Em cần Phân tích sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động hệ thống cung cấp điện trên xe

SevenA
Bình luận: 23Lượt xem: 12,898

Distance404

Thành viên O-H
Trước tiên mình gọi tên các chân của máy phát trong hình nhé:
Chân IG: cấp nguồn dương từ ắc quy cho ic và cuộn Field hoạt động.
Chân L : điều khiển đèn LED báo sạc trên taplo (L trong từ Light/Lamp).
Chân S : đo điện áp ở bình ắc quy. Chân S là chân tín hiệu đầu vào của một con op amp, chân này có trở kháng đầu vào rất lớn nên gần như không ăn dòng (S trong từ Sense).
Chân M : gửi tín hiệu điện áp về ECU động cơ để giám sát hoạt động của máy phát (M trong từ Monitor).
Chân B : đường sạc của máy phát (B trong từ Battery).
Chân 1 : âm chung của cuộn Field (cuộn kích từ) và ic tiết chế.
Chân 2 : điều khiển chân dương của cuộn Field.
Chân 3 : nhận tín hiệu điện áp xoay chiều do cuộn Stator tạo ra.
Chân 4 : cấp nguồn dương một chiều cho ic và cuộn Field một khi máy phát bắt đầu hoạt động.
0.jpg
Khi ta bật khóa điện ON (động cơ chưa chạy), nguồn dương từ ắc quy được cấp vào chân IG của ic, ic bắt đầu chạy. Lúc này đèn LED trên taplo chưa phát sáng do chân L chưa có tín hiệu điều khiển từ ic.
1 - Copy.jpg
Do tín hiệu điện áp từ ắc quy (cỡ 12v) gửi qua chân S lúc này còn thấp hơn ngưỡng điện áp sạc (cỡ 14v), ic sẽ cấp dương cho chân 2 cuộn Field. Cuộn Field trở thành một cái nam châm điện. Đồng thời ic sẽ cấp âm cho chân L, đèn LED được phân cực thuận nên phát sáng.
Nên nhớ, khoảng thời gian từ lúc ic bắt đầu chạy cho đến lúc nó cấp dương cho cuộn Field và cấp âm cho đèn LED là cực ngắn (cỡ mili giây - tùy theo tốc độ xử lý của ic) nên dù cho có khoảng thời gian trễ nhưng ta không thể nhận biết được bằng mắt thường, vừa bật khóa điện ON là sẽ thấy đèn LED phát sáng ngay.
2 - Copy.jpg
Khi ta vặn lên Start, động cơ bắt đầu chạy, kéo Rotor máy phát quay theo, ở đây chính là cuộn Field. Cuộn Field quay khiến từ thông đi qua cuộn Stator biến thiên liên tục, làm sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều. Dòng xoay chiều này sau khi đi qua mạch cầu chỉnh lưu (được tạo bởi 6 con diode chỉnh lưu) sẽ cho ra dòng điện một chiều 14v, sạc ngược lại cho ắc quy. Thông qua chân S, ic nhận biết được ắc quy đang được sạc nên ngắt chân L khỏi cực âm làm cho đèn LED không phát sáng nữa.
Đồng thời, 1 dòng điện một chiều khác được cấp vào qua chân 4 cho ic và cuộn Field hoạt động. Lúc này cả hệ thống máy phát tiến vào chế độ tự duy trì, không còn cần đến điện áp do ắc quy cung cấp nữa.
3 - Copy.jpg
ic sẽ thông qua tín hiệu điện áp sạc từ chân S để điều tiết dòng điện đi qua cuộn Field => điều tiết được lượng từ thông đi qua cuộn Stator => điều tiết điện cho áp sạc ắc quy luôn ở mức 14v.
Bên cạnh đó, một dòng điện xoay chiều từ Stator còn được cấp vào cho ic thông qua chân 3. ic sẽ dùng tín hiệu này để giám sát sự hoạt động của Stator. Đồng thời thông qua chân M, ic cũng sẽ gửi trả tín hiệu về cho ECU động cơ để ECU giám sát quá trình làm việc cả hệ thống máy phát này.
4 - Copy.jpg
 

Distance404

Thành viên O-H
Chỗ con đèn LED thì ta có:
- 1 con LED để phát sáng
- 1 con điện trở hạn dòng cho LED
- 1 con diode để chống điện áp ngược làm hỏng LED
Tùy theo cấu tạo bên trong mà cách ic điều khiển đèn LED tắt mở cũng khác nhau:
- Nếu chỉ dùng 1 con transistor thì ic chỉ việc ngắt con trans đó đi => LED mất âm => không sáng. Kích mở trans => LED có âm => phát sáng.
- Nếu dùng 2 con transistor theo cấu hình mạch Push Pull như con ic tiết chế L9911 này thì ic kích con trans bên trên, ngắt con bên dưới => cấp dương vào chân L => LED bị đẳng áp => không sáng. Kích con trans bên dưới, ngắt con trans bên trên => cấp âm vào chân L => LED phân cực thuận => phát sáng.
L9911_2.JPG
Cấu hình chân M để ic tiết chế gửi tín hiệu trả về cho ECU động cơ để giám sát sự hoạt động của máy phát
L9911 - Copy.JPG
Bảng phát hiện lỗi do nhà sản xuất đưa ra. Khi phát hiện lỗi trong hệ thống, ic sẽ bật sáng đèn LED để cảnh báo về sự cố cho người dùng
Bảng lỗi.JPG
 

Distance404

Thành viên O-H
Còn về việc chuẩn đoán máy phát thì trên diễn dàn cũng có mấy bài viết rồi đó, bác thử tìm đọc nhé ^^ Nếu cần tham khảo thêm thì bác vào 2 link này xem.
Link này hướng dẫn các cách kiểm tra máy phát
Còn link này là công cụ online để dạy học/hướng dẫn đo kiểm máy phát của BBB industries, có hướng dẫn kỹ từng bước một. Xong bước nào thì bấm vô đáp án "Đúng" "Sai" để được chỉ dẫn tiếp.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em cần Phân tích sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động hệ thống cung cấp điện trên xe Vios 2009 và Trình bày phương pháp kiểm tra và chẩn đoán hệ thống cung điện xe Vios 2009 ai có thể giúp em không ạ?
em xin cảm ơn!
Cái cơ bản thế này thì hỏi thày giáo chứ. Tất cả mấy thứ này trên lớp có hết, không hiểu học kiểu gì nữa đây
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Trước tiên mình gọi tên các chân của máy phát trong hình nhé:
Chân IG: cấp nguồn dương từ ắc quy cho ic và cuộn Field hoạt động.
Chân L : điều khiển đèn LED báo sạc trên taplo (L trong từ Light/Lamp).
Chân S : đo điện áp ở bình ắc quy. Chân S là chân tín hiệu đầu vào của một con op amp, chân này có trở kháng đầu vào rất lớn nên gần như không ăn dòng (S trong từ Sense).
Chân M : gửi tín hiệu điện áp về ECU động cơ để giám sát hoạt động của máy phát (M trong từ Monitor).
Chân B : đường sạc của máy phát (B trong từ Battery).
Chân 1 : âm chung của cuộn Field (cuộn kích từ) và ic tiết chế.
Chân 2 : điều khiển chân dương của cuộn Field.
Chân 3 : nhận tín hiệu điện áp xoay chiều do cuộn Stator tạo ra.
Chân 4 : cấp nguồn dương một chiều cho ic và cuộn Field một khi máy phát bắt đầu hoạt động.
View attachment 112555
Khi ta bật khóa điện ON (động cơ chưa chạy), nguồn dương từ ắc quy được cấp vào chân IG của ic, ic bắt đầu chạy. Lúc này đèn LED trên taplo chưa phát sáng do chân L chưa có tín hiệu điều khiển từ ic.
View attachment 112557
Do tín hiệu điện áp từ ắc quy (cỡ 12v) gửi qua chân S lúc này còn thấp hơn ngưỡng điện áp sạc (cỡ 14v), ic sẽ cấp dương cho chân 2 cuộn Field. Cuộn Field trở thành một cái nam châm điện. Đồng thời ic sẽ cấp âm cho chân L, đèn LED được phân cực thuận nên phát sáng.
Nên nhớ, khoảng thời gian từ lúc ic bắt đầu chạy cho đến lúc nó cấp dương cho cuộn Field và cấp âm cho đèn LED là cực ngắn (cỡ mili giây - tùy theo tốc độ xử lý của ic) nên dù cho có khoảng thời gian trễ nhưng ta không thể nhận biết được bằng mắt thường, vừa bật khóa điện ON là sẽ thấy đèn LED phát sáng ngay.
View attachment 112558
Khi ta vặn lên Start, động cơ bắt đầu chạy, kéo Rotor máy phát quay theo, ở đây chính là cuộn Field. Cuộn Field quay khiến từ thông đi qua cuộn Stator biến thiên liên tục, làm sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều. Dòng xoay chiều này sau khi đi qua mạch cầu chỉnh lưu (được tạo bởi 6 con diode chỉnh lưu) sẽ cho ra dòng điện một chiều 14v, sạc ngược lại cho ắc quy. Thông qua chân S, ic nhận biết được ắc quy đang được sạc nên ngắt chân L khỏi cực âm làm cho đèn LED không phát sáng nữa.
Đồng thời, 1 dòng điện một chiều khác được cấp vào qua chân 4 cho ic và cuộn Field hoạt động. Lúc này cả hệ thống máy phát tiến vào chế độ tự duy trì, không còn cần đến điện áp do ắc quy cung cấp nữa.
View attachment 112559
ic sẽ thông qua tín hiệu điện áp sạc từ chân S để điều tiết dòng điện đi qua cuộn Field => điều tiết được lượng từ thông đi qua cuộn Stator => điều tiết điện cho áp sạc ắc quy luôn ở mức 14v.
Bên cạnh đó, một dòng điện xoay chiều từ Stator còn được cấp vào cho ic thông qua chân 3. ic sẽ dùng tín hiệu này để giám sát sự hoạt động của Stator. Đồng thời thông qua chân M, ic cũng sẽ gửi trả tín hiệu về cho ECU động cơ để ECU giám sát quá trình làm việc cả hệ thống máy phát này.
View attachment 112561

Tôi thấy nó không thuyết phục, nói ào ào thì nghe cũng được
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Sao vậy bác? Có sai sót gì à?
Vâng, bác ạ
Cái chính là nó không thể hiện được trên sơ đồ. Vì vậy, tôi thấy mấy vụ dùng sơ đồ để tìm ngược lại nguyên lý hoạt động mà các giáo viên hay bắt học viên làm nó rất là khôi hài. Đúng ra là phải hiểu nguyên lý hoạt động rồi mới phân tích sơ đồ. Keke
Nếu bác máu, thì tôi sẽ phản biện, nhớ là chơi thì đừng giận nhé
 

Distance404

Thành viên O-H
Vâng, bác ạ
Cái chính là nó không thể hiện được trên sơ đồ. Vì vậy, tôi thấy mấy vụ dùng sơ đồ để tìm ngược lại nguyên lý hoạt động mà các giáo viên hay bắt học viên làm nó rất là khôi hài. Đúng ra là phải hiểu nguyên lý hoạt động rồi mới phân tích sơ đồ. Keke
Nếu bác máu, thì tôi sẽ phản biện, nhớ là chơi thì đừng giận nhé
Hihi em không giận gì đâu bác à ^^ vì đôi khi mình hiểu sai mà không nói ra thì lúc nào nó cũng vẫn sẽ sai thôi, không tự nó sửa lại thành đúng được. Nên nếu được góp ý thì em sẽ học hỏi và điều chỉnh lại kiến thức ạ :D
Và vâng, phải công nhận là chuyện bác nói thì đúng thật. Mấy ông thầy nhiều lúc đánh đố học sinh quá, em thấy cũng thốn thật ạ. Học ô tô mà cứ tưởng như đang học chuyên ngành điện-điện tử vậy.
Troll
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hihi em không giận gì đâu bác à ^^ vì đôi khi mình hiểu sai mà không nói ra thì lúc nào nó cũng vẫn sẽ sai thôi, không tự nó sửa lại thành đúng được. Nên nếu được góp ý thì em sẽ học hỏi và điều chỉnh lại kiến thức ạ :D
Và vâng, phải công nhận là chuyện bác nói thì đúng thật. Mấy ông thầy nhiều lúc đánh đố học sinh quá, em thấy cũng thốn thật ạ. Học ô tô mà cứ tưởng như đang học chuyên ngành điện-điện tử vậy.
Troll
Vậy, bây giờ mở hàng phát bằng 1 câu hỏi:
- Lúc mới bật khóa điện, trục chưa quay, IC cấp nguồn cho cuộn kích từ. Vậy dòng kích từ lúc này là lớn hay nhỏ, hay lớn nhất, hay nhỏ nhất?
- Nguồn cho cuộn kích từ do IC mở và khiển, nhưng nguồn này lấy từ đâu: B, M, S, IG, L, 3, 4 ??
Dịch dã, vặc nhau tý cho vui, gọi là thể dục
 

Distance404

Thành viên O-H
Còn về phần nguyên lý mạch em nêu ở trên là do em tự kết luận được dựa theo nguyên lý hoạt động chung mà em hiểu và vài đường search google bác ạ :D nên cũng không loại trừ được khả năng nó sai khác đi so với nguyên lý thực tế của cái mạch này :p
Cái khó nhất của mạch này là không biết được tên và cấu tạo bên trong của con ic này => không thể biết chính xác các chân của nó có nhiệm vụ gì trong cả hệ thống. Nên thành ra em mới tìm thử trên google xem xe vios 2009 này nó xài ic gì mà tìm không được (hoặc do em tìm chưa tới o_O). Nên em thử tìm mấy con ic tiết chế khác xem vì có thể có con cùng nguyên lý làm việc. Thế là em tìm ra con ic tiết chế máy phát ô tô L9407F này. Nó có hơi khác con trong hình của bác thớt khi thiếu đi chân S, chân IG. Còn cuộn Field thì được khiển âm chứ không phải dương. Mà thôi kệ xài đỡ :D
car-alternator-voltage-regulator.jpg
Em lên trang https://www.alldatasheet.com/ để tìm datasheet của em nó thì lấy được các thông số + công dụng các chân ic + sơ đồ cấu tạo + sơ đồ đấu dây của con L9407F này do nhà sản xuất khuyến nghị. Và vui sao thì nó cũng chính là sơ đồ ở trên luôn nên em ngâm cứu cái datasheet của nó ^^ => đưa ra giả thuyết về nguyên lý các chân sô 2, chân số 3, chân M, chân L của ic trong sơ đồ Vios. Vẫn còn thiếu mấy chân nữa.
Rồi em lại tiếp tục tìm datasheet của mấy con ic tiết chế khác thì gặp được con ic CS3341 và có được cái sơ đồ khối các bộ logic của em nó => đưa ra giả thuyết cho các chân còn lại là chân số 4, chân S, chân IG.
Em lại tìm tiếp mấy con ic khác để củng cố lại giả thuyết của em và hầu như con nào nó cũng hoạt động dựa theo nguyên lý như trong giả thuyết trong đầu em. Và cuối cùng gặp được em ic L9911 này. Nó đúng với nguyên lý ic khiển dương cuộn Field mà em tìm kiếm và hiểu được chính xác hơn cách hoạt động của chân M của ic.
L9911 - Copy.JPG
Rồi sau tất cả em mới đưa ra kết luận chung rồi viết thành bài trả lời lại cho chủ thớt :p hihi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Còn về phần nguyên lý mạch em nêu ở trên là do em tự kết luận được dựa theo nguyên lý hoạt động chung mà em hiểu và vài đường search google bác ạ :D nên cũng không loại trừ được khả năng nó sai khác đi so với nguyên lý thực tế của cái mạch này :p
Cái khó nhất của mạch này là không biết được tên và cấu tạo bên trong của con ic này => không thể biết chính xác các chân của nó có nhiệm vụ gì trong cả hệ thống. Nên thành ra em mới tìm thử trên google xem xe vios 2009 này nó xài ic gì mà tìm không được (hoặc do em tìm chưa tới o_O). Nên em thử tìm mấy con ic tiết chế khác xem vì có thể có con cùng nguyên lý làm việc. Thế là em tìm ra con ic tiết chế máy phát ô tô L9407F này. Nó có hơi khác con trong hình của bác thớt khi thiếu đi chân S, chân IG. Còn cuộn Field thì được khiển âm chứ không phải dương. Mà thôi kệ xài đỡ :D
View attachment 112607
Em lên trang https://www.alldatasheet.com/ để tìm datasheet của em nó thì lấy được các thông số + công dụng các chân ic + sơ đồ cấu tạo + sơ đồ đấu dây của con L9407F này do nhà sản xuất khuyến nghị. Và vui sao thì nó cũng chính là sơ đồ ở trên luôn nên em ngâm cứu cái datasheet của nó ^^ => đưa ra giả thuyết về nguyên lý các chân sô 2, chân số 3, chân M, chân L của ic trong sơ đồ Vios. Vẫn còn thiếu mấy chân nữa.
Rồi em lại tiếp tục tìm datasheet của mấy con ic tiết chế khác thì gặp được con ic CS3341 và có được cái sơ đồ khối các bộ logic của em nó => đưa ra giả thuyết cho các chân còn lại là chân số 4, chân S, chân IG.
Em lại tìm tiếp mấy con ic khác để củng cố lại giả thuyết của em và hầu như con nào nó cũng hoạt động dựa theo nguyên lý như trong giả thuyết trong đầu em. Và cuối cùng gặp được em ic L9911 này. Nó đúng với nguyên lý ic khiển dương cuộn Field mà em tìm kiếm và hiểu được chính xác hơn cách hoạt động của chân M của ic.
View attachment 112610
Rồi sau tất cả em mới đưa ra kết luận chung rồi viết thành bài trả lời lại cho chủ thớt :p hihi
Bác làm việc như một kỹ sư, tôi ưng. Tôi cũng không hiểu sao, khi làm đồ án, không mấy người làm như bác, thậm chí còn không dám nghĩ sẽ đào như bác. Tôi tin, nếu bác gặp đúng người dẫn đường, uốn nắn và hành hạ thì sẽ thành cao thủ.
Nhưng cứ nghĩ cách trả lời mấy câu của tôi đi, đừng sợ sai nhé, nhưng đừng trả lời ngay, mai cũng được
Trả lời thẳng vào câu hỏi nhé, không vòng vo
 

Distance404

Thành viên O-H
Vậy, bây giờ mở hàng phát bằng 1 câu hỏi:
- Lúc mới bật khóa điện, trục chưa quay, IC cấp nguồn cho cuộn kích từ. Vậy dòng kích từ lúc này là lớn hay nhỏ, hay lớn nhất, hay nhỏ nhất?
- Nguồn cho cuộn kích từ do IC mở và khiển, nhưng nguồn này lấy từ đâu: B, M, S, IG, L, 3, 4 ??
Dịch dã, vặc nhau tý cho vui, gọi là thể dục
Dạ em xin mạn phép sử dụng datasheet của ic CS3341 kết hợp với sơ đồ vios 2009 này để trả lời câu hỏi của bác ạ
Với câu hỏi số 1:
Dòng kích từ lúc này là lớn nhất ạ. Do điện áp đo tại bình ắc quy (thông qua chân S) nó thấp hơn điện áp điều tiết của ic
1.1.JPG
Nhưng là lớn nhất trong trường hợp máy phát chưa hoạt động thôi ạ vì I = V/R. Mà do R của mạch là không đổi nên khi điện áp thay đổi tăng từ 12v lên 14v, thì I của cả mạch cũng sẽ tăng lên theo.
=> Khi mới bật khóa điện: V = 12v => Ta có I1 lớn nhất
=> Khi máy phát quay : V = 14V => Ta có I2 lớn nhất
và I2 sẽ lớn hơn I1

Giải thích:
Nhìn qua sơ đồ khối logic của CS3341, ta thấy:
Sơ đồ khối IC.JPG

Tín hiệu từ chân S (Sense) cấp vào chân V+ của op amp. Do điện áp ắc quy 12v (tại chân V+) thì bé hơn điện áp tiết chế 13.5v (tại chân V-) => chân V- lớn hơn chân V+ => op amp xuất tín hiệu logic thấp cấp vào chân R của con RS flip flop. Lúc này máy phát chưa chạy nên Load dump Detection (bộ phát hiện tải) cũng xuất logic thấp cấp vào chân S của flip flop. Mà theo bảng chân lý của RS flip flop
RS-Flip-Flop-Truth-Table.png
Nếu cả chân S và R đều logic thấp thì ngõ ra Q không đổi. Logic từ Q cấp tiếp vào cho cổng OR điều khiển transistor kích cuộn Field. Mà trước đó ta đã có tín hiệu logic từ Load dump Detection là mức thấp => thông qua cổng NOT chuyển lại thành mức logic cao cấp vào chân còn lại của cổng OR. Và với bảng chân lý của cổng OR
maxresdefault - Copy.jpg
Bất kì khi nào một chân tín hiệu ở mức cao thì cổng OR luôn xuất ra tín hiệu logic cao. Tín hiệu này được cấp vào con transistor điều khiển cuộn Field (ở đây là chân Device Driver) và kích mở nó hoàn toàn => Dòng qua cuộn Field là lớn nhất ^^

Và với câu hỏi thứ 2:
Thì như bác thấy trên sơ đồ khối logic của CS3341, nguồn cấp cho ic (ở đây là cấp vào cho khối ENABLE series regulator hay Kích hoạt bộ tiết chế) có 2 đầu vào: 1 đầu là chân IGN tức chân IG của ic, đầu còn lại là chân Vcc tức chân số 4 của ic. Và tín hiệu đầu ra của ENABLE series regulator là cấp dương cho chân C của transistor. Để rồi từ đó khi con trans được kích dẫn bởi cổng OR, nguồn dương sẽ đi từ chân C sang chân E cấp vô cho cuộn Field hoạt động ^^

Giải thích:
Theo em lý luận, chân Vcc là chân số 4 mà không phải chân số 3 vì nó là hợp lý nhất, do:
- Chân 4 có điện 1 chiều, chân 3 có điện xoay chiều nên sẽ hợp lý hơn nếu ic lấy nguồn từ chân 4. Còn chân 3 chỉ dùng để giám sát hoạt động của Stator.
- Nếu chân 3 mà là chân cấp nguồn thì lại vướng 2 lý do khác:
+ Nguồn này là nguồn xoay chiều nên để ic xài được thì cần có mạch cầu chỉnh lưu nắn lại thành 1 chiều. Mà do dòng này lớn nên cần có diode công suất mới có thể chỉnh lưu nó lại được => Tốn kém tiền bạc. Và do mạch cầu chỉnh lưu này phải được tích hợp bên trong con ic => Làm cho mạch ic này to ra, tốn diện tích (đã tính vào luôn độ lớn của cái tản nhiệt) và còn vấn đề do nhiệt lượng mà nó tỏa ra nữa => Gây hại cho các linh kiện khác bên trong ic
+ Nguồn này chỉ lấy từ 1 trong 3 cuộn của Stator => Dù đã được chỉnh lưu toàn kì nhưng độ dợn sóng của nó là rất lớn, nếu cấp nguồn này vào ic sẽ không tốt do có thể gây nhiễu mạch và sai lệch các mức điện áp so sánh, nhất là đối với mạch dùng op amp và ic lập trình.
Cái vụ này thì em từng bị khi ráp mạch để chơi rồi. Em lấy luôn cục nguồn dỏm xoay chiều thành 12v mua ngoài chợ để cấp vô mạch. Kết quả là tín hiệu đầu ra nó bị loạn cả lên, đang bật thì lâu lâu nó lại tắt mà chả hiểu gì. Làm mạch phát loa thì nó rè ôi thôi rồi :D hihi Sau này mới biết là do độ dợn sóng lớn và còn bị nhiễu radio từ cục nguồn ^^
Như hình bên dưới, nếu ta lấy dòng từ đủ cả 3 pha của máy phát thì khi chỉnh lưu toàn kỳ lại, ta sẽ được dòng điện 1 chiều có độ dợn sóng là thấp nhất. Chưa kể nếu trong ic có tích hợp thêm tụ lọc nguồn thì dòng 1 chiều lúc này gần như là phẳng băng :D
Three-Phase-Supply-Waveform.jpg
Kết luận: chân 4 là để cấp nguồn, chân 3 là để giám sát Stator
 

Distance404

Thành viên O-H
Bác làm việc như một kỹ sư, tôi ưng. Tôi cũng không hiểu sao, khi làm đồ án, không mấy người làm như bác, thậm chí còn không dám nghĩ sẽ đào như bác. Tôi tin, nếu bác gặp đúng người dẫn đường, uốn nắn và hành hạ thì sẽ thành cao thủ.
Nhưng cứ nghĩ cách trả lời mấy câu của tôi đi, đừng sợ sai nhé, nhưng đừng trả lời ngay, mai cũng được
Trả lời thẳng vào câu hỏi nhé, không vòng vo
Dạ em viết hơi dài nhưng em có chia ra phần trả lời và giải thích lý do đưa ra câu trả lời đó ạ ^^
 

Distance404

Thành viên O-H
Xong rồi ạ. Nhưng bài trôi mất, tôi định viết vào đó để báo cáo, mà tìm mãi, bác ạ
Dạ link nó đây bác ạ. Em cũng tò mò muốn biết rốt cuộc cái quạt bị vấn đề gì lắm ^^
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Dạ em viết hơi dài nhưng em có chia ra phần trả lời và giải thích lý do đưa ra câu trả lời đó ạ ^^
Kinh quá! Quá dài, quá chi tiết, quá ưng với cách làm việc này. Tuy nhiên vẫn sơ hở vài điểm. Bây giờ sẽ chọc phát vào mấy cái sơ hở này, vì nó thấy ngay. Còn soi từng chữ thì để nhát sau đã
1/ Trong phần diễn giải câu trả lời của câu hỏi 1, bác nói về lý thì đúng, nhưng nó vẫn chưa chốt hạ, để khi vào thực tế ta không áp dụng được, nên cần làm rõ: Do ta chưa biết tổng trở của cuộn kích từ, nên việc xét dòng kích từ sẽ quy về việc xét điện áp duy trì trên cuộn kích, cũng chính là áp trên 2 chổi than (Imax khi Umax, Imin khi Umin) Vậy lúc khóa điện bật, nhưng trục chưa quay, máy chưa phát điện thì U kích từ liệu là Umax có bằng 12V và I= 12/R kích từ ; hay U là Umin có bằng 0V và I=0 là không kích từ; hay là U và I khác 0, nhưng nhỏ xíu)
2/ Ở đoạn giải thích cho câu trả lời câu hỏi thứ 2 thì thấy đúng rồi, nhưng có vẻ như sai lệch so với đoạn giải thích sơ đồ cho bác kia. Cụ thể, đoạn trên bác viết:
"Chân 1 : âm chung của cuộn Field (cuộn kích từ) và ic tiết chế.
Chân 2 : điều khiển chân dương của cuộn Field.
Chân 3 : nhận tín hiệu điện áp xoay chiều do cuộn Stator tạo ra.
Chân 4 : cấp nguồn dương một chiều cho ic và cuộn Field một khi máy phát bắt đầu hoạt động."
Thế cái nào là đúng nhỉ?
Soi sơ thế thôi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên