Xác định chân của các rơle 4 chân

H
Bình luận: 29Lượt xem: 44,808

haui

Tài xế O-H
- Để thang đo đồng hồ ở thang đo điện trở và đo lần lượt 2 trong 4 chân của rơle.
Ví dụ: Xác định chân của rơle trong cụm rơle trên, vì ta biết được một chân cuộn dây rơle
nối mass nên ta chỉ cần đo 3 chân 1,2,3 với mass;
- Trường hợp không nối một đầu vào mass thì ta đo lần lượt hai chân một nếu có điện trở
thì hai chân đó là hai chân của cuộn dây còn 2 chân còn lại là của tiếp điểm.
 

phanminhnhat

Học việc
lekien2o3 đã viết:
hơi khó hiểu bác ah. hic. giải thích rõ hơn đi. thanks
Mục đích của ta là đi tìm 2 chân cuộn dây hút của Rơle còn mấy chân tiếp điểm còn lại (tùy vào loại rơle mà có thể có 2,4,6 chân tiếp điểm), thì cấp điện vào rơle rồi dùng VOM để thang điện trở RX1 đo thử từng cặp là ra thôi
Theo như bác Haui nói thì nếu bạn dò thấy 1 chân của rơle nối về mass thì chắc chắn đó là 1 chân của cuộn dây, việc còn lại là đi tìm chân kia bằng cách dùng VOM để thang RX1 kẹp 1 que đồng hồ vào mass và que kia lần lượt chạm vào từng chân còn lại chân nào kim đồng hồ lên là chân của cuộn dây
Còn trường hợp không thấy chân nào nối mass thì kẹp 2 que đo từng cặp 1 cặp nào kim lên chính là 2 chân của cuộn dây
VD: Rơle có 8 chân thì bạn phải đo tất cả là tổ hợp chập 2 của 8 = 28 lần.......Hì. Chúc bạn thành công !!!
 

Duyleauto

Tài xế O-H
Đơn giản rờ le 4 chân: sẽ có 2 chân là 2 đầu cuộn dây, 2 chân còn lại là 2 đầu tiếp điểm

Bạn dùng VOM thang đo điện trở đo 2 chân bất kì trong 4 chân:
+ nếu 2 chân nào có điện trở thì đó là 2 chân 2 đầu cuộn dây
+ 2 chân còn lại là tiếp điểm

chú ý đối với rờ le 4 chân, khi ta đã xác định được 2 chân cuộn dây và 2 chân tiếp điểm thì vai trò của hai chân là như nhau nên có thể đấu đầu nào cũng được
 

VIU

Tài xế O-H
nếu như ko có đồng hồ thì các bác cú nhìn chân của rơle vd con rơle có 4 chân thì 2 chân nhỏ là 2 chân của cuộn hút còn 2 chân to là chân của tiếp điểm.
 

vthangnd

Tài xế O-H
Em thấy còn tùy vào loại rơle. Thường đóng hay thường mở. Nhưng thường nhìn ở vỏ rơle thì có thể biết điều này, còn về các cực.
Nếu không có đồng hồ đo thì các bác dùng nguồn accu và 1 bóng đèn để thử. Loại thường mở thì dễ rùi còn loại thường đóng, sau khi khi thử biết được 2 cực nào đấu với nhau thì lần lượt đấu thử nguồn accu và bóng đèn.
 

kia_service

Thợ quèn
Nhân viên
phức tạp vậy à?Rơ le 4 chân thông thưởng .thì 2 chân đối xứng nằm song song với nhau là 2 chân cuộn hút(2 chân cuộn hút thường nhỏ hơn 2 chân tiếp điểm)
nếu có đồng hồ thì đo từng cặp 1.rơ le 4 chân thì cứ cặp nào đo có thông số thì là cặp điều khiển thôi
 

momaru

Tài xế O-H
uay,co j dau ma cac bac kho hieu the.khoi can do chi cho met.nhin thoi cung biet ma
the nay nhe 2 chan nao ma nho la chan cua cuon hut,2 chan con lai la 2 chan tiep diem.hoac cac bac co the phan biet theo mau sac cung duoc ma.2 chan cua cuon hut thuong co mau vang,con 2 chan tiep diem la 2 chan mau do.the thoi,con k thi xach vom ra ma do.he he
:12:
 

mrdp

Tài xế O-H
theo em biết thường thì nhà sx hay vẽ sơ đồ trên rele còn không thì đo như bác Buctuong là đúng
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
Theo kinh nghiệm của tôi là thế này
Cách một
Bản chất của con rơ le là nó tạo ra hai mạch điện song song đi qua nó
Một mạch cho tải điện (bugi sấy, còi .....). Mạch này tiêu thụ dòng lơn nên hai đầu dây này của rơle rất to
Một mạch còi lại cho công tắc điều khiển (công tắc sấy, công tắc còi).Mạch này là mạch điều khiển nên có sợi dây nhỏ hơn
Còn không
thì nhìn vào con rơ le nó vẽ cấu tạo thể hiện nguyên lý làm việc của rơ le
Cách còn lại
là sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc đèn thử
 

huydemi

Tài xế O-H
Tùy từng vào kinh nghiệm mỗi thợ thôi, nếu như sỏi trong nghề người ta chẳng tốn công đo chân rơle làm gì, 4 chân chỉ nhìn là bek chân nào cuộn , chân nào tiếp điểm,ý anh em đưa ra để kiểm tra xác định chân rơle đều đúng cả, nhưng công việc rút gọn trong thời gian ngắn nhất là tốt
 

ho nhat vuong

Tài xế O-H
Thông thường rơle 4 chân : Theo kinh nghiệm thì khoảng cách 2 chân xa là cuộn dây, 2 chân gần là tiếp điểm. Nếu đo thì lấy 1 chân rồi đo bất kỳ mấy chân còn lại nếu thông mạch thì đó là 2 đầu cuộn dây
 

danht

Tài xế O-H
co j dau. doi voi loai ro le ma co day thì 2 dây nho la cuộn hút còn 2 dây to, 1 dây la nguồn còn 1 dây nối ra tải đơn giản thôi mà. com đối với rơ le có chân cắm thì nhìn vào chân của nó, chân nào kí hiêu là 30 thì la nguồn đối diện với chân đấy là ra tải. còn 2 chân còn lại là cuộn dây, các bác cứ thế mà đấu thôi.
 

nguyenquoctuan

Tài xế O-H
Không cần biết rơle bao nhiêu chân và không cần thuộc lòng các con số. Thưc hiện như sau: Đo tất cả các đầu dây, cặp nào có trị số omh tức là cặp này cuồn dây cắp điện vào. ( Đánh dấu cặp này ) Sau đó ta đo các cặp còn lại nếu không có cặp nào thông nhau ta xác định ( đây là rơle thường hở ) ghi chú: thường hở tức là khi cung ta cung cấp điện vào thì các tiếp điểm sẽ đóng lại. Ngược lại khi ta chưa cung cấp điện mà ta đo các cặp thông nhau ( đây là rơle thuơng đóng ) khi cung cấp điện vào các căp dây sẽ ngắt tiếp điểm. Sau khi xác dịng xong ta cứ sử dụng tùy theo các thiết bị mà ta muốn dùng. ( Nếu ta cấp điện vào cuồn dây mà nghe tiếng rè rè thì bỏ rơle này đi thay mói không nên sửa )
 

minhtupxcd

Tài xế O-H
hai chân // với nhau ở hai bên là chân cuộn hút . còn hai chân kia nhìn vuông góc với nhau là chân tiếp điểm .chân ngang là chân nguồn chân dọc là chân ra tải
 

duong2024

Tài xế O-H
cái này cũng post lên sáo!
relay 4 chân thì có 2 loại. một là thường đóng và 1 là thường mở!
thường đóng đo khác,thường mở đo khác,không giông nhau đâu! thì cứ nguyên lý mà xác định.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên