Vì sao ô tô mở chế độ lấy gió trong, nhưng ta vẫn ngửi được mùi bên ngoài?

chien.bkhcm
Bình luận: 3Lượt xem: 2,864

chien.bkhcm

Tài xế O-H
Đây có thể là chủ đề không mới với nhiều bác tài lâu năm hay nhiều người ai hiểu kỹ thuật ô tô, tuy nhiên nó sẽ không cũ với những gì chưa biết gì về xe. Dưới đây là những giải thích vì sao ô tô mở chế độ gió trong nhưng vẫn có mùi ở bên ngoài lẻn lỏi vào. Thông qua những giải thích này, newbie có thể an tâm khi sử dụng và tránh được những lo ngại khi xe gặp phải hiện tượng trên. Một vài nguyên nhân được đưa ra bên dưới có thể không chính xác 100% với các loại xe ở Việt Nam bởi tài liệu về các dòng xe còn hạn chế, chưa thể tiếp cận được hết. Nhưng chung quy lại, nếu ô tô xảy ra hiện tượng như ở đầu bài, ta có thể biết được nguồn gốc của nó.

vi-sao-o-to-mo-che-do-lay-gio-trong-nhung-ta-van-ngui-duoc-mui-ben-ngoai (2).jpg

Về cơ bản thì phần lớn hệ thống điều hoà của xe hơi đều không được thiết lập để lấy 100% gió trong ở toàn thời gian xe vận hành. Đối với nhiều dòng xe cơ cấu cửa lấy gió vẫn sẽ mở cho khoảng 1/3 lượng gió là gió bên ngoài xe, lượng gió này sẽ cung cấp oxi vào bên trong khoang người lái. Đối với nhiều dòng xe đến từ Châu Âu thì thông thường chúng sẽ được thiết lập tự động mở cửa gió để lấy gió bên ngoài (mặc dù đang điều chỉnh lấy gió trong), đồng thời trang bị đi kèm là một cảm biến mùi (Smell Sensor hoặc Air Quality Sensor) để có thể phát hiện được khu vực không khí ô nhiễm mà đóng cửa lấy gió bên ngoài.

1. Thỉng thoảng ngửi thấy mùi hôi nhưng lại tự hết?​

Đây là hiện tượng mà thực tế bản thân mình đã gặp khi chạy một số thương hiệu xe Châu Âu khác nhau, chúng sẽ đến ngẫu nhiên ở một lúc nào đó và nhanh chóng hết trong vài phút mà không cần thao tác điều chỉnh lại hệ thống lấy gió của điều hoà. Giải thích cho hiện tượng này đó là vì dù bạn có thiết lập để lấy gió trong của điều hoà thì ở một khoảng thời gian nhất định, hệ thống điều hoà sẽ tự động chuyển sang lấy gió bên ngoài để có thể lấy nhiều khí tươi vào ca bin xe, giúp người bên trong có được sự thoải mái và giảm thiểu sự mệt mỏi.

vi-sao-o-to-mo-che-do-lay-gio-trong-nhung-ta-van-ngui-duoc-mui-ben-ngoai (1).jpg

Để chức năng này hoạt động tự động thì trên xe sẽ được trang bị kèm một cảm biến mùi (Smell Sensor hoặc Air Quality Sensor), cảm biến này có thể nhạy bén phát hiện những mùi hôi, khí thải hoặc khói hoặc những loại không khí có mùi bên ngoài. Và trong khoảng thời gian “delay” của cảm biến kích hoạt đóng van gió vẫn sẽ có một lượng không khí có mùi tràn vào cabin, đây là lúc mà chúng ta ngửi thấy mùi hôi bên ngoài. Nhưng chỉ ít phút sau không khí tuần hoàn sẽ làm giảm lượng mùi hôi đi mà bạn không cần phải thủ công thao tác chuyển đổi chế độ lấy gió.


Lượng mùi hôi nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tốc độ xử lý của xe và mức độ nhạy bén của cảm biến, nếu cửa gió đóng càng chậm thì mùi càng nhiều. Tiếp theo nữa đó là bộ lọc không khí của mỗi xe có mức độ cao cấp khác nhau cũng ảnh hưởng đến mùi rất nhiều, nếu như một bọ lọc chưa đủ tốt thì gần như bạn sẽ “ngửi” trọn vẹn mùi của không khí lúc đó, còn nếu như bộ lọc tốt thì mùi hôi nguyên bản cũng được xử lý đi rất nhiều và giảm bớt sự khó chịu (là trải nghiệm thực tế đưa ra kết luận này), nếu một chiếc xe làm cả hai việc này đều tốt thì gần như bạn sẽ không phát hiện được không khí bất thường, nhưng nó là rất hiếm. Những chiếc xe sang ngày nay trang bị thêm hệ thống nước hoa hoặc sáp thơm, chúng không chỉ tự động nhả hương thơm theo lập trình mà còn hoạt động kết hợp với điều hoà để triệt tiêu mùi khó chịu từ bên ngoài lọt vào bên trong.

2. Hệ thống điều hoà không khí có đóng kín 100% hay không?​

Theo mình được biết thì không có hệ thống điều hoà không khí trên xe hơi nào đóng kín 100%, chúng có thể không có cơ cấu tự động giống như trên xe sang, nhưng cơ bản thì cửa lấy gió của những hệ thống điều hoà này không được đóng kín 100%, tức là dù bạn có mở lấy gió trong thì mặc định cửa gió vẫn mở nhỏ để lấy một lượng không khí bên ngoài để đảm bảo oxi và tuần hoàn không khí. Nhưng với những hệ thống điều hoà này thì người điều khiển xe cần điều chỉnh hợp lý đối với những quãng đường dài, bởi lượng không khí được lấy bên ngoài vào là rất nhỏ, nếu kéo dài sẽ khiến người bên trong xe nhanh chóng bị mệt mỏi và kém thoải mái.

3. Hiện tượng chết ngạt trong xe khi nổ máy?​

Có thể ít nhiều bạn cũng đã nghe qua về vấn đề này, nguyên nhân thì đúng là liên quan đến hệ thống điều hoà, nhưng không hẳn lỗi nằm ở hệ thống lấy gió trong hay ngoài của điều hoà. Thực tế kết quả khám nghiệm những hiện tượng không may xảy ra này đều chỉ ra có một lượng Cabon Monoxide (có trong khí thải) vượt nhiều lần mức độ an toàn ở trong cabin xe, và chắc chắn đi kèm đó là một lượng lớn CO2.

vi-sao-o-to-mo-che-do-lay-gio-trong-nhung-ta-van-ngui-duoc-mui-ben-ngoai (3).jpg

Giải thích cho đều này nằm ở yếu tố mấu chốt là chiếc xe đứng yên không di chuyển, lúc này rất có thể điều kiện đậu xe không được lưu thông không khí tốt, dẫn đến khí thải sẽ tụ ở quanh khu vực chiếc xe đậu, và dù có lấy gió trong hay ngoài thì cũng sẽ có một lượng khí thải được hệ thống điều hoà đưa vào bên trong cabin xe. Theo các nhà khoa học, nếu không khí có 1% thể tích Carbon Monoxide cũng đủ để làm chết người, và nếu trong 1m3 (một mét khối) không khí có 50-60ml CO2 thì con người sẽ chết trong khoảng 30-60 phút.

Sự nguy hiểm của ngộ độc những khí này đó là chúng sẽ làm cơ thể mất dần ý thức mà không có hiện tưởng phản vệ nào, nếu như đang ngủ hay say rựu thì sẽ không thể nhận ra sự khác thường. Đây chắc chắn không phải là một bài Hoá - Sinh nên mình xin phép không giải thích cặn kẽ hơn nữa được, nhưng nếu như bạn có định nổ máy xe để ngủ thì điều quan trọng nhất là chọn 1 nơi đậu xe thoáng gió - thoáng khí, tiếp theo là an ninh an toàn và cuối cùng nếu được thì hạ nhẹ cửa kính hai bên trái phải để đảm bảo hơn luồng không khí có thể lưu thông.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên