[Phần 1] Bảng thuật ngữ viết tắt và các từ viết tắt

dinhhoioh
Bình luận: 63Lượt xem: 17,719

dinhhoioh

Thành viên O-H
theo em biết Ram là bộ nhớ tạm thời sẽ mất dữ liệu khi ngắt nguồn, Rom vẫn duy trì được dữ liệu khi không được cấp nguồn, hai từ sau thì em chưa biết là gì
Cái này chắc phải tìm hiểu về các loại bộ nhớ trong hộp điều khiển bác nhỉ
Phân biệt từ RAM, ROM, PROM, EEPROM
 

AutoLink

Thành viên O-H
Đọc bài này là hiểu hết về các loại bộ nhớ bác nhé:
Các kiểu bộ nhớ bán dẫn chính gồm có:
1.Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
2.Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)
3.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình (PROM)
4.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình có thể xóa được (EPROM)
5.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình có thể xóa được về mặt điện tử (EEPROM)
6.Bộ nhớ flash
Trong số các kiểu bộ nhớ nói trên, RAM là loại bộ nhớ phổ biến nhất. Một đặc tính nổi bật của RAM là có thể đọc dữ liệu từ bộ nhớ và dễ dàng, nhanh chóng ghi dữ liệu mới vào bộ nhớ. Cả việc đọc và ghi đều được thực hiện thông qua việc sử dụng tín hiệu điện tử.
Một đặc tính nổi bật khác của RAM là khả biến. Bộ nhớ RAM phải luôn được cung cấp một nguồn điện không đổi. Nếu nguồn điện bị ngắt, dữ liệu sẽ mất đi. Vì lý do đó, RAM chỉ có thể dùng làm nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời.
Công nghệ RAM được chia thành hai nhóm: tĩnh và động. Một RAM động được chế tạo với các ô lưu trữ dữ liệu như cách tích điện trong tụ điện. Sự tồn tại hay biến mất của điện tích trong tụ điện được thông dịch thành các giá trị nhị phân 1 và 0. Do các tụ điện có khuynh hướng tự nhiên là giải điện, các RAM động cần sự làm tươi điện tích theo chu kỳ để duy trì dữ liệu. Trong một RAM tĩnh, các giá trị nhị phân được lưu trữ bằng cách sử dụng các cấu hình cổng luận lý mạch lật truyền thống. Một RAM tĩnh sẽ lưu giữ liệu cho đến khi nào nguồn điện còn được cung cấp cho nó.
Cả RAM tĩnh và động đều khả biến. Một ô nhớ động đơn giản hơn một ô nhớ tĩnh. Do vậy, một RAM động trù mật hơn và ít tiền hơn một RAM tĩnh tương ứng. Mặt khác, RAM động đòi hỏi sự hỗ trợ làm tươi mạch. Với những lượng bộ nhớ lớn hơn, phí tổn cố định cho việc làm tươi mạch được đền bù nhiều hơn phí tổn giành cho các DRAM. Như vậy RAM động có khuynh hướng thích hợp cho các yêu cầu về bộ nhớ lớn. Điểm cuối cùng chúng ta cần lưu ý là RAM tĩnh nói chung nhanh hơn RAM động.
Trong mối tương phản rõ nét với RAM là bộ nhớ chỉ đọc (ROM). ROM bao gồm một khuôn mẫu bền vững của dữ liệu không thể thay đổi. Trong khi chúng ta có thể đọc dữ liệu từ ROM, việc ghi vào ROM dữ liệu mới không thể thực hiện được. Một ứng dụng của ROM là vi lập trình. Ngoài ra các ứng dụng khác của ROM gồm:
Các chương trình con thư viện cho các hàm thường xuyên được sử dụng.
Các chương trình hệ thống
Các bảng hàm
Với một yêu cầu có kích thước khiêm tốn, lợi điểm của ROM là dữ liệu được lưu trữ bền vững trong bộ nhớ chính và không cần phải tải lên từ một thiết bị lưu trữ phụ.
Một ROM được tạo ra như một chip mạch tích hợp thông thường với dữ liệu được đưa vào trong chip trong quá trình in mạch. Điều này dẫn đến hai bài toán:
Bước đưa dữ liệu vào chip có chi phí tương đối lớn, cho dù một hay hàng ngàn bản sao của một ROM cụ thể sẽ được in ra.
Lỗi trong quá trình sản xuất là không thể chấp nhận được. Chỉ cần một bit bị sai, toàn bộ lô ROM phải bị hủy bỏ.
Khi chỉ cần một lượng tương đối nhỏ ROM với nội dung bộ nhớ đặc biệt, một lựa chọn ít tốn kém hơn là ROM khả trình (PROM). Giống như ROM, PROM không khả biến và chỉ có thể ghi được đúng một lần. Với PROM, quá trình ghi được thực hiện một cách điện tử và do một nhà cung cấp đảm nhiệm chứ không nhất thiết phải là nhà sản xuất chip ban đầu. Các trang thiết bị đặc biệt sẽ được sử dụng cho quá trình ghi hay "lập trình". PROM mang lại sự linh hoạt và tiện lợi trong khi ROM vẫn thu hút các đơn đặt hàng có số lượng lớn.
Một biến thể khác của bộ nhớ chỉ đọc là bộ nhớ hầu như chỉ đọc. Loại bộ nhớ này có ích cho các ứng dụng trong đó thao tác đọc thường xuyên hơn thao tác ghi, vốn cần đến khả năng lưu trữ bất biến. Có ba dạng phổ biến của bộ nhớ hầu như chỉ đọc là EPROM, EEPROM và bộ nhớ flash.
Bộ nhớ chỉ đọc khả trình xóa được bằng quang học (EPROM) được đọc/ghi một cách điện tử như với PROM. Tuy nhiên, trước một thao tác ghi, tất cả các ô lưu trữ phải được xóa về trạng thái khởi động ban đầu bằng cách đưa chip đã đóng gói qua nguồn bức xạ tia cực tím. Quá trình xóa này có thể được thực hiện lập đi lập lại, mỗi lần xóa mất khoảng 20 phút. Do vậy, EPROM có thể thay đổi được nhiều lần và cũng như với ROM hay PROM, nó có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau. EPROM thường đắt tiền hơn PROM nhưng có lợi thế ở khả năng cập nhật nhiều lần.
Một dạng bộ nhớ hầu như chỉ đọc khác lư thú hơn là bộ nhớ chỉ đọc khả trình xóa được bằng điện tử (EEPROM). Với bộ nhớ này, dữ liệu có thể được ghi vào mà không cần phải tiến hành quá trình xóa trước. Thao tác ghi mất nhiều thời gian hơn so với thao tác đọc, vào khoảng vài trăm micro giây cho một byte. Bộ nhớ EEPROM kết hợp lợi điểm của tính bất biến và sự linh hoạt trong việc cập nhật tại chỗ bằng cách sử dụng các đường điều khiển, đường địa chỉ, và đường dữ liệu thông thường. EEPROM đắt hơn nhiều so với EPROM và cũng kém trù mật hơn, hỗ trợ ít bit hơn trên mỗi chip.
Dạng mới nhất của bộ nhớ bán dẫn là bộ nhớ chớp (bộ nhớ này được đặt tên như vậy do tốc độ tái lập trình khá cao của nó). Được giới thiệu lần đầu tiên vào giữa thập niên 80, bộ nhớ chớp đóng vai trò trung gian giữa EPROM và EEPROM cả về giá cả lẫn chức năng. Giống như EEPROM, bộ nhớ chớp sử dụng công nghệ xóa điện tử. Một bộ nhớ chớp có thể được xóa trong vài giây, nhanh hơn nhiều so với EPROM. Ngoài ra, chúng ta có thể xóa chỉ các khối nhớ cần thiết hơn là toàn bộ chip. Tuy nhiên, bộ nhớ chớp không cung cấp khả năng xóa ở mức byte. Giống như EPROM, bộ nhớ chớp chỉ sử dụng một transistor cho mỗi bit, và vì thế đạt được độ trù mật cao (so với EEPROM) của EPROM.
 

dinhhoioh

Thành viên O-H
Đọc bài này là hiểu hết về các loại bộ nhớ bác nhé:
Các kiểu bộ nhớ bán dẫn chính gồm có:
1.Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
2.Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)
3.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình (PROM)
4.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình có thể xóa được (EPROM)
5.Bộ nhớ chỉ đọc khả trình có thể xóa được về mặt điện tử (EEPROM)
6.Bộ nhớ flash
Trong số các kiểu bộ nhớ nói trên, RAM là loại bộ nhớ phổ biến nhất. Một đặc tính nổi bật của RAM là có thể đọc dữ liệu từ bộ nhớ và dễ dàng, nhanh chóng ghi dữ liệu mới vào bộ nhớ. Cả việc đọc và ghi đều được thực hiện thông qua việc sử dụng tín hiệu điện tử.
Một đặc tính nổi bật khác của RAM là khả biến. Bộ nhớ RAM phải luôn được cung cấp một nguồn điện không đổi. Nếu nguồn điện bị ngắt, dữ liệu sẽ mất đi. Vì lý do đó, RAM chỉ có thể dùng làm nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời.
Công nghệ RAM được chia thành hai nhóm: tĩnh và động. Một RAM động được chế tạo với các ô lưu trữ dữ liệu như cách tích điện trong tụ điện. Sự tồn tại hay biến mất của điện tích trong tụ điện được thông dịch thành các giá trị nhị phân 1 và 0. Do các tụ điện có khuynh hướng tự nhiên là giải điện, các RAM động cần sự làm tươi điện tích theo chu kỳ để duy trì dữ liệu. Trong một RAM tĩnh, các giá trị nhị phân được lưu trữ bằng cách sử dụng các cấu hình cổng luận lý mạch lật truyền thống. Một RAM tĩnh sẽ lưu giữ liệu cho đến khi nào nguồn điện còn được cung cấp cho nó.
Cả RAM tĩnh và động đều khả biến. Một ô nhớ động đơn giản hơn một ô nhớ tĩnh. Do vậy, một RAM động trù mật hơn và ít tiền hơn một RAM tĩnh tương ứng. Mặt khác, RAM động đòi hỏi sự hỗ trợ làm tươi mạch. Với những lượng bộ nhớ lớn hơn, phí tổn cố định cho việc làm tươi mạch được đền bù nhiều hơn phí tổn giành cho các DRAM. Như vậy RAM động có khuynh hướng thích hợp cho các yêu cầu về bộ nhớ lớn. Điểm cuối cùng chúng ta cần lưu ý là RAM tĩnh nói chung nhanh hơn RAM động.
Trong mối tương phản rõ nét với RAM là bộ nhớ chỉ đọc (ROM). ROM bao gồm một khuôn mẫu bền vững của dữ liệu không thể thay đổi. Trong khi chúng ta có thể đọc dữ liệu từ ROM, việc ghi vào ROM dữ liệu mới không thể thực hiện được. Một ứng dụng của ROM là vi lập trình. Ngoài ra các ứng dụng khác của ROM gồm:
Các chương trình con thư viện cho các hàm thường xuyên được sử dụng.
Các chương trình hệ thống
Các bảng hàm
Với một yêu cầu có kích thước khiêm tốn, lợi điểm của ROM là dữ liệu được lưu trữ bền vững trong bộ nhớ chính và không cần phải tải lên từ một thiết bị lưu trữ phụ.
Một ROM được tạo ra như một chip mạch tích hợp thông thường với dữ liệu được đưa vào trong chip trong quá trình in mạch. Điều này dẫn đến hai bài toán:
Bước đưa dữ liệu vào chip có chi phí tương đối lớn, cho dù một hay hàng ngàn bản sao của một ROM cụ thể sẽ được in ra.
Lỗi trong quá trình sản xuất là không thể chấp nhận được. Chỉ cần một bit bị sai, toàn bộ lô ROM phải bị hủy bỏ.
Khi chỉ cần một lượng tương đối nhỏ ROM với nội dung bộ nhớ đặc biệt, một lựa chọn ít tốn kém hơn là ROM khả trình (PROM). Giống như ROM, PROM không khả biến và chỉ có thể ghi được đúng một lần. Với PROM, quá trình ghi được thực hiện một cách điện tử và do một nhà cung cấp đảm nhiệm chứ không nhất thiết phải là nhà sản xuất chip ban đầu. Các trang thiết bị đặc biệt sẽ được sử dụng cho quá trình ghi hay "lập trình". PROM mang lại sự linh hoạt và tiện lợi trong khi ROM vẫn thu hút các đơn đặt hàng có số lượng lớn.
Một biến thể khác của bộ nhớ chỉ đọc là bộ nhớ hầu như chỉ đọc. Loại bộ nhớ này có ích cho các ứng dụng trong đó thao tác đọc thường xuyên hơn thao tác ghi, vốn cần đến khả năng lưu trữ bất biến. Có ba dạng phổ biến của bộ nhớ hầu như chỉ đọc là EPROM, EEPROM và bộ nhớ flash.
Bộ nhớ chỉ đọc khả trình xóa được bằng quang học (EPROM) được đọc/ghi một cách điện tử như với PROM. Tuy nhiên, trước một thao tác ghi, tất cả các ô lưu trữ phải được xóa về trạng thái khởi động ban đầu bằng cách đưa chip đã đóng gói qua nguồn bức xạ tia cực tím. Quá trình xóa này có thể được thực hiện lập đi lập lại, mỗi lần xóa mất khoảng 20 phút. Do vậy, EPROM có thể thay đổi được nhiều lần và cũng như với ROM hay PROM, nó có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau. EPROM thường đắt tiền hơn PROM nhưng có lợi thế ở khả năng cập nhật nhiều lần.
Một dạng bộ nhớ hầu như chỉ đọc khác lư thú hơn là bộ nhớ chỉ đọc khả trình xóa được bằng điện tử (EEPROM). Với bộ nhớ này, dữ liệu có thể được ghi vào mà không cần phải tiến hành quá trình xóa trước. Thao tác ghi mất nhiều thời gian hơn so với thao tác đọc, vào khoảng vài trăm micro giây cho một byte. Bộ nhớ EEPROM kết hợp lợi điểm của tính bất biến và sự linh hoạt trong việc cập nhật tại chỗ bằng cách sử dụng các đường điều khiển, đường địa chỉ, và đường dữ liệu thông thường. EEPROM đắt hơn nhiều so với EPROM và cũng kém trù mật hơn, hỗ trợ ít bit hơn trên mỗi chip.
Dạng mới nhất của bộ nhớ bán dẫn là bộ nhớ chớp (bộ nhớ này được đặt tên như vậy do tốc độ tái lập trình khá cao của nó). Được giới thiệu lần đầu tiên vào giữa thập niên 80, bộ nhớ chớp đóng vai trò trung gian giữa EPROM và EEPROM cả về giá cả lẫn chức năng. Giống như EEPROM, bộ nhớ chớp sử dụng công nghệ xóa điện tử. Một bộ nhớ chớp có thể được xóa trong vài giây, nhanh hơn nhiều so với EPROM. Ngoài ra, chúng ta có thể xóa chỉ các khối nhớ cần thiết hơn là toàn bộ chip. Tuy nhiên, bộ nhớ chớp không cung cấp khả năng xóa ở mức byte. Giống như EPROM, bộ nhớ chớp chỉ sử dụng một transistor cho mỗi bit, và vì thế đạt được độ trù mật cao (so với EEPROM) của EPROM.
cám ơn bác rất nhiều, không những giải nghĩa tiếng anh mà còn thêm hình ảnh và bài viết nữa
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Còn vài từ em chưa cắt nghĩa được, mọi người tham gia thảo luận góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

ABS
antilock brake system: hệ thống chống bó cứng phanh

AC
air conditioning : điều hòa không khí

AC
air cleaner: lọc gió

AIR
secondary air injection : van phun không khí thứ cấp

A/T
automatic transmission or transaxle : hộp số tự động

SAP
accelerator pedal : bàn đạp ga

B+
battery positive voltage : điện áp dương ac quy

BARO
barometric pressure : máy đo áp suất khí

CAC
charge air cooler : báo nạp ga máy lạnh

CFI
continuous fuel injection : phun nhiên liệu trực tiếp

CL
closed loop : chế độ điều khiển vòng kín

CKP
crankshaft position sensor : cám biến vị trí trục khuỷu

CKP REF
crankshaft reference : tín hiệu cảm biến vị trí trục khủyu tham chiếu

CMP
camshaft position sensor : cảm biến vị trí trục cam

CMP REF
camshaft reference : tín hiệu cảm biến vị trí trục cam tham chiếu


CPP
clutch pedal position : vị trí bàn đạp côn

CTOX
continuous trap oxidizer : lưu giữ oxi liên tục

CTP

closed throttle position : vị trí đóng bướm ga

DEPS
digital engine position sensor : cảm biến vị trí trục khuỷu

DFCO
decel fuel cut-off mode : chế độ ngắt nhiên liệu để giảm tốc

DFI
direct fuel injection : phun nhiên liệu trục tiếp

DLC
data link connector : giắc kết nối dữ liệu

DPF
diesel particulate filter : bộ lọc muội than trong khí thải động cơ diezel

DTC
diagnostic trouble code : mã chuẩn đoán sự cố

DTM
diagnostic test mode : chế độ kiểm tra và chuẩn đoán

EBCM
electronic brake control module : modun kiểm soát điện tử

EBTCM
electronic brake traction control module : modun điều khiển lực kéo phanh điện tử

EC
engine control : điều khiển động cơ

ECM
engine control module : hộp điều khiển động cơ

ECL
engine coolant level : mực nước làm mát động cơ

ECT
engine coolant temperature :nhiệt độ nước làm mát

EEPROM
electrically erasable programmable read only memory :

EFE
early fuel evaporation : làm bốc hơi nhiên liệu

EGR
exhaust gas recirculation : luân hồi khí xả

EGRT
EGR temperature : nhiệt độ khí xả

EI
electronic ignition : đánh lửa điện tử

EM
engine modification :các tiêu chuẩn của động cơ
Anh sửa thử mấy từ của Hợi nhé. Theo ý hiểu của anh :))
APS/ APPS
accelerator pedal (position) sensor: cảm biến vị trí bàn đạp ga
BARO
barometric pressure : Áp suất khí quyển
CFI
continuous fuel injection : phun nhiên liệu liên tục (đa điểm)
DLC
data link connector : giắc kết nối chẩn đoán
 

dinhhoioh

Thành viên O-H
Anh sửa thử mấy từ của Hợi nhé. Theo ý hiểu của anh :))
APS/ APPS
accelerator pedal (position) sensor: cảm biến vị trí bàn đạp ga
BARO
barometric pressure : Áp suất khí quyển
CFI
continuous fuel injection : phun nhiên liệu liên tục (đa điểm)
DLC
data link connector : giắc kết nối chẩn đoán
[/QUOTE
AIR
secondary air injection : van phun không khí thứ cấp
Từ này thì anh hiểu thế nào, em dịch xong không biết van này ở đâu
 

AutoLink

Thành viên O-H
upload_2017-7-1_11-58-17.png
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
AIR
secondary air injection : van phun không khí thứ cấp
Từ này thì anh hiểu thế nào, em dịch xong không biết van này ở đâu
Em có thể xem video dưới đây để tham khảo. Nó dùng để kiểm soát khí thải, mục đích là phun thêm không khí vào sau xupap xả nhằm đốt sạch lượng khí thải, tránh sinh ra khí độc hại như NOx. Thường sử dụng trên mấy dòng xe châu Âu

 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
AFL - Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái. Công nghệ
do Opel hợp tác với Hella phát triển vào năm 2002.
.
ARTS - Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo
những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
.
AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian. Ví dụ: Audi A6, Subaru Impreza, Ford Explorer ...
.
AWS - All Wheel Steering: Hệ thống lái cho cả 4 bánh. Công nghệ này không được ứng
dụng rộng rãi, chỉ áp dụng trên một số xe như Mazda 626, 929 đời 1991 trở lên,
Mitsubishi Galant VR-4 1991 - 1995 và mới đây mới nhất là Infiniti G35 2007.
.
BA - Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
.
Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu
động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.
.
Cabriolet: Kiểu xe hai cửa mui trần. Mercedes Benz dùng cabriolet cho các loại xe hai
cửa mui trần mềm và roadster cho loại xe 2 cửa mui trần cứng.
.
CATS - Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều
chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS
là tên gọi của Jaguar.
.
C/C hay ACC - Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định thường dùng trên
đường cao tốc.
.
C/L - Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
.
Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng
bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
.
Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.
.
Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại
xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm
thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình
nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ:
Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.
.
CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số
xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.
.
DOHC - Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xilanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ
của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam
.
Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn
góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải
nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn
các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
.
Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa;
có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.
.
EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
.
EDM - Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
.
ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử.
.
E/W - Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
.
ESR - Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
.
FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
.
FFSR - Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác After
Market Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).
.
Heated - Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
.
HWW - Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
.
IOE - Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.
I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
.
MDS - Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động
cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do
Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord
2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
.
Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp
sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan.
.
MPG - Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
.
MPV - Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.
.
LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
.
LSD - Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
.
LWB - Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
.
OHV - OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xu-páp bố trí trên mặt máy và trục
cam ở dưới tác động vào xu-páp qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K
của Toyota Zace.
.
PAS - Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
.
PDI Pre - Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
.
Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau cabin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton ...
.
Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này
cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.
.
RWD - Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
.
SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Society of Automotive Engineers": Hiệp hội Kỹ
sư ô tô Mỹ - Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số
1 của Mỹ.
.
Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví
dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.
.
Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
.
SOHC - Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục
cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt
Nam.
.
SUV - Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4
bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.
.
SV - Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
.
Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
Cho anh góp ý 1 chút.
Theo anh nghĩ em nên viết ngắn gọn hơn 1 chút thì dễ nhìn, dễ nhớ hơn. Sử dụng in đậm và màu sắc cho nổi bật.
Theo nghiên cứu khoa học chứng minh thì màu sắc giúp nhớ tốt hơn =))))))
 

dinhhoioh

Thành viên O-H
Em có thể xem video dưới đây để tham khảo. Nó dùng để kiểm soát khí thải, mục đích là phun thêm không khí vào sau xupap xả nhằm đốt sạch lượng khí thải, tránh sinh ra khí độc hại như NOx. Thường sử dụng trên mấy dòng xe châu Âu

em đang tra từ trên cuốn Automobile electrical and electronic systems không biết là tham vọng em có lớn quá không

Screenshot (564).png
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
em đang tra từ trên cuốn Automobile electrical and electronic systems không biết là tham vọng em có lớn quá không

View attachment 59159

Đó chưa phải là tham vọng gì lớn đâu em.
Đây chính là thời gian tốt nhất cho tụi em trau dồi tiếng Anh. Hãy tận dụng, Tiếng Anh là công cụ đắc lực sau này cho em tiếp cận với nguồn kiến thức vô tận đó.
 

dinhhoioh

Thành viên O-H
Đó chưa phải là tham vọng gì lớn đâu em.
Đây chính là thời gian tốt nhất cho tụi em trau dồi tiếng Anh. Hãy tận dụng, Tiếng Anh là công cụ đắc lực sau này cho em tiếp cận với nguồn kiến thức vô tận đó.
khởi động với 1 quyển sách hơn 700 trang, các buổi sau mong các bác nhiệt tình giải đáp
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
khởi động với 1 quyển sách hơn 700 trang, các buổi sau mong các bác nhiệt tình giải đáp
Xong cuốn đó là thành cao thủ rồi đó. Dịch tiếng anh chuyên ngành nó đau đầu hơn giao tiếp nhiều, nên không cần vội vàng. Chia nhỏ ra dần dần thôi em
Dục tốc bất đạt. Cứ thong thả
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Còn vài từ em chưa cắt nghĩa được, mọi người tham gia thảo luận góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

ABS
antilock brake system: hệ thống chống bó cứng phanh

AC
air conditioning : điều hòa không khí

AC
air cleaner: lọc gió

AIR
secondary air injection : van phun không khí thứ cấp

A/T
automatic transmission or transaxle : hộp số tự động

SAP
accelerator pedal : bàn đạp ga

B+
battery positive voltage : điện áp dương ac quy

BARO
barometric pressure : máy đo áp suất khí

CAC
charge air cooler : báo nạp ga máy lạnh

CFI
continuous fuel injection : phun nhiên liệu trực tiếp

CL
closed loop : chế độ điều khiển vòng kín

CKP
crankshaft position sensor : cám biến vị trí trục khuỷu

CKP REF
crankshaft reference : tín hiệu cảm biến vị trí trục khủyu tham chiếu

CMP
camshaft position sensor : cảm biến vị trí trục cam

CMP REF
camshaft reference : tín hiệu cảm biến vị trí trục cam tham chiếu


CPP
clutch pedal position : vị trí bàn đạp côn

CTOX
continuous trap oxidizer : lưu giữ oxi liên tục

CTP

closed throttle position : vị trí đóng bướm ga

DEPS
digital engine position sensor : cảm biến vị trí trục khuỷu

DFCO
decel fuel cut-off mode : chế độ ngắt nhiên liệu để giảm tốc

DFI
direct fuel injection : phun nhiên liệu trục tiếp

DLC
data link connector : giắc kết nối dữ liệu

DPF
diesel particulate filter : bộ lọc muội than trong khí thải động cơ diezel

DTC
diagnostic trouble code : mã chuẩn đoán sự cố

DTM
diagnostic test mode : chế độ kiểm tra và chuẩn đoán

EBCM
electronic brake control module : modun kiểm soát điện tử

EBTCM
electronic brake traction control module : modun điều khiển lực kéo phanh điện tử

EC
engine control : điều khiển động cơ

ECM
engine control module : hộp điều khiển động cơ

ECL
engine coolant level : mực nước làm mát động cơ

ECT
engine coolant temperature :nhiệt độ nước làm mát

EEPROM
electrically erasable programmable read only memory :

EFE
early fuel evaporation : làm bốc hơi nhiên liệu

EGR
exhaust gas recirculation : luân hồi khí xả

EGRT
EGR temperature : nhiệt độ khí xả

EI
electronic ignition : đánh lửa điện tử

EM
engine modification :các tiêu chuẩn của động cơ
AIR: không chuẩn. Làm gì có gì gọi là van ở đó
SAP: không chuẩn. Chữ S đứng ở đâu?
BARO: không chuẩn. chữ nào thể hiện là "Máy" nhỉ?
CAC: linh tinh. Cái nào là máy lạnh ở đây?
CFI: sao lại là phun trực tiếp. Chữ nào là trực tiếp?
CKP: trục khuỷu thôi, lấy đâu ra cảm biến
CMP: lấy đâu ra cảm biến
DEPS: chữ D biến đâu rồi
EBCM: kiểm soát cái gì vậy? chữ Brake biến đâu?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
AFL - Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái. Công nghệ
do Opel hợp tác với Hella phát triển vào năm 2002.
.
ARTS - Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo
những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
.
AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian. Ví dụ: Audi A6, Subaru Impreza, Ford Explorer ...
.
AWS - All Wheel Steering: Hệ thống lái cho cả 4 bánh. Công nghệ này không được ứng
dụng rộng rãi, chỉ áp dụng trên một số xe như Mazda 626, 929 đời 1991 trở lên,
Mitsubishi Galant VR-4 1991 - 1995 và mới đây mới nhất là Infiniti G35 2007.
.
BA - Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
.
Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu
động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.
.
Cabriolet: Kiểu xe hai cửa mui trần. Mercedes Benz dùng cabriolet cho các loại xe hai
cửa mui trần mềm và roadster cho loại xe 2 cửa mui trần cứng.
.
CATS - Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều
chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS
là tên gọi của Jaguar.
.
C/C hay ACC - Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định thường dùng trên
đường cao tốc.
.
C/L - Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
.
Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng
bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
.
Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.
.
Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại
xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm
thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình
nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ:
Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.
.
CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số
xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.
.
DOHC - Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xilanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ
của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam
.
Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn
góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải
nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn
các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
.
Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa;
có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.
.
EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
.
EDM - Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
.
ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử.
.
E/W - Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
.
ESR - Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
.
FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
.
FFSR - Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác After
Market Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).
.
Heated - Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
.
HWW - Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
.
IOE - Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.
I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
.
MDS - Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động
cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do
Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord
2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
.
Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp
sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan.
.
MPG - Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
.
MPV - Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.
.
LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
.
LSD - Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
.
LWB - Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
.
OHV - OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xu-páp bố trí trên mặt máy và trục
cam ở dưới tác động vào xu-páp qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K
của Toyota Zace.
.
PAS - Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
.
PDI Pre - Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
.
Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau cabin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton ...
.
Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này
cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.
.
RWD - Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
.
SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Society of Automotive Engineers": Hiệp hội Kỹ
sư ô tô Mỹ - Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số
1 của Mỹ.
.
Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví
dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.
.
Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
.
SOHC - Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục
cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt
Nam.
.
SUV - Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4
bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.
.
SV - Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
.
Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
AWD: automatic chứ không phải All
C/L: khóa trung tâm của cái gì?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên