Sinh viên ô tô ra trường khó xin việc - Nguyên nhân do đâu?

MyS2Love
Bình luận: 135Lượt xem: 45,033

MyS2Love

Thành viên O-H
Học ngành kỹ thuật ô tô - Mặc dù đang là một trong những ngành được đánh là HOT trong thời điểm hiện nay, khi mà tại thị trường Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ô tô đang rất bùng nổ. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là đi ngược lại với sự phát triển đó, thì sinh viên ô tô lại rất khó tìm việc, hoặc có tìm được cũng rất khó ổn định và phát triển về lâu dài? Đây không chỉ là vấn đề mới gặp phải trong những năm gần đây, mà nó đã tồn tại đã rất lâu, từ các thế hệ sinh viên trước.

Vậy tại sao sinh viên ô tô ra trường khó lại khó xin việc như vậy? Điều gì đã cản trở những bước đi của các bạn? Bạn muốn xin việc tốt hơn, đúng với công việc mình yêu thích, thì bạn cần những điều gì?

sinh viên ô tô khó xin việc.jpg

1. Khả năng kỹ thuật còn quá yếu

Như tất cả chúng ta đều biết, các kiến thức mà sinh viên ô tô được trang bị tại các giảng đường đại học, cao đẳng, dạy nghề ô tô hầu như mới chỉ dừng lại ở mức kiến thức nền tảng bao quát về ô tô, trong khi số giờ thực hành còn quá ít. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kỹ năng thực hành cũng như hạn chế trong việc cập nhật các công nghệ mới trên xe hiện nay.

Vì đa số các kiến thức mới chỉ dừng lại ở lý thuyết, nên khi ra thực tế ở gara – hãng dịch vụ, các bạn sinh viên ô tô thường rất bỡ ngỡ với "những gì đang diễn ra tại đây".

cong-viec-sinh-vien-o-to-2.jpg

Muốn sửa được ô tô hay các nghề khác như cố vấn dịch vụ, sale… các bạn bắt buộc phải có sự trải nghiệm thực sự tại các gara, các hãng hoặc cần được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản đúng chuyên ngành mà bạn đang muốn theo đuổi.

Các bạn cần phải hy sinh thêm ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm tiếp theo sau khi ra trường, để có được những kinh nghiệm bền vững và để có một mức lương ổn định như mong muốn. Điều này nó đúng trên mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kỹ thuật ô tô của chúng ta.

2. Kỹ năng mềm còn hạn chế

Điều thứ 2 mà các bạn sinh viên ô tô còn rất yếu so với các bạn học kinh tế, ngoại giao, kinh doanh… đó chính là về các kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là gì? Nó là một dạng các kiến thức tổng quan hỗ trợ trong cuộc sống, có thể liệt kê một số dạng cơ bản của nó như: Kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giao tiếp, khả năng xin việc, khả năng ứng xử, ngoại giao, kỹ năng viết lách, tạo mối quan hệ, kỹ năng lãnh đạo...... Một trong những điều rất đáng buồn với sinh viên ô tô hiện nay, là có những kỹ năng rất cơ bản như kỹ năng làm hồ sơ xin việc, gửi email cho nhà tuyển dụng cũng không biết làm như thế nào là chuẩn mực.

Khi mà các chủ gara, các hãng còn chưa biết bạn là ai, khả năng của bạn trong công việc thế nào. Thì một ấn tượng tốt khi tiếp xúc với các bạn là một điểm cộng cực lớn để bạn có thể xin được một công việc tốt, đúng với mong muốn của bạn.

cong-viec-sinh-vien-o-to-1.jpg

Tất cả mọi công việc, nhiều lúc các doanh nghiệp chỉ cần sự chăm chỉ, trung thực và có ý chí vươn cao là đủ, còn kinh nghiệm thì họ sẵn sàng đào tạo bạn. Ở đây có nghĩa, sự cố gắng của bạn còn quý hơn nhiều so với kinh nghiệm của bạn, chứ chưa nói đến các bạn mới ra trường thì chắc chắn kinh nghiệm là điều chưa có.

3. Chưa có tính kỷ luật trong học tập và công việc

Thứ 3, khi bạn đã xin được việc rồi, nhưng các bạn vẫn không thể tồn tại được lâu trong doanh nghiệp đó, bởi tính cẩu thả, làm việc không nguyên tắc, điều mà ít trường lớp nào đào tạo cho bạn, đó chính là điều thường gặp nhất của sinh viên ô tô mới ra trường, rất dễ bị các doanh nghiệp đào thải.

Trong học tập cũng vậy, các bạn đã nghe câu “học – học nữa – học mãi” trong môn học mà làm khó rất nhiều các bạn sinh viên “Nguyên Lý Mác – Lê Nin”. Việc trau dồi thêm kiến thức chưa bao giờ là thừa đối với một ai.

viec-lam-sinh-vien-o-to-1.jpg

Sau những buổi làm vất vả, bạn cũng cần học hỏi thêm, nghiên cứu tìm tòi thêm những điều giúp ích để phát triển công việc. Bạn muốn một công việc nhàn hạ, chắc chắn bạn phải học tập. Và ngược lại, khi các bạn không phát triển được bản thân, bạn sẽ lùi lại sâu so với những người khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “thế giới tiến bộ không ngừng ai không học là lùi”

4. Cái tôi quá cao và sự ảo tưởng

Một cái tôi quá cao, dễ tự ái, dễ xung đột với các thành viên trong garage là điều rất nhiều anh em đang gặp phải. Cái tôi cao này nguyên nhân xuất phát từ sự ảo tưởng về kiến thức và ảo tưởng trong công việc. Sự ảo tưởng đó là gì?

  • Ảo tưởng về khả năng của mình, với những kiến thức mình đang có.
  • Ảo tưởng về một mức lương cao, trong khi mình vẫn chưa làm được gì, và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của gara không cao.
Sự ảo tưởng này đã vô tình “bóp chết” tương lai của bạn và sẽ đẩy bạn đi theo một hướng khác, làm bạn “đánh rơi” toàn bộ những kiến thức mà bạn đã từng học, từng làm.

Có thể thấy, một là bạn thật giỏi để các doanh nghiệp đến rước bạn về công ty họ làm, hai là bạn không giỏi thì không nên ảo tưởng và chấp nhận “mức lương thử việc” “công việc học nghề” để dần tiến bộ.

viec-lam-sinh-vien-o-to-2.jpg

Trên tất cả các công việc, mọi ngành nghề, nếu bạn chưa đủ kỹ năng, đủ kinh nghiệm thì bạn chắc chắn “chưa” có mức lương cao. Và thành công hay không là nhờ việc bạn tiếp cận tốt với sự việc và công việc đang diễn ra.

5. Không xác định được mục tiêu công việc là một đích đến rõ ràng rõ
Mọi công việc nếu không bắt đầu từ một đích đến rõ ràng, thì bạn giống như đang đi trên một con thuyền đang lênh đênh trên biển mà không biết là nó sẽ cập bến ở đâu.

“Bạn đến từ đâu không quan trọng, điều quan trọng là bạn đi đâu”
“Hãy bắt đầu công việc từ đích đến”

Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt. Không nên để đến lúc cầm tấm bằng trên tay rồi mới "tá hỏa" ra là không biết bây giờ mình nên đi làm việc gì, làm ở đâu, năng lực của mình làm gì thì phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều bạn đang rơi vào tình trạng "thuyền không biết cập bến ở đâu".

Ví dụ: Nếu bạn muốn học sửa chữa ô tô giỏi, trở thành kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, điều đầu tiên các bạn nên làm là biết được tiếng anh ô tô căn bản, để có thể nghiên cứu các tài liệu.

Hoặc nếu các đang muốn làm cố vấn dịch vụ ô tô, ngay từ bây giờ, các bạn nên trau dồi các kỹ năng về bán hàng, đàm phán, thuyết phục, bảo dưỡng sửa chữa cơ bản, nguyên lý phụ tùng…

=>>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm đi xin thực tập ở garage cho sinh viên



 

wensheng

Thành viên O-H
Bức ảnh này ... thầy giáo dạy thực hành áo trắng, ống tay áo dài, bàn tay ko chút dầu mỡ, bảo sao SV không .... :(
 

ducthuc200

Thành viên O-H
do sinh viên thôi, các bạn ấy không chịu hỏi,là thầy ai cũng muốn truyền kiến thức,nhưng truyền cũng phải có cảm xúc,sinh viên mà lười thì có truyền cũng bó tay nên thầy giáo ngồi chơi nhiều là vậy,nói chung giáo dục việt nam từ thời bú tí mẹ đã được bao bọc chu cấp rồi nên ra ngoài xã hội mới thấy nhiều cái lạ lẫm đẫn tới tình trạng không biết xử lý làm sao cho đúng,đúng là thương nhiều rồi hại nhiều.
 

MyS2Love

Thành viên O-H
do sinh viên thôi, các bạn ấy không chịu hỏi,là thầy ai cũng muốn truyền kiến thức,nhưng truyền cũng phải có cảm xúc,sinh viên mà lười thì có truyền cũng bó tay nên thầy giáo ngồi chơi nhiều là vậy,nói chung giáo dục việt nam từ thời bú tí mẹ đã được bao bọc chu cấp rồi nên ra ngoài xã hội mới thấy nhiều cái lạ lẫm đẫn tới tình trạng không biết xử lý làm sao cho đúng,đúng là thương nhiều rồi hại nhiều.
theo như bác nói lỗi là từ 2 bên,nhưng bác không thể vơ đũa cả năm được có nhiều sinh viên muốn học nhưng nào có ai dạy ,quanh đi quẩn lại nó là vì cái nền giáo dục Việt Nam
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
do sinh viên thôi, các bạn ấy không chịu hỏi,là thầy ai cũng muốn truyền kiến thức,nhưng truyền cũng phải có cảm xúc,sinh viên mà lười thì có truyền cũng bó tay nên thầy giáo ngồi chơi nhiều là vậy,nói chung giáo dục việt nam từ thời bú tí mẹ đã được bao bọc chu cấp rồi nên ra ngoài xã hội mới thấy nhiều cái lạ lẫm đẫn tới tình trạng không biết xử lý làm sao cho đúng,đúng là thương nhiều rồi hại nhiều.
Bác lại nói đỡ cho giáo viên rồi. Việc của giáo viên là phải truyền đạt, cahs này không được thì cách khác. Nhỡ gặp thằng câm thì sao. Bác trồng lúa, cây lúa không lớn là tại bác hay tại cây.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
theo như bác nói lỗi là từ 2 bên,nhưng bác không thể vơ đũa cả năm được có nhiều sinh viên muốn học nhưng nào có ai dạy ,quanh đi quẩn lại nó là vì cái nền giáo dục Việt Nam
Bác nói đúng. Giáo viên là người dẫn dắt, nên phải nắm phần chủ động, không đổ lỗi cho học viên được
 

anhkhoamaivy

Thành viên O-H
Theo tôi thì vấn đề ở chỗ chương trình đào tạo và mục đích đào tạo các bác ạ. Nếu xác định ngay từ đầu là sinh viên ô tô ra trường hiện nay chỉ để phục vụ nhu cầu của xã hội để làm những việc như sửa xe ô tô, cố vấn dịch vụ, sales bán ô tô. Thì cần gì phải mất 5 năm để học đại học với 2 năm đầu là khoa học cơ bản Tóan lý hóa cao cấp, triết học...
Năm thứ 3 là kỹ thuật cơ sở : Nguyên lý chế tạo máy, công nghệ gia công kim lọai, sức bền vật liệu, kim lọai nhiệt luyện ...
2 năm cuối mới được học về chuyên ngành ô tô: Nguyên lý, thiết kế, chế tạo động cơ đốt trong. Thời gian xuống xưởng chỉ đủ để làm quen với các chi tiết, hệ thống trong ô tô. Học như vậy mà ra trường vào gara làm sao có thể bắt tay vào sửa xe ngay được.
Nếu học để sửa chữa thì ngay những năm đầu có thể học những môn về nguyên lý họat động và cấu tạo của các hệ thống trong xe ô tô. Những khả năng hư hỏng trong từng hệ thống, cách kiểm tra tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Những năm sau là thời gian cho xuống xưởng thực hành sửa chữa để có kinh nghiệm.
Học như vậy thì chắc chắn khi ra trường vào gara là có thể độc lập xử lý 1 pan bệnh như thợ có tay nghề. Còn muốn làm cố vấn dịch vụ hay làm sale thì cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức ngay sau khi ra trường.
 

ducthuc200

Thành viên O-H
Bác lại nói đỡ cho giáo viên rồi. Việc của giáo viên là phải truyền đạt, cahs này không được thì cách khác. Nhỡ gặp thằng câm thì sao. Bác trồng lúa, cây lúa không lớn là tại bác hay tại cây.
thì dành là thế,nhưng cứ phụ thuộc vào thầy bao giờ mới chịu học thì đến bao giờ, phải tự vận thân mình trước chứ,bản thân mình mà chưa vận nổi mình thì sao học được, rất nhiều sinh viên và thợ em thấy nói xong nước chảy ra ngoài tai,anh nói thì kệ anh nói việc em em cứ làm,chỉ ra cho con đường rồi còn chả thèm đi luôn,hỏi thì em vẫn thích nghề,vẫn yêu nghề nhưng bảo sao mày không làm thì chả ông nào trả lời được,
 

ducthuc200

Thành viên O-H
theo như bác nói lỗi là từ 2 bên,nhưng bác không thể vơ đũa cả năm được có nhiều sinh viên muốn học nhưng nào có ai dạy ,quanh đi quẩn lại nó là vì cái nền giáo dục Việt Nam
không phải đâu mà là do cái tư tưởng của dân tộc nó thế rồi,chính cái tư tưởng ngàn năm nó mới tạo lên cái các giáo dục con người việt nam,
 

ducthuc200

Thành viên O-H
Bác nói đúng. Giáo viên là người dẫn dắt, nên phải nắm phần chủ động, không đổ lỗi cho học viên được
theo em thầy nên chỉ là người truyền tư tưởng cho trò thôi,còn việc học là ở trò là chính,thầy chỉ nên giải quyết những câu hỏi của trò, để cho hjọc trò có tính chủ động trong mọi việc.
 

MyS2Love

Thành viên O-H
nói thế thì cần phải nói tới ông bà,cha mẹ đầu tiên xong mới tính đến thầy,nó ở với thầy giáo được bao nhiêu so với gia đình
Bác đi hơi xa cái chúng ta bàn luận rồi,chúng ta đang nói về người thầy đi truyền dạy cho chúng ta cái nghề chứ đâu phải bố mẹ chúng ta
 

MyS2Love

Thành viên O-H
theo em thầy nên chỉ là người truyền tư tưởng cho trò thôi,còn việc học là ở trò là chính,thầy chỉ nên giải quyết những câu hỏi của trò, để cho hjọc trò có tính chủ động trong mọi việc.
Bác à,thầy mà còn không làm được thì sao trò làm được,thầy cũng phải làm mẫu nó như thế nào rồi trò mới làm được chứ ạ
 

MyS2Love

Thành viên O-H
Theo tôi thì vấn đề ở chỗ chương trình đào tạo và mục đích đào tạo các bác ạ. Nếu xác định ngay từ đầu là sinh viên ô tô ra trường hiện nay chỉ để phục vụ nhu cầu của xã hội để làm những việc như sửa xe ô tô, cố vấn dịch vụ, sales bán ô tô. Thì cần gì phải mất 5 năm để học đại học với 2 năm đầu là khoa học cơ bản Tóan lý hóa cao cấp, triết học...
Năm thứ 3 là kỹ thuật cơ sở : Nguyên lý chế tạo máy, công nghệ gia công kim lọai, sức bền vật liệu, kim lọai nhiệt luyện ...
2 năm cuối mới được học về chuyên ngành ô tô: Nguyên lý, thiết kế, chế tạo động cơ đốt trong. Thời gian xuống xưởng chỉ đủ để làm quen với các chi tiết, hệ thống trong ô tô. Học như vậy mà ra trường vào gara làm sao có thể bắt tay vào sửa xe ngay được.
Nếu học để sửa chữa thì ngay những năm đầu có thể học những môn về nguyên lý họat động và cấu tạo của các hệ thống trong xe ô tô. Những khả năng hư hỏng trong từng hệ thống, cách kiểm tra tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Những năm sau là thời gian cho xuống xưởng thực hành sửa chữa để có kinh nghiệm.
Học như vậy thì chắc chắn khi ra trường vào gara là có thể độc lập xử lý 1 pan bệnh như thợ có tay nghề. Còn muốn làm cố vấn dịch vụ hay làm sale thì cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức ngay sau khi ra trường.
Bác ơi để xây dựng được cách giáo dục CĐ,ĐH là đã tốn rất nhiều thời gian và công sức đã được nghiên cứu mới đưa ra ra được cách giáo dục này bác à.Cái điều bác nói thay đổi cách giảng dạy chắc là khó đấy vì đây là thay đổi cả một hệ thống bác ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên