Sinh viên ô tô ra trường khó xin việc - Nguyên nhân do đâu?

MyS2Love
Bình luận: 133Lượt xem: 25,493

anhkhoamaivy

Tài xế O-H
Trường học là môi trường để vận động và rèn luyện lớn nhất cho sinh viên. Giáo dục bây giờ là một ngành dịch vụ. Sinh viên bỏ tiền là khách hàng - trường cung cấp dịch vụ. Nhưng khác một cái là dịch vụ kém cũng chả làm gì được, bởi vì nó là vấn nạn chung. Không phải là không có cách khác để cố gắng, nhưng đồng tiền đi liền khúc ruột, học xong 4 năm đại học quăng ra cửa sổ gần 300 triệu nhưng dịch vụ nhận lại được gì đâu Bác
Kịch bản của việc học 4 năm đại học, tốn gần 300 triệu rồi ra trường mà khó xin việc là như sau:
1. Bố mẹ : Muốn con cái mình học đại học, ngành nào cũng được miễn là đại học.
2. Sinh viên: Thích ngành ô tô, thi đậu đại học, vậy là đầu tư thời gian và tiền để theo học đại học.
3. Trường học : Đa số chương trình đào tạo ra kỹ sư thiết kế, chế tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm.
4. Xã hội : Nhu cầu về kỹ sư ô tô cho thiết kế, chế tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm rất ít. Đa số nhu cầu về thợ có tay nghề cao, hoặc có kinh nghiệm về sửa chữa, đồng thời biết kỹ năng bán hàng, giao tiếp tốt để làm cố vấn dịch vụ, sale.
5. Sinh viên đang học đại học và sau khi tốt nghiệp: Số ít có năng lực xuất sắc được tuyển dụng. Đa số còn lại tìm cách xoay sở để phù hợp với nhu cầu xã hội. Ví dụ như vào gara làm không lương để học nghề sửa xe, học thêm lớp kỹ năng bán hàng, giao tiếp khách hàng...
Nhìn vào kịch bản trên mới thấy xã hội lãng phí biết bao nhiêu cho việc dạy và học không phù hợp với nhu cầu này.
6. Cách sửa chữa :
- Một là nhà trường mở thêm những ngành đào tạo phục vụ thực tế cho nhu cầu xã hội. Vì dụ như mở thêm ngành đào tạo kỹ sư công nghệ sửa chữa ô tô, phục vụ cho nhu cầu ngành dịch vụ sửa chữa, bảo trì ô tô.
- Hai là sinh viên, nếu nhận biết được kiến thức nhận được từ nhà trường sau 4 năm đào tạo sẽ khó kiếm việc làm do quy luật cung cầu của xã hội. Vậy thay vì đầu tư thời gian để học đại học, hãy mạnh dạn đầu tư thời gian và tiền bạc của mình để học nghề, học lớp kỹ năng bán hàng để tự trang bị cho bản thân mình những kiến thức và kỹ năng mà nhu cầu xã hội đang cần. Đây mới là cách căn bản để giải quyết vấn đề sinh viên ô tô ra trường khó xin được việc làm.
 

vttb415

Tài xế O-H
Theo tôi việc sinh viên tốt nghiệp ngành ô tô ra trường khó kiếm được việc làm cũng phần nhiều là do chủ quan. Nhu cầu nhân lực ngành ô tô nói riêng và ngành động lực nói chung không chỉ tập trung ở các nhà máy sản xuất lắp ráp, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ và các gara sửa chữa, mà ở các công ty và các công trường thi công xây dựng, san lấp, giao thông... nơi đang có rất nhiều máy xây dựng và xe tải các loại cũng đang thiếu rất nhiều cán bộ quản lý cơ giới. Mặc dù các trường xây dựng, giao thông hay bách khoa đều có đào tạo chuyên ngành máy xây dựng nhưng sinh viên tốt nghiệp ngành ô tô vẫn có rất nhiều cơ hội thể hiện.
Tâm lý chung của người xin việc hiện nay đều muốn có một công việc ổn định, ở gần nhà chứ ít người muốn xông pha công trường, rừng núi như khoảng 20 năm về trước. Tất nhiên cũng do xã hội phát triển nhanh, mức sống được cải thiện nhiều, và sinh viên ra trường có nhiều cơ hội để làm trái ngành mà vẫn có thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nhưng nếu đã chấp nhận đi làm trái ngành để được ổn định, được gần vợ con, gia đình thì đó không phải là do nhu cầu nhân lực của thị trường không đủ mà là do các bạn không chấp nhận thử thách mà thôi.
 

OldMatiz

Tài xế O-H
Theo tôi việc sinh viên tốt nghiệp ngành ô tô ra trường khó kiếm được việc làm cũng phần nhiều là do chủ quan. Nhu cầu nhân lực ngành ô tô nói riêng và ngành động lực nói chung không chỉ tập trung ở các nhà máy sản xuất lắp ráp, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ và các gara sửa chữa, mà ở các công ty và các công trường thi công xây dựng, san lấp, giao thông... nơi đang có rất nhiều máy xây dựng và xe tải các loại cũng đang thiếu rất nhiều cán bộ quản lý cơ giới. Mặc dù các trường xây dựng, giao thông hay bách khoa đều có đào tạo chuyên ngành máy xây dựng nhưng sinh viên tốt nghiệp ngành ô tô vẫn có rất nhiều cơ hội thể hiện.
Tâm lý chung của người xin việc hiện nay đều muốn có một công việc ổn định, ở gần nhà chứ ít người muốn xông pha công trường, rừng núi như khoảng 20 năm về trước. Tất nhiên cũng do xã hội phát triển nhanh, mức sống được cải thiện nhiều, và sinh viên ra trường có nhiều cơ hội để làm trái ngành mà vẫn có thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nhưng nếu đã chấp nhận đi làm trái ngành để được ổn định, được gần vợ con, gia đình thì đó không phải là do nhu cầu nhân lực của thị trường không đủ mà là do các bạn không chấp nhận thử thách mà thôi.
Bác nói đúng phần nhiều thực trạng hiện nay. Bên em dạo này tuyển người đi công trình cũng khó lắm.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em chỉ nói những gì em đã trải nghiệm tại trường đại học thôi Bác Bánh ạ, không thêm - chỉ có bớt & không bịa. Buồn cười cái là lúc nào cũng tuyên truyền cho sinh viên quảng bá hình ảnh của khoa của trường, viết bài chụp ảnh này kia để "nâng tầm", trong khi cái đáng để nâng nhất là chất lượng thì lại không quan tâm đến. Em quan niệm rằng, khi chất lượng không tốt thì đừng nên quảng bá, càng làm càng thấy vết nhơ Bác ạ
Đúng như các cụ xưa có câu: "sống chết mặc bay, tiền thày đút túi"
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kịch bản của việc học 4 năm đại học, tốn gần 300 triệu rồi ra trường mà khó xin việc là như sau:
1. Bố mẹ : Muốn con cái mình học đại học, ngành nào cũng được miễn là đại học.
2. Sinh viên: Thích ngành ô tô, thi đậu đại học, vậy là đầu tư thời gian và tiền để theo học đại học.
3. Trường học : Đa số chương trình đào tạo ra kỹ sư thiết kế, chế tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm.
4. Xã hội : Nhu cầu về kỹ sư ô tô cho thiết kế, chế tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm rất ít. Đa số nhu cầu về thợ có tay nghề cao, hoặc có kinh nghiệm về sửa chữa, đồng thời biết kỹ năng bán hàng, giao tiếp tốt để làm cố vấn dịch vụ, sale.
5. Sinh viên đang học đại học và sau khi tốt nghiệp: Số ít có năng lực xuất sắc được tuyển dụng. Đa số còn lại tìm cách xoay sở để phù hợp với nhu cầu xã hội. Ví dụ như vào gara làm không lương để học nghề sửa xe, học thêm lớp kỹ năng bán hàng, giao tiếp khách hàng...
Nhìn vào kịch bản trên mới thấy xã hội lãng phí biết bao nhiêu cho việc dạy và học không phù hợp với nhu cầu này.
6. Cách sửa chữa :
- Một là nhà trường mở thêm những ngành đào tạo phục vụ thực tế cho nhu cầu xã hội. Vì dụ như mở thêm ngành đào tạo kỹ sư công nghệ sửa chữa ô tô, phục vụ cho nhu cầu ngành dịch vụ sửa chữa, bảo trì ô tô.
- Hai là sinh viên, nếu nhận biết được kiến thức nhận được từ nhà trường sau 4 năm đào tạo sẽ khó kiếm việc làm do quy luật cung cầu của xã hội. Vậy thay vì đầu tư thời gian để học đại học, hãy mạnh dạn đầu tư thời gian và tiền bạc của mình để học nghề, học lớp kỹ năng bán hàng để tự trang bị cho bản thân mình những kiến thức và kỹ năng mà nhu cầu xã hội đang cần. Đây mới là cách căn bản để giải quyết vấn đề sinh viên ô tô ra trường khó xin được việc làm.
Đồng quan điểm với bác, theo tôi:
Về phía sinh viên và gia đình: thích danh hão, khát khao dời xa đồng ruộng bằng mọi cách, mọi hình thức.
Cách xử lý: thay đổi nhận thức về giá trị sống, giá trị bản thân, giá trị nghề nghiệp, giá trị của đồng tiền
Về phía nhà trường, thực chất là họ kinh doanh bằng vốn của người khác. Họ làm ra cho họ 1 đồng (thực ra là họ có lao động), thì tàn phá của xã hội 2 đồng. Chỉ tính bằng tiền, không tính cái không phải tiền.
Cách xử lý: bó tay, không nghĩ được
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác nói đúng phần nhiều thực trạng hiện nay. Bên em dạo này tuyển người đi công trình cũng khó lắm.
Bác đưa mức lương cao lên, đãi ngộ tốt hơn nữa. Tất cả đều là lựa chọn, bác ạ. 30 triệu/ tháng không đi, nhưng 50 triệu / tháng là suy nghĩ, 100 triệu/tháng thì khá thuyết phục đấy ạ..tôi ví dụ thế ạ
 

MyS2Love

Tài xế O-H
Đúng rồi bác ạ. Nghề nào cũng có giá trị cả, không có cái nào cao quý hơn cái nào. Chẳng qua, chúng ta đã vội vàng và ấu trĩ gắn cho nó cái cao quý ấy thôi.
Vâng ạ,đúng là chỉ vài phút thiếu suy nghĩ mà ta đã gắn cho cái mắc cao quý làm khổ bao nhiêu thế hệ sinh viên
 

Hoatuty

Tài xế O-H
do sinh viên thôi, các bạn ấy không chịu hỏi,là thầy ai cũng muốn truyền kiến thức,nhưng truyền cũng phải có cảm xúc,sinh viên mà lười thì có truyền cũng bó tay nên thầy giáo ngồi chơi nhiều là vậy,nói chung giáo dục việt nam từ thời bú tí mẹ đã được bao bọc chu cấp rồi nên ra ngoài xã hội mới thấy nhiều cái lạ lẫm đẫn tới tình trạng không biết xử lý làm sao cho đúng,đúng là thương nhiều rồi hại nhiều.
theo em thì: muốn thầy truyền đạt thì bản thân sinh viên phải tự tỏ ra là mình muốn học! còn nếu không muốn thì Thầy tất nhiên là không truyền đạt! và không truyền đạt thì sinh viên không biết gì! và không biết gì sẽ dẫn đến đi quà để được điểm cao! tình trạng này thì rất dễ gặp! thử hỏi đã có nhiều người mạnh dạn nói với thầy là:" thưa thầy, em muốn học" hay chỉ là:"thưa thầy, em muốn qua môn" ?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên