Chẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô.

S
Bình luận: 8Lượt xem: 13,399

Sonphini

Tài xế O-H

CHUẨN ĐOÁN CỤM LY HỢP MA SÁT KHÔ

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ HƯ HỎNG

[www.oto-hui.com]chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 2.jpg

Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính. Chức năng của ly hợp trong hệ thống truyền lực ôtô là :

- Tạo khả năng đóng ngắt êm dịu mạch truyền lực từ động cơ tới bánh xe chủ động .

- Là cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền lực và động cơ.

- Có khả năng dập tắt rung động lớn nhằm nâng cao chất lượng truyền lực .

Ngày nay trên ôtô sử dụng các loại ly hợp sau đây : ly hợp ma sát , ly hợp thủy lực , ly hợp điện từ . Ly hợp ma sát được dùng nhiều hơn cả .

Ly hợp ma sát được hình thành trên cơ sở truyền lực qua các bề mặt ma sát , do vậy cấu tạo của ly hợp bộ phận tạo lực ép giữa các bề mặt ma sát . Lực ma sát được truyền từ phân chủ động sang phần bị động của ly hợp . Các bộ phận chính của cụm ly hợp ma sát gồm : ly hợp và cơ cấu dẫn động điều khiển .

Ly hợp ma sát bao gồm : ma sát khô , ma sát ướt , ô tô thường dùng ly hợp ma sát khô ở ly hợp chính , còn ly hợp ma sát ướt dùng trong cơ cấu khiển của hộp số hành tinh .

a ) Phân loại ly hợp ma sát khô :

+ Phân loại theo số lượng đĩa bị động : một đĩa , hai đĩa ,

+ Phân loại theo kết cấu tạo lực ép : lò xo trụ , lò xo dạng đĩa hoặc màng.

+ Phân loại theo cơ cấu dẫn động điều khiển : cơ khí , thủy lực , không trợ lực và có trợ lực

b ) Đặc điểm làm việc và hư hỏng


+ Đĩa bị động bị mòn bề mặt ma sát : Với đặc thù làm việc của một cụm truyền năng lượng bằng ma sát , do đó khi đóng mở ly hợp luôn xảy ra trượt giữa các bề mặt làm việc của ly hợp : bề mặt tấm ma sát với bánh đà với đĩa ép . Sự trượt gây nên mài mòn tấm ma sát , nung nóng các chi tiết xung quanh như: bánh đà , đĩa ép , lò xo ép . . .

chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 4.jpg
Khi bị mài mòn , tấm ma sát mỏng đi , dưới tác dụng của lò xo ép , đĩa ép sẽ bị đẩy sát về phía bánh đà làm giảm khe hở giữa bạc mở và đòn mở , hành trình tự do bàn đạp của bàn đạp sẽ giảm nhỏ . Nếu không tiến hành điều chỉnh lại khe hở của bạc mở và đòn mở thì có thể bạc mở và đòn mở luôn tỳ sát vào nhau gây nên hiện tượng ly hợp luôn bị mở nhẹ .

Khi đó hành trình tự do bàn đạp ly hợp sẽ không còn nữa và ly hợp không đóng hoàn toàn gây nên trượt ly hợp thường xuyên. Đồng thời với sự trượt các bề mặt làm việc là : quá trình tăng nhiệt độ ly hợp , nếu sự trượt xảy ra không thường xuyên , nhiệt độ đảm bảo cân bằng bởi việc nung nóng nhẹ các chi tiết và thoát ra môi trường xung quanh. Khi sự trượt tăng lên nhiệt không kịp thoát ra môi trường gây nóng ly hợp , nếu sự trượt và nhiệt độ tăng quá cao thì có thể dẫn tới cháy ly hợp và các tấm ma sát ( bằng vật liệu chịu mài mòn . feredô hay atbet ) . Mùi cháy của vật liệu ma sát rất đặc trưng có thể nhận biết được rất dễ dàng.

Khi tấm sát bị mài mòn, trên các đĩa bị động sử dụng phương pháp tán đinh liên kết , có thể gây nên va chạm giữa đinh tán và bánh đà, đĩa ép. Sự cọ sát này gây nên mòn bề mặt bánh đà , đĩa ép , thành các vết hằn sâu , giảm bề mặt tiếp xúc của các bề mặt ma sát , tăng sự trượt trong ly hợp .

Mặt khác khi tấm ma sát mài mòn còn gây giảm lực ép của lò xo ép , mômen truyền qua ly hợp bị giảm nhỏ , khi chở đầy tải và chuyển động với vận tốc cao ly hợp sẽ bị trượt , không thể thực hiện được vận tốc lớn nhất của ôtô .

Như vậy trong quá trình làm việc của ly hợp luôn xảy ra mòn và làm giảm hành trình tự do của bàn đạp ly hợ , có thể dẫn tới tăng cao nhiệt độ và có mùi khét đặc trưng , giảm vận tốc lớn nhất của ôtô khi đầy tải .

+ Đĩa bị động bị cong vênh : Sự cong vênh đĩa bị động có thể xảy ra nếu khi đĩa bị nung nóng bởi nhiệt độ , đồng thời có va chạm mạnh theo phương dọc trục ( do đóng mở ly hợp đột ngột ), do sai sót khi lắp ráp, thay thế đĩa bị động , do các đòn mở không đồng phẳng hay nhiệt luyện chế tạo lò xo đĩa không đều . . .

chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 5.jpg
chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 6.jpg

Hậu quả của sự cong vênh đĩa bị động sẽ được biểu hiện khi sử dụng là : ly hợp bị dính khi mở, phát ra tiếng va chạm nhẹ khi " vê " ly hợp , nhiệt độ ly hợp tăng , mất mát vận tốc lớn nhất . Có tiếng va chạm nhẹ trong ly hợp khi đóng mở . Trong nhiều trường sự cong vênh này còn làm mất khả năng chuyển số , hay khi chuyển số bị va chạm mạnh ở các đầu răng

+ Đĩa bị động bị dính dầu:

chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô8.jpg
chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 7.jpg
Ly hợp ma sát khô làm việc trong điều kiện khô , không cho phép dính dầu, việc dính mỡ do sự nung nóng các ổ bi gây chảy mỡ, hỏng các phớt che dầu trong hộp số làm dầu chảy sang buồng ly hợp. Dầu mỡ có thể dính vào bề mặt ma sát , gây giảm hệ số ma sát , do vậy mômen truyền của ly hợp bị giảm. Nếu lượng dầu dính ít thì có thể bị văng ra vỏ nhờ lực ly tâm và một phần được sấy khô.

Song với một lượng lớn sẽ gây trượt ly hợp khi làm việc, và xuất hiện mùi cháy của dầu mỡ .

+ Lò xo ép bị yếu hoặc gãy : Lò xo xoắn ốc dạng trụ bố trí xung quanh hay lò xo đĩa có một đầu lò xo tựa vào vỏ bàn ép, một đầu tựa vào đĩa ép . Khi ly hợp làm việc một phần nhỏ nhiệt truyền từ đĩa ép sang lò xo, nung nóng lò xo, đồng thời do tính chất biến dạng đàn trề của lò xo, sau thời gian dài làm việc, lò xo sẽ bị giảm độ cứng. Kết quả sẽ dẫn tới là khả năng truyền mômen bị suy giảm và có thể gây trượt ly hợp ở chế độ làm việc nặng nhọc.
chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 9.jpg
chuẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô 10.jpg
Số lần làm việc của ly hợp là rất lớn , do vậy khi đóng mở ly hợp với lực quá mạnh có thể gây gẫy lò xo, nguyên nhân của sự gẫy này có thể là do tải trọng tác dụng lên lò xo và cũng do cơ lý tính của vật liệu không đồng đều và nhiệt luyện không tốt . Hậu quả của việc gẫy một vài lò xo làm giảm khả năng truyền mômen tương tự như khi lò xo bị yếu và kèm theo tăng tiếng ồn khi ly hợp quay va chạm vào các chi tiết xung quanh .

+ Sai lệch khe hở bạc mở đòn mở : Sai lệch khe hở giữa bạc mở và đòn mở phần lớn xuất phát từ việc điều chỉnh không đúng vị trí ra các đòn điều khiển bên ngoài, do lắp ráp sau sửa chữa , do hỏng bạc mở... gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình của bàn đạp ly hợp , trong đó có hành trình tự do

Ngoài ra còn có thể kể đến ảnh hưởng gián tiếp như đã nêu ở phần mòn đĩa bị động.


Theo thống kê hư hỏng của viện nghiên cứu về ôtô NHIAT của Liên Xô cũ thì tỷ lệ hư hỏng của ly hợp được phân chia theo tỷ lệ : sai khe hở bạc mở , đòn mở là 35,7 % ; mòn đĩa bị đông là 64,3 % . Các hư hỏng này chiếm phần lớn các hư hỏng trong ly hợp của xe do Liên Xô cũ sản xuất . Các hư hỏng ở các dạng khác chiếm phần không đáng kể .

+ Các dạng hư hỏng khác : Các dạng hư hỏng khác bao gồm : hỏng ổ bi hay bạc chặn ( ổ bị tê ) , mòn then hoa di trượt của đĩa bị động , rơ lỏng các liên kết... đều gây tăng tiếng ồn trong ly hợp . Đối với ly hợp có bộ trợ lực điều khiển , ngoài các hư hỏng do ly hợp sinh ra như trên , còn tổn tại các hư hỏng trong bộ trợ lực

c ) Các thông số chẩn đoán : Trong quá trình chấn đoán thường sử dụng các thông số chính sau đây để tìm hư hỏng và đánh giá chất lượng của ly hợp :

- Giảm hành trình tự do bàn đạp ly hợp.

- Ly hợp bị trượt ở tải lớn

- Ly hợp trượt thường xuyên.

- Dính ly hợp khi mở.

- Nhiệt độ ly hợp gia tăng và có mùi khét đặc trưng , Giảm vận tốc Vmax

- Có tiếng kêu , gõ ồn khi đóng mở ly hợp .

cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết chúc các bạn có một ngày hạnh phúc.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên