Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 1)

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 77Lượt xem: 135,696

kk.jack

Thành viên O-H
Cảm ơn bác. Em đã từng đọc bên otosaigon. Nhưng link không được đầy đủ hình ảnh minh học như bài của bác. Lần nữa thank bác nhiều.
 

minhducbao316

Thành viên O-H
Chào các bác, em thấy bài viết này rất hay, có kiến thức cơ bản của bác Hoàng Vương trên diễn đàn otosaigon. Vì vậy, em copy về đây để các bác tiện theo dõi và học hỏi nhé.

"Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Bài 1:Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Bài 2:Tổng quan động cơ xe ô tô

Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.


Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), và 4 cái xilanh ấy nó được xếp thẳng hàng gắn trên 1 cái trục ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài. Khi pittong trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay. (Xem hình 1 nhé)


Hình 1 - Động cơ xăng ô tô
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái pittong nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số và tới các bánh xe làm xe chuyển động.

Sáng thứ 7, ngồi nhâm nhi ly cafe trong cái nắng vàng hiu hắt dịu nhẹ của mùa thu, ngắm những tà áo dài thướt tha đang hì hục cong đít đạp xe tới trường của mấy nữ sinh cuối cấp, lòng lại thấy bồi hồi (nói cho văn vẻ thế chớ ngắm áo dài éo gì, toàn là nhìn (. ) (. ) với cả ( | ) thôi. Chẹp chẹp, lại tiếc nuối 1 thời trẻ trâu. Giờ nhớn rồi, chỉ toàn lo xe với cộ, ko biết giờ này có cụ nào nhà ta đang hì hục ngồi mở máy thay pittong, tay biên gì do đợt lụt lội kinh hoàng ở SG vừa qua ko nhỉ?
Èo mẹ, dài dòng vãi. Tiếp nào.

Bài 3: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?

Trước khi bắt đầu bài 3, hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao nhé (Hình 2).
View attachment 83510
Hình 2: Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
Ok, vậy là chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu
View attachment 83511
Hình 3: Trục khuỷu động cơ
Và cách mà pittong được gắn vào trục khuỷu


Hình 4: Pittong và trục khuỷu
Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay


Hình 5: Chuyển động tịnh tiến -> chuyển động quay
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5.

Vậy là giờ chúng ta biết pittong, trục khuỷu và tay biên, cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của 3 bộ phận chính này.

Bài 4:Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu

4.1 - Piston




Hình 6: Piston
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:

View attachment 83516
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

4.2 - Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon

View attachment 83517

Hình 8: Thanh truyền
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).


Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)

Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)


View attachment 83519
Hình 9: Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.

Ok, vậy là chúng ta hiểu đc về piston, thanh truyền, trục khuỷu. Cái quan trọng nhất bây giờ là chúng ta tìm hiểu tại sao piston chuyển động được nhé, đó cũng chính là nguyên lý hoạt động của động cơ xăng đốt trong.

Bài 5: Nguyên lý hoạt động của động cơ

Hãy cùng xem 1 số bộ phận chính làm nên chuyển động pistontheo hình dưới:

Và xem nó hoạt động xem nào


View attachment 83521
Hình 10: Hoạt động của động cơ
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.

5.1 - Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.

5.2 - Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
5.3 - Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
5.4 - Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
Làm tí cho dễ hình dung nhở


Về nguyên lý này thì các bác lên google search ra đầy, vấn đề là nhiều bác xem xong vẫn có thể ko hiểu ngay được vì nhìn nó khá phức tạp, e thì e dẫn giải lại theo phong cách "lông thôn" cho các bác dễ nhập.


Các bác nhìn thấy hoa mắt ko, èo mẹ, chán chả muốn đọc nữa. Trong khi chỉ cần biết các bộ phận chính Trục khuỷu, piston, tay biên, xupap, bugi là được rồi. Èo mẹ, cái van nạp, lò xo cũng đưa vào đây, mấy cái vòng đệm, rồi cò mổ, rồi dầu bôi trơn...chưa gì đã đưa vào lum nhum cả lên. Hiểu cái cơ bản xong rồi tự khắc nó phát sinh các cái sau. Ví dụ như biết xupap nó chạy lên chạy xuống là được rồi, kệ bà nó đi, mặc định vậy đã, để động cơ nó chạy đã, hiểu rồi, thì lúc đó hẵng xem xupap nó đc dẫn động bởi con đội, cò mổ rồi con đội đc dẫn động bởi trục cam, rồi trục cam lại đc dẫn động bởi trục khuỷu....

Vì thế e sẽ đi rất từ từ để ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, ko cần phải đú theo mấy giáo sư làm gì, đến khi ra thực tế hoa mắt hoa mũi cả lên.

Bài 6: Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam

Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé


View attachment 83523
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam

Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào

View attachment 83524
View attachment 83525

Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy

View attachment 83526
Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong​
Và mặt cắt ngang chi tiết

View attachment 83527
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp

View attachment 83528
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap​

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
View attachment 83529
Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ


Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay...

Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se)) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:

View attachment 83531
Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.

View attachment 83532
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.

Tiếp vụ dầu động cơ

Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:

View attachment 83533
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ

Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé


View attachment 83534
Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)

Tóm lại là chu trình nó như lày:


Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu
Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)


View attachment 83536
Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu


Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé




View attachment 83538
Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn.
Và lược dầu trong máy thì sao


Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
Và khi tháo cái lược dầu ra


Hình 8.7 - Lỗ hút dầu vào bơm dầu (các bác để ý cái này để phần tới nói về bơm dầu các bác dễ hình dung

Và chụp cái các te lên thì sao


Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)
Chu trình 2. Lưới lọc dầu -> Bơm dầu
Bơm dầu là bộ quạn quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn này. Cùng xem nó trong thực tế nhé

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế


Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào

View attachment 83543


Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung

Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé



Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)​
Đè ra, lột đồ e nó...


Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể​

Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi



Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu​
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào


Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu​
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhé


Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Trước khi bắt đầu bài mới, e lại phải lưu ý phát là ra thực tế các bác sẽ có thể gặp nhiều loại động cơ khác nhau, nhiều kiểu xupap khác nhau, nhiều cách đặt trục cam, rồi nhiều loại bơm dầu. E sẽ ko có chèn chèn vào kiểu này kiểu nọ, các bác đọc sẽ bị loạn não mất. E sẽ đi theo 1 cái kiểu đơn giản hoặc thông dụng nhất, để các bác nắm được cái nguyên lý đã, lúc các bác hiểu rồi thì sau này các bác sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra nó nằm ở đâu trong xe, trong máy bởi có khác nhau thì chỉ là khác hình dạng và vị trí, thêm thắt vài bộ phận nhưng nguyên lý chung thì vẫn thế mà thôi. Khi đã hiểu nguyên lý thì bắt lỗi và sửa chữa trở nên đơn giản vô cùng.

Nói thật các bác chứ đọc mấy cái sách kỹ thuật việt nam nhức não vãi cả ra, e là e học theo kiểu Mỹ, để cho ai cũng hiểu mà ko ai chán, còn bác nào đam mê về xe cộ thì mới tìm hiểu sâu thêm, còn không thì thôi, cớ gì mà ở Việt Nam, thằng nào cũng bị ép học như đi thi giáo sư. Èo mẹ, sao tính e đàn bà thế nhở, e nhớ là có nói cái này phần trước rồi thì phải, thôi kệ bà nó đi, e cứ nói cho sướng miệng...Hehe, Tiếp nào các bác

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn

Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu

Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
Xem em nó này


View attachment 83548
Hình 8.17 - Lọc dầu
Và xem nguyên lý em nó


Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:


View attachment 83549
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây


Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến


Hình 8.20- Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.

2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn (Các bác cứ xem hết bài này đã rồi kéo xuống các comment tiếp theo của e để xem sinh hàn bây giờ)


Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ

Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)

Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.

Bài 8 (phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ

Chu trình cuối: Sinh hàn -> Đường dầu chính -> Trục khuỷu

Trước khi tiếp tục, ta cùng nhìn lại cái chu trình dầu bôi trơn 1 lần nữa dưới dạng 3D nhé

Xong rồi, mời các bác cùng với e cùng tháo cái động cơ ra xem nó ra làm sao nhé (phải xem nhé các bác, xem mới hiểu được phần dưới nhanh hơn)


Ok, vậy là các bác có 1 cái nhìn thực tế hơn về động cơ rồi đúng ko, bây giờ ta cùng xem cái đường dầu chính ở trong động cơ nó ra làm sao nhé.

Đường dầu chính nó là 1 đường ống được thiết kế sẵn trong thân máy và song song với trục khuỷu, các bác xem cái ảnh phía dưới cho dễ hình dung nhé

E lấy cái lốc máy này là "máy Mỹ" lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là "máy châu Á" nên lỗ nhỏ quá...Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se))

Ok, dầu sẽ được bơm từ bơm dầu vào cái lỗ dầu chính này, lỗ này thông với lỗ ở trên bạc cổ trục như hình trên đó. Các bác cần phân biệt giữa cổ biên và cổ trục nhé, cổ trục nằm trên 1 đường thẳng còn cổ biên thì không, xem hình dưới.


Hình 8.22 - Trục khuỷu
Ta cứ gọi cổ trục và cổ biên cho dễ nhớ nhé, cổ trục sẽ quay trong bạc cổ trục, còn cổ biên thì quay trong bạc đầu to thanh truyền.


Hình 8.23 - Piston và Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này


Hình 8.24 - Đường dầu trong trục khuỷu​

Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.

Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình


Hình 8.25 - Đường dầu trong thanh truyền

Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.

Ok, còn cái chu trình đi từ trục khuỷu lên trục cam thì cũng na ná như thế thôi, e khỏi phải nói nhé các bác.

Vậy đến đây, các bác đã hình dung được toàn bộ về hệ thống bôi trơn trong động cơ chưa nào? Các bộ phận? Vị trí của chúng, dầu bôi trơn chảy trong chúng ra sao? Nếu chưa thì các bác hãy đọc lại toàn bộ bài 8 một lần nữa nhé. Để chúng ta qua bài 9 nhé

Cái e giới thiệu ở trên là động cơ 4 xi lanh ng ta lắp thêm, thường ko có sẵn trên bản gốc. E muốn giới thiệu mọi người 1 phần là để những newbie hình dùng đc thêm cac te, lọc dầu...nó nằm ở đâu dưới gầm xe.
Sinh hàn làm mát dầu động cơ bây giờ ng ta chế tạo nhẹ nhàng nó nằm bên hông thân máy như dưới đây nhé, và đa số lắp trên những xe công suất lớn (6 xi lanh trở lên), hoặc các xe máy dầu, đây là ở trên con Mercedes C280 nha bác, e lấy ảnh bên workshop auto911vn.


Cận cảnh


Số loại khác



Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.




Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý


Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...


Làm phát video nữa cho dễ hiểu


Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.

Xem tiếp: Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 2)
cảm ơn bác đã chia sẻ tận tình
 

tranminhtri3569

Thành viên O-H
Chào các bác, em thấy bài viết này rất hay, có kiến thức cơ bản của bác Hoàng Vương trên diễn đàn otosaigon. Vì vậy, em copy về đây để các bác tiện theo dõi và học hỏi nhé.

"Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Bài 1:Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Bài 2:Tổng quan động cơ xe ô tô

Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.


Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), và 4 cái xilanh ấy nó được xếp thẳng hàng gắn trên 1 cái trục ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài. Khi pittong trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay. (Xem hình 1 nhé)


Hình 1 - Động cơ xăng ô tô
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái pittong nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số và tới các bánh xe làm xe chuyển động.

Sáng thứ 7, ngồi nhâm nhi ly cafe trong cái nắng vàng hiu hắt dịu nhẹ của mùa thu, ngắm những tà áo dài thướt tha đang hì hục cong đít đạp xe tới trường của mấy nữ sinh cuối cấp, lòng lại thấy bồi hồi (nói cho văn vẻ thế chớ ngắm áo dài éo gì, toàn là nhìn (. ) (. ) với cả ( | ) thôi. Chẹp chẹp, lại tiếc nuối 1 thời trẻ trâu. Giờ nhớn rồi, chỉ toàn lo xe với cộ, ko biết giờ này có cụ nào nhà ta đang hì hục ngồi mở máy thay pittong, tay biên gì do đợt lụt lội kinh hoàng ở SG vừa qua ko nhỉ?
Èo mẹ, dài dòng vãi. Tiếp nào.

Bài 3: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?

Trước khi bắt đầu bài 3, hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao nhé (Hình 2).
View attachment 83510
Hình 2: Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
Ok, vậy là chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu
View attachment 83511
Hình 3: Trục khuỷu động cơ
Và cách mà pittong được gắn vào trục khuỷu


Hình 4: Pittong và trục khuỷu
Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay


Hình 5: Chuyển động tịnh tiến -> chuyển động quay
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5.

Vậy là giờ chúng ta biết pittong, trục khuỷu và tay biên, cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của 3 bộ phận chính này.

Bài 4:Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu

4.1 - Piston




Hình 6: Piston
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:

View attachment 83516
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

4.2 - Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon

View attachment 83517

Hình 8: Thanh truyền
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).


Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)

Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)


View attachment 83519
Hình 9: Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.

Ok, vậy là chúng ta hiểu đc về piston, thanh truyền, trục khuỷu. Cái quan trọng nhất bây giờ là chúng ta tìm hiểu tại sao piston chuyển động được nhé, đó cũng chính là nguyên lý hoạt động của động cơ xăng đốt trong.

Bài 5: Nguyên lý hoạt động của động cơ

Hãy cùng xem 1 số bộ phận chính làm nên chuyển động pistontheo hình dưới:

Và xem nó hoạt động xem nào


View attachment 83521
Hình 10: Hoạt động của động cơ
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.

5.1 - Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.

5.2 - Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
5.3 - Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
5.4 - Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
Làm tí cho dễ hình dung nhở


Về nguyên lý này thì các bác lên google search ra đầy, vấn đề là nhiều bác xem xong vẫn có thể ko hiểu ngay được vì nhìn nó khá phức tạp, e thì e dẫn giải lại theo phong cách "lông thôn" cho các bác dễ nhập.


Các bác nhìn thấy hoa mắt ko, èo mẹ, chán chả muốn đọc nữa. Trong khi chỉ cần biết các bộ phận chính Trục khuỷu, piston, tay biên, xupap, bugi là được rồi. Èo mẹ, cái van nạp, lò xo cũng đưa vào đây, mấy cái vòng đệm, rồi cò mổ, rồi dầu bôi trơn...chưa gì đã đưa vào lum nhum cả lên. Hiểu cái cơ bản xong rồi tự khắc nó phát sinh các cái sau. Ví dụ như biết xupap nó chạy lên chạy xuống là được rồi, kệ bà nó đi, mặc định vậy đã, để động cơ nó chạy đã, hiểu rồi, thì lúc đó hẵng xem xupap nó đc dẫn động bởi con đội, cò mổ rồi con đội đc dẫn động bởi trục cam, rồi trục cam lại đc dẫn động bởi trục khuỷu....

Vì thế e sẽ đi rất từ từ để ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, ko cần phải đú theo mấy giáo sư làm gì, đến khi ra thực tế hoa mắt hoa mũi cả lên.

Bài 6: Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam

Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé


View attachment 83523
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam

Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào

View attachment 83524
View attachment 83525

Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy

View attachment 83526
Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong​
Và mặt cắt ngang chi tiết

View attachment 83527
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp

View attachment 83528
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap​

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
View attachment 83529
Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ


Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay...

Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se)) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:

View attachment 83531
Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.

View attachment 83532
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.

Tiếp vụ dầu động cơ

Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:

View attachment 83533
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ

Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé


View attachment 83534
Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)

Tóm lại là chu trình nó như lày:


Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu
Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)


View attachment 83536
Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu


Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé




View attachment 83538
Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn.
Và lược dầu trong máy thì sao


Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
Và khi tháo cái lược dầu ra


Hình 8.7 - Lỗ hút dầu vào bơm dầu (các bác để ý cái này để phần tới nói về bơm dầu các bác dễ hình dung

Và chụp cái các te lên thì sao


Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)
Chu trình 2. Lưới lọc dầu -> Bơm dầu
Bơm dầu là bộ quạn quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn này. Cùng xem nó trong thực tế nhé

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế


Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào

View attachment 83543


Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung

Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé



Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)​
Đè ra, lột đồ e nó...


Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể​

Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi



Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu​
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào


Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu​
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhé


Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Trước khi bắt đầu bài mới, e lại phải lưu ý phát là ra thực tế các bác sẽ có thể gặp nhiều loại động cơ khác nhau, nhiều kiểu xupap khác nhau, nhiều cách đặt trục cam, rồi nhiều loại bơm dầu. E sẽ ko có chèn chèn vào kiểu này kiểu nọ, các bác đọc sẽ bị loạn não mất. E sẽ đi theo 1 cái kiểu đơn giản hoặc thông dụng nhất, để các bác nắm được cái nguyên lý đã, lúc các bác hiểu rồi thì sau này các bác sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra nó nằm ở đâu trong xe, trong máy bởi có khác nhau thì chỉ là khác hình dạng và vị trí, thêm thắt vài bộ phận nhưng nguyên lý chung thì vẫn thế mà thôi. Khi đã hiểu nguyên lý thì bắt lỗi và sửa chữa trở nên đơn giản vô cùng.

Nói thật các bác chứ đọc mấy cái sách kỹ thuật việt nam nhức não vãi cả ra, e là e học theo kiểu Mỹ, để cho ai cũng hiểu mà ko ai chán, còn bác nào đam mê về xe cộ thì mới tìm hiểu sâu thêm, còn không thì thôi, cớ gì mà ở Việt Nam, thằng nào cũng bị ép học như đi thi giáo sư. Èo mẹ, sao tính e đàn bà thế nhở, e nhớ là có nói cái này phần trước rồi thì phải, thôi kệ bà nó đi, e cứ nói cho sướng miệng...Hehe, Tiếp nào các bác

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn

Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu

Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
Xem em nó này


View attachment 83548
Hình 8.17 - Lọc dầu
Và xem nguyên lý em nó


Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:


View attachment 83549
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây


Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến


Hình 8.20- Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.

2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn (Các bác cứ xem hết bài này đã rồi kéo xuống các comment tiếp theo của e để xem sinh hàn bây giờ)


Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ

Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)

Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.

Bài 8 (phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ

Chu trình cuối: Sinh hàn -> Đường dầu chính -> Trục khuỷu

Trước khi tiếp tục, ta cùng nhìn lại cái chu trình dầu bôi trơn 1 lần nữa dưới dạng 3D nhé

Xong rồi, mời các bác cùng với e cùng tháo cái động cơ ra xem nó ra làm sao nhé (phải xem nhé các bác, xem mới hiểu được phần dưới nhanh hơn)


Ok, vậy là các bác có 1 cái nhìn thực tế hơn về động cơ rồi đúng ko, bây giờ ta cùng xem cái đường dầu chính ở trong động cơ nó ra làm sao nhé.

Đường dầu chính nó là 1 đường ống được thiết kế sẵn trong thân máy và song song với trục khuỷu, các bác xem cái ảnh phía dưới cho dễ hình dung nhé

E lấy cái lốc máy này là "máy Mỹ" lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là "máy châu Á" nên lỗ nhỏ quá...Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se))

Ok, dầu sẽ được bơm từ bơm dầu vào cái lỗ dầu chính này, lỗ này thông với lỗ ở trên bạc cổ trục như hình trên đó. Các bác cần phân biệt giữa cổ biên và cổ trục nhé, cổ trục nằm trên 1 đường thẳng còn cổ biên thì không, xem hình dưới.


Hình 8.22 - Trục khuỷu
Ta cứ gọi cổ trục và cổ biên cho dễ nhớ nhé, cổ trục sẽ quay trong bạc cổ trục, còn cổ biên thì quay trong bạc đầu to thanh truyền.


Hình 8.23 - Piston và Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này


Hình 8.24 - Đường dầu trong trục khuỷu​

Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.

Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình


Hình 8.25 - Đường dầu trong thanh truyền

Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.

Ok, còn cái chu trình đi từ trục khuỷu lên trục cam thì cũng na ná như thế thôi, e khỏi phải nói nhé các bác.

Vậy đến đây, các bác đã hình dung được toàn bộ về hệ thống bôi trơn trong động cơ chưa nào? Các bộ phận? Vị trí của chúng, dầu bôi trơn chảy trong chúng ra sao? Nếu chưa thì các bác hãy đọc lại toàn bộ bài 8 một lần nữa nhé. Để chúng ta qua bài 9 nhé

Cái e giới thiệu ở trên là động cơ 4 xi lanh ng ta lắp thêm, thường ko có sẵn trên bản gốc. E muốn giới thiệu mọi người 1 phần là để những newbie hình dùng đc thêm cac te, lọc dầu...nó nằm ở đâu dưới gầm xe.
Sinh hàn làm mát dầu động cơ bây giờ ng ta chế tạo nhẹ nhàng nó nằm bên hông thân máy như dưới đây nhé, và đa số lắp trên những xe công suất lớn (6 xi lanh trở lên), hoặc các xe máy dầu, đây là ở trên con Mercedes C280 nha bác, e lấy ảnh bên workshop auto911vn.


Cận cảnh


Số loại khác



Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.




Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý


Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...


Làm phát video nữa cho dễ hiểu


Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.

Xem tiếp: Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 2)
rất bổ ích cảm ơn bác
 

lam1001

Thành viên O-H
em học ô tô được gần một năm rồi mà kiến thức phân mảnh quá .:((
cảm ơn tài liệu của bác nhiều
 

minhkhanhpt

Thành viên O-H
Chào các bác, em thấy bài viết này rất hay, có kiến thức cơ bản của bác Hoàng Vương trên diễn đàn otosaigon. Vì vậy, em copy về đây để các bác tiện theo dõi và học hỏi nhé.

"Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Bài 1:Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Bài 2:Tổng quan động cơ xe ô tô

Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.


Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), và 4 cái xilanh ấy nó được xếp thẳng hàng gắn trên 1 cái trục ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài. Khi pittong trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay. (Xem hình 1 nhé)


Hình 1 - Động cơ xăng ô tô
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái pittong nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số và tới các bánh xe làm xe chuyển động.

Sáng thứ 7, ngồi nhâm nhi ly cafe trong cái nắng vàng hiu hắt dịu nhẹ của mùa thu, ngắm những tà áo dài thướt tha đang hì hục cong đít đạp xe tới trường của mấy nữ sinh cuối cấp, lòng lại thấy bồi hồi (nói cho văn vẻ thế chớ ngắm áo dài éo gì, toàn là nhìn (. ) (. ) với cả ( | ) thôi. Chẹp chẹp, lại tiếc nuối 1 thời trẻ trâu. Giờ nhớn rồi, chỉ toàn lo xe với cộ, ko biết giờ này có cụ nào nhà ta đang hì hục ngồi mở máy thay pittong, tay biên gì do đợt lụt lội kinh hoàng ở SG vừa qua ko nhỉ?
Èo mẹ, dài dòng vãi. Tiếp nào.

Bài 3: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?

Trước khi bắt đầu bài 3, hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao nhé (Hình 2).
View attachment 83510
Hình 2: Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
Ok, vậy là chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu
View attachment 83511
Hình 3: Trục khuỷu động cơ
Và cách mà pittong được gắn vào trục khuỷu


Hình 4: Pittong và trục khuỷu
Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay


Hình 5: Chuyển động tịnh tiến -> chuyển động quay
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5.

Vậy là giờ chúng ta biết pittong, trục khuỷu và tay biên, cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của 3 bộ phận chính này.

Bài 4:Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu

4.1 - Piston




Hình 6: Piston
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:

View attachment 83516
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

4.2 - Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon

View attachment 83517

Hình 8: Thanh truyền
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).


Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)

Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)


View attachment 83519
Hình 9: Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.

Ok, vậy là chúng ta hiểu đc về piston, thanh truyền, trục khuỷu. Cái quan trọng nhất bây giờ là chúng ta tìm hiểu tại sao piston chuyển động được nhé, đó cũng chính là nguyên lý hoạt động của động cơ xăng đốt trong.

Bài 5: Nguyên lý hoạt động của động cơ

Hãy cùng xem 1 số bộ phận chính làm nên chuyển động pistontheo hình dưới:

Và xem nó hoạt động xem nào


View attachment 83521
Hình 10: Hoạt động của động cơ
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.

5.1 - Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.

5.2 - Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
5.3 - Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
5.4 - Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
Làm tí cho dễ hình dung nhở


Về nguyên lý này thì các bác lên google search ra đầy, vấn đề là nhiều bác xem xong vẫn có thể ko hiểu ngay được vì nhìn nó khá phức tạp, e thì e dẫn giải lại theo phong cách "lông thôn" cho các bác dễ nhập.


Các bác nhìn thấy hoa mắt ko, èo mẹ, chán chả muốn đọc nữa. Trong khi chỉ cần biết các bộ phận chính Trục khuỷu, piston, tay biên, xupap, bugi là được rồi. Èo mẹ, cái van nạp, lò xo cũng đưa vào đây, mấy cái vòng đệm, rồi cò mổ, rồi dầu bôi trơn...chưa gì đã đưa vào lum nhum cả lên. Hiểu cái cơ bản xong rồi tự khắc nó phát sinh các cái sau. Ví dụ như biết xupap nó chạy lên chạy xuống là được rồi, kệ bà nó đi, mặc định vậy đã, để động cơ nó chạy đã, hiểu rồi, thì lúc đó hẵng xem xupap nó đc dẫn động bởi con đội, cò mổ rồi con đội đc dẫn động bởi trục cam, rồi trục cam lại đc dẫn động bởi trục khuỷu....

Vì thế e sẽ đi rất từ từ để ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, ko cần phải đú theo mấy giáo sư làm gì, đến khi ra thực tế hoa mắt hoa mũi cả lên.

Bài 6: Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam

Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé


View attachment 83523
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam

Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào

View attachment 83524
View attachment 83525

Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy

View attachment 83526
Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong​
Và mặt cắt ngang chi tiết

View attachment 83527
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp

View attachment 83528
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap​

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
View attachment 83529
Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ


Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay...

Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se)) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:

View attachment 83531
Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.

View attachment 83532
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.

Tiếp vụ dầu động cơ

Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:

View attachment 83533
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ

Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé


View attachment 83534
Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)

Tóm lại là chu trình nó như lày:


Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu
Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)


View attachment 83536
Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu


Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé




View attachment 83538
Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn.
Và lược dầu trong máy thì sao


Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
Và khi tháo cái lược dầu ra


Hình 8.7 - Lỗ hút dầu vào bơm dầu (các bác để ý cái này để phần tới nói về bơm dầu các bác dễ hình dung

Và chụp cái các te lên thì sao


Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)
Chu trình 2. Lưới lọc dầu -> Bơm dầu
Bơm dầu là bộ quạn quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn này. Cùng xem nó trong thực tế nhé

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế


Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào

View attachment 83543


Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung

Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé



Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)​
Đè ra, lột đồ e nó...


Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể​

Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi



Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu​
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào


Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu​
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhé


Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Trước khi bắt đầu bài mới, e lại phải lưu ý phát là ra thực tế các bác sẽ có thể gặp nhiều loại động cơ khác nhau, nhiều kiểu xupap khác nhau, nhiều cách đặt trục cam, rồi nhiều loại bơm dầu. E sẽ ko có chèn chèn vào kiểu này kiểu nọ, các bác đọc sẽ bị loạn não mất. E sẽ đi theo 1 cái kiểu đơn giản hoặc thông dụng nhất, để các bác nắm được cái nguyên lý đã, lúc các bác hiểu rồi thì sau này các bác sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra nó nằm ở đâu trong xe, trong máy bởi có khác nhau thì chỉ là khác hình dạng và vị trí, thêm thắt vài bộ phận nhưng nguyên lý chung thì vẫn thế mà thôi. Khi đã hiểu nguyên lý thì bắt lỗi và sửa chữa trở nên đơn giản vô cùng.

Nói thật các bác chứ đọc mấy cái sách kỹ thuật việt nam nhức não vãi cả ra, e là e học theo kiểu Mỹ, để cho ai cũng hiểu mà ko ai chán, còn bác nào đam mê về xe cộ thì mới tìm hiểu sâu thêm, còn không thì thôi, cớ gì mà ở Việt Nam, thằng nào cũng bị ép học như đi thi giáo sư. Èo mẹ, sao tính e đàn bà thế nhở, e nhớ là có nói cái này phần trước rồi thì phải, thôi kệ bà nó đi, e cứ nói cho sướng miệng...Hehe, Tiếp nào các bác

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn

Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu

Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
Xem em nó này


View attachment 83548
Hình 8.17 - Lọc dầu
Và xem nguyên lý em nó


Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:


View attachment 83549
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây


Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến


Hình 8.20- Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.

2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn (Các bác cứ xem hết bài này đã rồi kéo xuống các comment tiếp theo của e để xem sinh hàn bây giờ)


Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ

Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)

Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.

Bài 8 (phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ

Chu trình cuối: Sinh hàn -> Đường dầu chính -> Trục khuỷu

Trước khi tiếp tục, ta cùng nhìn lại cái chu trình dầu bôi trơn 1 lần nữa dưới dạng 3D nhé

Xong rồi, mời các bác cùng với e cùng tháo cái động cơ ra xem nó ra làm sao nhé (phải xem nhé các bác, xem mới hiểu được phần dưới nhanh hơn)


Ok, vậy là các bác có 1 cái nhìn thực tế hơn về động cơ rồi đúng ko, bây giờ ta cùng xem cái đường dầu chính ở trong động cơ nó ra làm sao nhé.

Đường dầu chính nó là 1 đường ống được thiết kế sẵn trong thân máy và song song với trục khuỷu, các bác xem cái ảnh phía dưới cho dễ hình dung nhé

E lấy cái lốc máy này là "máy Mỹ" lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là "máy châu Á" nên lỗ nhỏ quá...Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se))

Ok, dầu sẽ được bơm từ bơm dầu vào cái lỗ dầu chính này, lỗ này thông với lỗ ở trên bạc cổ trục như hình trên đó. Các bác cần phân biệt giữa cổ biên và cổ trục nhé, cổ trục nằm trên 1 đường thẳng còn cổ biên thì không, xem hình dưới.


Hình 8.22 - Trục khuỷu
Ta cứ gọi cổ trục và cổ biên cho dễ nhớ nhé, cổ trục sẽ quay trong bạc cổ trục, còn cổ biên thì quay trong bạc đầu to thanh truyền.


Hình 8.23 - Piston và Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này


Hình 8.24 - Đường dầu trong trục khuỷu​

Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.

Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình


Hình 8.25 - Đường dầu trong thanh truyền

Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.

Ok, còn cái chu trình đi từ trục khuỷu lên trục cam thì cũng na ná như thế thôi, e khỏi phải nói nhé các bác.

Vậy đến đây, các bác đã hình dung được toàn bộ về hệ thống bôi trơn trong động cơ chưa nào? Các bộ phận? Vị trí của chúng, dầu bôi trơn chảy trong chúng ra sao? Nếu chưa thì các bác hãy đọc lại toàn bộ bài 8 một lần nữa nhé. Để chúng ta qua bài 9 nhé

Cái e giới thiệu ở trên là động cơ 4 xi lanh ng ta lắp thêm, thường ko có sẵn trên bản gốc. E muốn giới thiệu mọi người 1 phần là để những newbie hình dùng đc thêm cac te, lọc dầu...nó nằm ở đâu dưới gầm xe.
Sinh hàn làm mát dầu động cơ bây giờ ng ta chế tạo nhẹ nhàng nó nằm bên hông thân máy như dưới đây nhé, và đa số lắp trên những xe công suất lớn (6 xi lanh trở lên), hoặc các xe máy dầu, đây là ở trên con Mercedes C280 nha bác, e lấy ảnh bên workshop auto911vn.


Cận cảnh


Số loại khác



Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.




Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý


Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...


Làm phát video nữa cho dễ hiểu


Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.

Xem tiếp: Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 2)
Cảm ơn anh ạ
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
em học ô tô được gần một năm rồi mà kiến thức phân mảnh quá .:((
cảm ơn tài liệu của bác nhiều
Phân mảnh là sao bạn? Bạn chịu khó đọc lại tài liệu, cái nào không hỏi thì tìm thêm các bài viết ở các trang diễn đàn, hoặc xem vài cái video ở youtube là hiểu ấy mà.
Chỉ là bác có chịu học hay không thôi.
 

Minhthuan21

Thành viên O-H
Chào các bác, em thấy bài viết này rất hay, có kiến thức cơ bản của bác Hoàng Vương trên diễn đàn otosaigon. Vì vậy, em copy về đây để các bác tiện theo dõi và học hỏi nhé.

"Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Bài 1:Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Bài 2:Tổng quan động cơ xe ô tô

Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.


Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), và 4 cái xilanh ấy nó được xếp thẳng hàng gắn trên 1 cái trục ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài. Khi pittong trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay. (Xem hình 1 nhé)


Hình 1 - Động cơ xăng ô tô
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái pittong nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số và tới các bánh xe làm xe chuyển động.

Sáng thứ 7, ngồi nhâm nhi ly cafe trong cái nắng vàng hiu hắt dịu nhẹ của mùa thu, ngắm những tà áo dài thướt tha đang hì hục cong đít đạp xe tới trường của mấy nữ sinh cuối cấp, lòng lại thấy bồi hồi (nói cho văn vẻ thế chớ ngắm áo dài éo gì, toàn là nhìn (. ) (. ) với cả ( | ) thôi. Chẹp chẹp, lại tiếc nuối 1 thời trẻ trâu. Giờ nhớn rồi, chỉ toàn lo xe với cộ, ko biết giờ này có cụ nào nhà ta đang hì hục ngồi mở máy thay pittong, tay biên gì do đợt lụt lội kinh hoàng ở SG vừa qua ko nhỉ?
Èo mẹ, dài dòng vãi. Tiếp nào.

Bài 3: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?

Trước khi bắt đầu bài 3, hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao nhé (Hình 2).
View attachment 83510
Hình 2: Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
Ok, vậy là chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu
View attachment 83511
Hình 3: Trục khuỷu động cơ
Và cách mà pittong được gắn vào trục khuỷu


Hình 4: Pittong và trục khuỷu
Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay


Hình 5: Chuyển động tịnh tiến -> chuyển động quay
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5.

Vậy là giờ chúng ta biết pittong, trục khuỷu và tay biên, cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của 3 bộ phận chính này.

Bài 4:Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu

4.1 - Piston




Hình 6: Piston
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:

View attachment 83516
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

4.2 - Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon

View attachment 83517

Hình 8: Thanh truyền
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).


Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)

Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)


View attachment 83519
Hình 9: Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.

Ok, vậy là chúng ta hiểu đc về piston, thanh truyền, trục khuỷu. Cái quan trọng nhất bây giờ là chúng ta tìm hiểu tại sao piston chuyển động được nhé, đó cũng chính là nguyên lý hoạt động của động cơ xăng đốt trong.

Bài 5: Nguyên lý hoạt động của động cơ

Hãy cùng xem 1 số bộ phận chính làm nên chuyển động pistontheo hình dưới:

Và xem nó hoạt động xem nào


View attachment 83521
Hình 10: Hoạt động của động cơ
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.

5.1 - Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.

5.2 - Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
5.3 - Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
5.4 - Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
Làm tí cho dễ hình dung nhở


Về nguyên lý này thì các bác lên google search ra đầy, vấn đề là nhiều bác xem xong vẫn có thể ko hiểu ngay được vì nhìn nó khá phức tạp, e thì e dẫn giải lại theo phong cách "lông thôn" cho các bác dễ nhập.


Các bác nhìn thấy hoa mắt ko, èo mẹ, chán chả muốn đọc nữa. Trong khi chỉ cần biết các bộ phận chính Trục khuỷu, piston, tay biên, xupap, bugi là được rồi. Èo mẹ, cái van nạp, lò xo cũng đưa vào đây, mấy cái vòng đệm, rồi cò mổ, rồi dầu bôi trơn...chưa gì đã đưa vào lum nhum cả lên. Hiểu cái cơ bản xong rồi tự khắc nó phát sinh các cái sau. Ví dụ như biết xupap nó chạy lên chạy xuống là được rồi, kệ bà nó đi, mặc định vậy đã, để động cơ nó chạy đã, hiểu rồi, thì lúc đó hẵng xem xupap nó đc dẫn động bởi con đội, cò mổ rồi con đội đc dẫn động bởi trục cam, rồi trục cam lại đc dẫn động bởi trục khuỷu....

Vì thế e sẽ đi rất từ từ để ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, ko cần phải đú theo mấy giáo sư làm gì, đến khi ra thực tế hoa mắt hoa mũi cả lên.

Bài 6: Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam

Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé


View attachment 83523
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam

Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào

View attachment 83524
View attachment 83525

Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy

View attachment 83526
Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong​
Và mặt cắt ngang chi tiết

View attachment 83527
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp

View attachment 83528
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap​

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
View attachment 83529
Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ


Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay...

Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se)) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:

View attachment 83531
Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.

View attachment 83532
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.

Tiếp vụ dầu động cơ

Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:

View attachment 83533
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ

Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé


View attachment 83534
Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)

Tóm lại là chu trình nó như lày:


Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu
Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)


View attachment 83536
Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu


Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé




View attachment 83538
Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn.
Và lược dầu trong máy thì sao


Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
Và khi tháo cái lược dầu ra


Hình 8.7 - Lỗ hút dầu vào bơm dầu (các bác để ý cái này để phần tới nói về bơm dầu các bác dễ hình dung

Và chụp cái các te lên thì sao


Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)
Chu trình 2. Lưới lọc dầu -> Bơm dầu
Bơm dầu là bộ quạn quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn này. Cùng xem nó trong thực tế nhé

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế


Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào

View attachment 83543


Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung

Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé



Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)​
Đè ra, lột đồ e nó...


Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể​

Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi



Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu​
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào


Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu​
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhé


Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Trước khi bắt đầu bài mới, e lại phải lưu ý phát là ra thực tế các bác sẽ có thể gặp nhiều loại động cơ khác nhau, nhiều kiểu xupap khác nhau, nhiều cách đặt trục cam, rồi nhiều loại bơm dầu. E sẽ ko có chèn chèn vào kiểu này kiểu nọ, các bác đọc sẽ bị loạn não mất. E sẽ đi theo 1 cái kiểu đơn giản hoặc thông dụng nhất, để các bác nắm được cái nguyên lý đã, lúc các bác hiểu rồi thì sau này các bác sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra nó nằm ở đâu trong xe, trong máy bởi có khác nhau thì chỉ là khác hình dạng và vị trí, thêm thắt vài bộ phận nhưng nguyên lý chung thì vẫn thế mà thôi. Khi đã hiểu nguyên lý thì bắt lỗi và sửa chữa trở nên đơn giản vô cùng.

Nói thật các bác chứ đọc mấy cái sách kỹ thuật việt nam nhức não vãi cả ra, e là e học theo kiểu Mỹ, để cho ai cũng hiểu mà ko ai chán, còn bác nào đam mê về xe cộ thì mới tìm hiểu sâu thêm, còn không thì thôi, cớ gì mà ở Việt Nam, thằng nào cũng bị ép học như đi thi giáo sư. Èo mẹ, sao tính e đàn bà thế nhở, e nhớ là có nói cái này phần trước rồi thì phải, thôi kệ bà nó đi, e cứ nói cho sướng miệng...Hehe, Tiếp nào các bác

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn

Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu

Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
Xem em nó này


View attachment 83548
Hình 8.17 - Lọc dầu
Và xem nguyên lý em nó


Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:


View attachment 83549
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây


Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến


Hình 8.20- Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.

2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn (Các bác cứ xem hết bài này đã rồi kéo xuống các comment tiếp theo của e để xem sinh hàn bây giờ)


Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ

Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)

Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.

Bài 8 (phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ

Chu trình cuối: Sinh hàn -> Đường dầu chính -> Trục khuỷu

Trước khi tiếp tục, ta cùng nhìn lại cái chu trình dầu bôi trơn 1 lần nữa dưới dạng 3D nhé

Xong rồi, mời các bác cùng với e cùng tháo cái động cơ ra xem nó ra làm sao nhé (phải xem nhé các bác, xem mới hiểu được phần dưới nhanh hơn)


Ok, vậy là các bác có 1 cái nhìn thực tế hơn về động cơ rồi đúng ko, bây giờ ta cùng xem cái đường dầu chính ở trong động cơ nó ra làm sao nhé.

Đường dầu chính nó là 1 đường ống được thiết kế sẵn trong thân máy và song song với trục khuỷu, các bác xem cái ảnh phía dưới cho dễ hình dung nhé

E lấy cái lốc máy này là "máy Mỹ" lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là "máy châu Á" nên lỗ nhỏ quá...Tu A toi Z kien thuc co ban cau tao o to cua thanh vien OtoSaigoncom chia se))

Ok, dầu sẽ được bơm từ bơm dầu vào cái lỗ dầu chính này, lỗ này thông với lỗ ở trên bạc cổ trục như hình trên đó. Các bác cần phân biệt giữa cổ biên và cổ trục nhé, cổ trục nằm trên 1 đường thẳng còn cổ biên thì không, xem hình dưới.


Hình 8.22 - Trục khuỷu
Ta cứ gọi cổ trục và cổ biên cho dễ nhớ nhé, cổ trục sẽ quay trong bạc cổ trục, còn cổ biên thì quay trong bạc đầu to thanh truyền.


Hình 8.23 - Piston và Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này


Hình 8.24 - Đường dầu trong trục khuỷu​

Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.

Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình


Hình 8.25 - Đường dầu trong thanh truyền

Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.

Ok, còn cái chu trình đi từ trục khuỷu lên trục cam thì cũng na ná như thế thôi, e khỏi phải nói nhé các bác.

Vậy đến đây, các bác đã hình dung được toàn bộ về hệ thống bôi trơn trong động cơ chưa nào? Các bộ phận? Vị trí của chúng, dầu bôi trơn chảy trong chúng ra sao? Nếu chưa thì các bác hãy đọc lại toàn bộ bài 8 một lần nữa nhé. Để chúng ta qua bài 9 nhé

Cái e giới thiệu ở trên là động cơ 4 xi lanh ng ta lắp thêm, thường ko có sẵn trên bản gốc. E muốn giới thiệu mọi người 1 phần là để những newbie hình dùng đc thêm cac te, lọc dầu...nó nằm ở đâu dưới gầm xe.
Sinh hàn làm mát dầu động cơ bây giờ ng ta chế tạo nhẹ nhàng nó nằm bên hông thân máy như dưới đây nhé, và đa số lắp trên những xe công suất lớn (6 xi lanh trở lên), hoặc các xe máy dầu, đây là ở trên con Mercedes C280 nha bác, e lấy ảnh bên workshop auto911vn.


Cận cảnh


Số loại khác



Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ

Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.

Bước 1: Tháo dầu cũ
Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào
Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu
Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.




Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý


Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...


Làm phát video nữa cho dễ hiểu


Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.

Xem tiếp: Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 2)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên