duongdx_na
Thành viên O-H
VinFast thực sự đang hâm nóng cả Việt Nam cũng như trên thế giới khi hãng xe hơi thương hiệu Việt đã chính thức bước ra vũ đài sản xuất ô tô thế giới qua sự kiện giới thiệu hai mẫu xe đầu tiên của mình tại Paris Motor Show 2018.
Người dân Việt Nam không khỏi tự hào khi vị nữ chủ tịch của VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy phát biểu mở đầu tại sự kiện ra mắt hai mẫu xe ở Paris Motor Show 2018: "Chúng tôi rất vui mừng bởi kể từ lúc này, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới". Và quả thật, sau những bước đi thần tốc, những thành công ban đầu nhanh chóng của VinFast, người Việt cảm nhận "giấc mơ ô tô Việt" chưa bao giờ gần hơn thế. Tuy nhiên, VinFast không chỉ đại diện cho khát vọng thương hiệu ô tô Việt, mà còn là dự án tạo động lực để thúc đẩy cả một nền sản xuất công nghiệp vốn đang trì trệ trong nước.
Ngày 02/09/2017, tổ hợp sản xuất ô tô VinFast khởi công tại Hải Phòng, quyết tâm làm ô tô thương hiệu Việt. Và đến ngày 02/10/2018 sau 13 tháng kể từ ngày khởi công, VinFast ra mắt hai mẫu xe đầu tiên tại triển lãm Paris Motor Show 2018. Nhiều người coi đây là thành công vượt bậc của VinFast và cho rằng Việt Nam đã có một thương hiệu xe riêng trên thị trường ô tô thế giới.
Tại sao lại là VinFast?
VinFast là một thành viên của VinGroup (tập đoàn tư nhân hàng đầu của Việt Nam), nhưng nhiệm vụ của VinFast không phải chỉ là kinh doanh và thương mại. Bộ công thương đã nghiên cứu rằng một nước có trên 50 triệu dân phải có thương hiệu ô tô của quốc gia đó. Các vị lãnh đạo của Việt Nam cũng nhiều lần phát biểu nhấn mạnh, Việt Nam phải có thương hiệu ô tô quốc gia. Do đó, việc VinFast ra đời là mong muốn của cả một hệ thống Chính trị và hàng loạt các chính sách hỗ trợ không chỉ cho VinFast mà còn cho cả VinGroup.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải tốn quá nhiều công sức cho một thương hiệu mà thành công hay không thì chưa biết? Tại sao 20 năm qua Việt Nam vẫn theo đuổi giấc mơ ô tô nội địa?
Câu trả lời nằm ở những gì mà ngành công nghiệp ô tô mang lại. Thứ nhất, từ nhà máy sản xuất cho đến nhà cung ứng, công nghiệp ô tô nội địa sẽ tạo ra rất nhiều việc làm. Thứ hai, sâu xa hơn, ngành công nghiệp ô tô nội địa sẽ kéo các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, giá trị tạo ra từ các sản phẩm nông nghiệp sẽ không cao và bền vững bằng sản xuất công nghiệp, và không có công nghiệp thì cũng không nâng được nông nghiệp đi lên. Tuy nhiên, trình độ công nghiệp của Việt Nam hiện đang quá thấp. Chúng ta không có công nghệ luyện kim tiên tiến, không có các kỹ thuật gia công hiện đại. Vì thế, các sản phẩm tạo ra sẽ chịu chung một quy luật: không cạnh tranh được với hàng nước ngoài khi so sánh giá cả hoặc chất lượng, hoặc cả hai. VinFast ra đời với hy vọng thúc đẩy cả một nền công nghiệp trì trệ này.
Ngoài ra, VinFast cũng là cầu nối để mở cánh cửa tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tại buổi lễ khởi công, VinFast đã hứa hẹn sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, thiết bị, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực. Bằng chứng VinFast là công ty duy nhất trên thế giới được BMW cấp phép sản xuất động cơ của họ. Đó là mẫu BMW N20, tuy không phải là động cơ hiện đại nhất của BMW nhưng nó được phát triển khá gần (ra mắt năm 2011 trên mẫu BMW X1, Z4, 328i, 528i) và hiện tại đang được dùng trên mẫu X3.
VinFast "đứng trên vai những người khổng lồ"
Bước đi chiến lược của VinFast là “đứng trên vai những người khổng lồ”: có thể thấy rõ ràng và xuyên suốt từ lúc VinFast khởi công tổ hợp nhà máy, vai trò của các "ông lớn" trong ngành sản xuất xe hơi thế giới là rất lớn. Cụ thể có thể kể đến như tập đoàn BMW của Đức hay hai mẫu xe sedan và SUV vừa ra mắt được thiết kế bởi hãng studio Pininfarina đến từ nước Ý. Hai mẫu xe vừa được giới thiệu được sản xuất từ các linh kiện quan trọng của hãng BMW, và chuỗi cung ứng từ các tên tuổi lớn như Magna Steyr, Eisenmann, Schuler,... đều là các ông lớn "sừng sỏ" và là đối tác với BMW.
Để làm được tất cả những điều trên, ngay từ ban đầu VinFast đã có một quyết định cực kỳ táo bạo, đó là mời ông Võ Quang Huệ (cựu CEO của Bosch Việt Nam) về làm Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, chịu trách nhiệm chính cho dự án VinFast. Có lẽ không cần nhắc nhiều về ông Huệ nữa, thành công lớn nhất của ông Huệ đến thời điểm hiện tại có lẽ là giúp VinFast hợp tác và được BMW chuyển giao sản xuất động cơ của họ. Và chắc hẳn, ông Huệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mời được ông James B. DeLuca, cựu Phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors (GM) và ông David Lyon, nhà thiết kế ô tô tham gia trong hàng loạt các mẫu xe của GM về đầu quân cho VinFast. Chiến lược của VinFast đặt yếu tố tốc độ lên hàng đầu, dùng tiền mua thời gian, mua công nghệ, ... và gắn chặt với công nghệ của Đức.
Tầm nhìn về một VinFast thành công
Với chiến lược phát triển ban đầu như đã đề cập ở trên, để thành công, VinFast bắt buộc phải bán được xe ở thị trường quốc tế. Điều này là một thách thức lớn khi bước chân ra ngoài, VinFast sẽ mất đi sự ủng hộ như trong nước. Bên cạnh đó, phải đối mặt với các hàng rào thuế quan của các nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu ô tô lớn mạnh và lâu đời trên thế giới.
Tuy nhiên, VinFast chỉ cần tự lực đến lúc nền sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước đủ lớn, đủ thay thế cho những thứ vay mượn từ Đức, từ BMW thì VinFast sẽ thành công. Vì vậy, ảnh hưởng của dự án VinFast đến cả nền kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ. Chúng ta cùng hy vọng cho một VinFast thật sự thành công và một nền sản xuất công nghiệp Việt Nam phát triển.
Người dân Việt Nam không khỏi tự hào khi vị nữ chủ tịch của VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy phát biểu mở đầu tại sự kiện ra mắt hai mẫu xe ở Paris Motor Show 2018: "Chúng tôi rất vui mừng bởi kể từ lúc này, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới". Và quả thật, sau những bước đi thần tốc, những thành công ban đầu nhanh chóng của VinFast, người Việt cảm nhận "giấc mơ ô tô Việt" chưa bao giờ gần hơn thế. Tuy nhiên, VinFast không chỉ đại diện cho khát vọng thương hiệu ô tô Việt, mà còn là dự án tạo động lực để thúc đẩy cả một nền sản xuất công nghiệp vốn đang trì trệ trong nước.
Bà Lê Thị Thu Thủy cùng ông James B.Deluca phát biểu tại Paris Motor Show 2018
Ngày 02/09/2017, tổ hợp sản xuất ô tô VinFast khởi công tại Hải Phòng, quyết tâm làm ô tô thương hiệu Việt. Và đến ngày 02/10/2018 sau 13 tháng kể từ ngày khởi công, VinFast ra mắt hai mẫu xe đầu tiên tại triển lãm Paris Motor Show 2018. Nhiều người coi đây là thành công vượt bậc của VinFast và cho rằng Việt Nam đã có một thương hiệu xe riêng trên thị trường ô tô thế giới.
Tại sao lại là VinFast?
VinFast là một thành viên của VinGroup (tập đoàn tư nhân hàng đầu của Việt Nam), nhưng nhiệm vụ của VinFast không phải chỉ là kinh doanh và thương mại. Bộ công thương đã nghiên cứu rằng một nước có trên 50 triệu dân phải có thương hiệu ô tô của quốc gia đó. Các vị lãnh đạo của Việt Nam cũng nhiều lần phát biểu nhấn mạnh, Việt Nam phải có thương hiệu ô tô quốc gia. Do đó, việc VinFast ra đời là mong muốn của cả một hệ thống Chính trị và hàng loạt các chính sách hỗ trợ không chỉ cho VinFast mà còn cho cả VinGroup.
Lễ khởi công dự án VinFast cách đây hơn một năm
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải tốn quá nhiều công sức cho một thương hiệu mà thành công hay không thì chưa biết? Tại sao 20 năm qua Việt Nam vẫn theo đuổi giấc mơ ô tô nội địa?
Câu trả lời nằm ở những gì mà ngành công nghiệp ô tô mang lại. Thứ nhất, từ nhà máy sản xuất cho đến nhà cung ứng, công nghiệp ô tô nội địa sẽ tạo ra rất nhiều việc làm. Thứ hai, sâu xa hơn, ngành công nghiệp ô tô nội địa sẽ kéo các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, giá trị tạo ra từ các sản phẩm nông nghiệp sẽ không cao và bền vững bằng sản xuất công nghiệp, và không có công nghiệp thì cũng không nâng được nông nghiệp đi lên. Tuy nhiên, trình độ công nghiệp của Việt Nam hiện đang quá thấp. Chúng ta không có công nghệ luyện kim tiên tiến, không có các kỹ thuật gia công hiện đại. Vì thế, các sản phẩm tạo ra sẽ chịu chung một quy luật: không cạnh tranh được với hàng nước ngoài khi so sánh giá cả hoặc chất lượng, hoặc cả hai. VinFast ra đời với hy vọng thúc đẩy cả một nền công nghiệp trì trệ này.
VinFast ra đời với hy vọng thúc đẩy cả một nền sản xuất công nghiệp
Ngoài ra, VinFast cũng là cầu nối để mở cánh cửa tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tại buổi lễ khởi công, VinFast đã hứa hẹn sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, thiết bị, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực. Bằng chứng VinFast là công ty duy nhất trên thế giới được BMW cấp phép sản xuất động cơ của họ. Đó là mẫu BMW N20, tuy không phải là động cơ hiện đại nhất của BMW nhưng nó được phát triển khá gần (ra mắt năm 2011 trên mẫu BMW X1, Z4, 328i, 528i) và hiện tại đang được dùng trên mẫu X3.
VinFast "đứng trên vai những người khổng lồ"
Bước đi chiến lược của VinFast là “đứng trên vai những người khổng lồ”: có thể thấy rõ ràng và xuyên suốt từ lúc VinFast khởi công tổ hợp nhà máy, vai trò của các "ông lớn" trong ngành sản xuất xe hơi thế giới là rất lớn. Cụ thể có thể kể đến như tập đoàn BMW của Đức hay hai mẫu xe sedan và SUV vừa ra mắt được thiết kế bởi hãng studio Pininfarina đến từ nước Ý. Hai mẫu xe vừa được giới thiệu được sản xuất từ các linh kiện quan trọng của hãng BMW, và chuỗi cung ứng từ các tên tuổi lớn như Magna Steyr, Eisenmann, Schuler,... đều là các ông lớn "sừng sỏ" và là đối tác với BMW.
Hai mẫu xe của VinFast vừa ra mắt công chúng tại Paris Motor Show 2018
Để làm được tất cả những điều trên, ngay từ ban đầu VinFast đã có một quyết định cực kỳ táo bạo, đó là mời ông Võ Quang Huệ (cựu CEO của Bosch Việt Nam) về làm Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, chịu trách nhiệm chính cho dự án VinFast. Có lẽ không cần nhắc nhiều về ông Huệ nữa, thành công lớn nhất của ông Huệ đến thời điểm hiện tại có lẽ là giúp VinFast hợp tác và được BMW chuyển giao sản xuất động cơ của họ. Và chắc hẳn, ông Huệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mời được ông James B. DeLuca, cựu Phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors (GM) và ông David Lyon, nhà thiết kế ô tô tham gia trong hàng loạt các mẫu xe của GM về đầu quân cho VinFast. Chiến lược của VinFast đặt yếu tố tốc độ lên hàng đầu, dùng tiền mua thời gian, mua công nghệ, ... và gắn chặt với công nghệ của Đức.
Tầm nhìn về một VinFast thành công
Với chiến lược phát triển ban đầu như đã đề cập ở trên, để thành công, VinFast bắt buộc phải bán được xe ở thị trường quốc tế. Điều này là một thách thức lớn khi bước chân ra ngoài, VinFast sẽ mất đi sự ủng hộ như trong nước. Bên cạnh đó, phải đối mặt với các hàng rào thuế quan của các nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu ô tô lớn mạnh và lâu đời trên thế giới.
Tham gia Paris Motor Show 2018 thể hiện khát vọng vươn tầm thế giới của VinFast
Tuy nhiên, VinFast chỉ cần tự lực đến lúc nền sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước đủ lớn, đủ thay thế cho những thứ vay mượn từ Đức, từ BMW thì VinFast sẽ thành công. Vì vậy, ảnh hưởng của dự án VinFast đến cả nền kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ. Chúng ta cùng hy vọng cho một VinFast thật sự thành công và một nền sản xuất công nghiệp Việt Nam phát triển.
Theo Banxehoi.com