẫu càng cao, đồ thị xung của bác ra sẽ càng chính xác, càng rõ nét, càng chi tiết và ngược lại. Nó giống như so sánh giữa việc xem phim ở độ phân giải 144p với mức phân giải Full HD hay 4K, 8K, 16K. Hay như việc so sánh giữa một bộ phim với tốc độ 30 khung hình trên giây với một bộ phim khác lên tới 120 khung hình trên giây vậy.
Như bác có thể nhìn thấy ở đây, khi đo xung ở mức 8 nghìn mẫu trên giây, xung ra nhìn nó có phần nhọn hơn hẳn.
5.JPG
Và cũng xung đó khi đo ở mức 100 triệu mẫu trên giây, nhìn nó vuông hẳn ra :D
6.JPG
Và đây là khi ta đẩy nó về xuống tận mức 50 mẫu trên giây, khác biệt rõ rệt luôn :D
4.JPG
Thành ra em thấy nếu phần cứng của máy đo đủ mạnh thì xung IGF nó vẫn nhìn ra hình vuông được bác ơi ^^
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên