Thảo luận về Thời điểm đánh lửa (hay góc đánh lửa sớm) ở động cơ xăng

Phạm Vỵ
Bình luận: 36Lượt xem: 16,871

dream2012

Tài xế O-H
Xe máy dánh lửa má vít đời cũ có đánh lửa sớm tự động dấy ,cụ thể là xe 67,xe cub cánh én ,các loại này đánh lửa sớm bằng quả văng theo lực ly tâm.
 

rua_kaka

Tài xế O-H
Máy yếu hơn và nhiên liệu không cháy hết hoàn toàn------> ra đường thải, ô nhiễm và lãng phí.
Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm bằng chân không thì có tác dụng điều chỉnh góc đánh lửa khi tăng tải.
Còn bộ điều chỉnh đánh lửa sớm quả văng ly tâm thì tác dụng điều chỉnh góc đánh lửa khi tăng số vòng quay.
 
D

dungcvc

Khách
Ý của e như sau, mong các bác tham khảo và chỉ giáo:
- Thứ nhất quá trình cháy hóa năng của nhiên liệu chuyển thành nhiệt năng làm tăng áp suất.
- Thứ 2 nếu nhiên liệu cháy hết, kịp thời thì năng lượng nhiệt sinh ra công càng tốt( công suất và hiệu suất động cơ tăng lên)
Quá trình cháy chia làm 3 giai đoạn là cháy trễ( buzi đã bật tia lửa điện nhưng hòa khí vẫn chưa cháy), cháy nhanh( giai đoạn chính quá trình cháy), cháy rớt.
Vậy để công suất động cơ hiệu quả nhất, thì áp suất nén lớn nhất phải xẩy ra tại 10 độ sau điểm chết trên, vì có giai đoạn cháy trễ, hòa khí phải được đánh lửa trước điểm chết trên( góc đánh lửa sớm sinh ra là như thế).
Nếu thời điểm đánh lửa quá sớm sẽ gây ra hiện tượng kích nổ, nếu thời điểm đánh lửa quá muộn thì áp suất trong xi lanh thấp dẫn đến công suất động cơ giảm và cháy không hết hòa khí dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, ô nhiễm môi trường..
Câu hỏi 2: Nếu tốc độ động cơ tăng thì phải tăng góc đánh lửa sớm. Vì: quá trình cháy diễn ra nhanh hơn( tất nhiên tăng tốc độ động cơ thì hiệu suất nạp kém đi )
Câu 3: Nếu tăng tải thì góc đánh lửa sẽ giảm đi. Tăng tải thì tăng mômen động cơ lên để tăng lực kéo của xe, vì vậy tốc độ động cơ giảm đi, dẫn đến quá trình cháy chậm đi.
rất mong các bác góp ý nhé.
 

starauto24

<font color="blue">Club CEA</br></font>
theo mình nghĩ xe máy đánh lửa sớm trể theo sườn xung là đúng rồi đấy. cụ thể khi đấu điện cho xe máy, ta lấy tín hiệu từ môbin, cuộn lửa, mát, kích. cuộn kích lấy tín hiệu trực tiếp từ bánh trớn nhỏ của xe máy, sớm trễ là tùy vào tốc độ. theo mình nghĩ là như vậy, các bác có ý kiến j không??thanks

---------- Post added at 09:42 PM ---------- Previous post was at 09:39 PM ----------

Trước hết càm ơn tất cả mọi người đã tham gia đọc và trả lời chuyên mục này. Lẽ ra tôi muốn để anh em tiếp tục trao đổi để nhiều người cùng trả lời nữa. Nhưng tối nay tôi rời diễn đàn sớm nên tôi post đáp án luôn. Ai chưa biết thì đọc để biết, ai biết rồi thì chia xẻ tiếp nhé!
Câu 1: Vì sao phải có góc đánh lửa sớm?giải thích?
Theo nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong thì kì nổ là kì sinh công. Bằng cả lý thuyết và thực nghiệm, người ta đã xác định rằng động cơ sinh công lớn nhất khi áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT. (điểm C trên hình vẽ).

Quá trình cháy của hỗn hợp không phải tức thời mà có thời gian và được chia ra các giai đoạn sau.
- Giai đoạn cháy trễ: Đoạn AB, tại A bắt đầu đánh lửa thì phải đến điểm B hỗn hợp mới bén lửa để bắt đầu cháy. (hình a).
- Giai đoạn lan truyền ngọn lửa để tăng áp suất: Đoạn BCD, hỗn hợp cháy áp suất tăng và đạt cực đại tại C và kết thúc cháy tại D. (hình b).
Như vậy, muốn có áp suất cháy đạt cực đại tại C để động cơ sinh công lớn nhất thì phải cho đánh lửa tại A, trước khi piston tới ĐCT và góc quay của trục khuỷu động cơ tính từ A tới ĐCT gọi là góc đánh lửa sớm.

Câu 2: Khi số vòng quay động cơ tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Giả sử động cơ đang làm việc ở số vòng quay 1000Vg/ph (hình trái), để có áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT, điểm B, thì thời điểm đánh lửa được bắt đầu ở A.

Khi số vòng quay tăng lên là 2000Vg/ph (hình giữa). Khi số vòng quay tăng lên thì trong cùng một khoảng thời gian như nhau, trục khuỷu sẽ quay một góc lớn hơn. Vì vậy nếu thời điểm đánh lửa vẫn bắt đầu ở A thì áp suất cháy sẽ đạt cực đại tại B2, sau 10 độ so với ĐCT, như vậy là không đúng với mong muốn. Vì vậy khi số vòng quay tăng lên là 2000Vg/ph muốn đưa điểm có áp suất cháy cực đại B2 về điểm B (hình phải) ứng với 10 độ sau ĐCT thì phải bắt đầu cho đánh lửa tại điểm A3 có góc đánh lửa sớm hơn so với điểm A, tức là phải tăng góc đánh lửa sớm khi số vòng quay động cơ tăng.

Câu 3: Khi số mức tải động cơ (độ mở bướm ga) tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Giả sử động cơ đang làm việc ở mức tải thấp (hình trái), để có áp suất cháy của hỗn hợp đạt cực đại ở 10 độ sau ĐCT, điểm B, thì thời điểm đánh lửa được bắt đầu ở A.

Khi mức tải động cơ tăng lên (hình giữa) tức là độ mở bướm ga tăng, do đó hỗn hợp cháy đi vào xi lanh nhiều hơn. Vì vậy mật độ hỗn hợp tăng, áp suất nén tăng làm tốc độ cháy của hỗn hợp tăng lên, do đó nếu thời điểm đánh lửa vẫn bắt đầu ở A thì áp suất cháy sẽ đạt cực đại tại B2, ngay ở ĐCT, như vậy là không đúng với mong muốn. Muốn đưa điểm có áp suất cháy cực đại B2 về điểm B (hình phải) ứng với 10 độ sau ĐCT thì phải bắt đầu cho đánh lửa tại điểm A3 có góc đánh lửa muộn hơn so với điểm A, tức là phải giảm góc đánh lửa sớm khi mức tải động cơ tăng.

sorry các bác nha, mình đã hiểu sai vấn đề rồi, bjo thì ok, vậy nó sẽ phụ thuộc vào tốc độ và tải, nhưng bản chất là ở tốc độ lan truyền dòng lửa và mật độ của hòa khí khi nạp vào. còn ở dòng heo dầu, mình cũng hiểu sai, thật ra mình hiểu rõ cấu tạo của nó, nó dùng bộ điều tốc, khi tốc độ cao, nó sẽ đẩy bộ điều tốc ra, tác động vào thước ga, thước ga này mở các lỗ pittong bơm sớm trể, việc thiết lập này tùy theo các long đền mình hiệu chỉnh.
 

ckoto_pro

Đông Ngố_ĐHGTVT HN
Câu 1:Nếu bugi đánh lửa quá muộn thì quá trình cháy sẽ kéo dài trên hành trình giãn nở vì nhiên liệu bốc cháy trong điều kiện không gian công tác của xylanh tăng và tác dụng của vận động rối yếu dần Bugi đánh lửa quá sớm làm cho quá trình cháy diễn ra khi piston đi lên ĐCT làm tốn công nén ,đồng thời áp suất lớn nhất cũng nhỏ.Cần phải có góc đánh lửa sớm nhưng hợp lí:tức là để thu dc công chu trình lớn nhất cần phải đánh lửa đốt cháy hòa khí trước khi piston tới ĐCT.Làm như thế để quá trình cháy diễn ra nhanh hơn vá kết thúc sớm hơn,áp suất cháy cực đại xuất hiện ở gần ĐCT.Góc đánh lửa sớm có tầm quan trọng của động cơ:đảm bảo không có cháy kích nổ ngay cả khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải
Câu 2Muốn đạt được quá trình cháy tốt phải tăng góc đánh lửa sướm khi tăng tốc độ quay của động cơ .Từ trước đến nay người ta sử dụng 1 bộ điều tiết cơ khí để diều chỉnh góc đánh lửa sớm khi tốc độ quay của động cơ thay đổi .Hiện nay nhiều động cơ xăng hiện đại được trang bị máy vi tính kết hợp vs các hệ thống tự động cho phép chỉnh đồng thời nhiều thông số (góc đánh lửa ,thành phần hỗn hợp cháy...)
Câu 3:Độ mở bướm ga thì e chịu.Nhưng e nghĩ chắc là nó vẫn phải dc mở sớm để đót cháy hết nhiên liệu
Về hệ thống đánh lửa có rất nhiều vấn đề. Trước hết tôi muốn mời các bạn cùng trao đổi về góc đánh lửa sớm, bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao phải có góc đánh lửa sớm?giải thích?
Câu 2: Khi số vòng quay động cơ tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Câu 3: Khi số mức tải động cơ (độ mở bưỡm ga) tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
 

bacsiaibolit

Tài xế O-H
Câu1: Đánh lửa sớm để nhiên liệu cháy sớm, khi piston lên DTC tạo được áp suất cực đại.
Câu 2: Khi tốc độ động cơ tăng thì góc đánh lửa được tự động điều chỉnh tăng (đánh sớm hơn). Vì tốc độ động cơ tăng thời gian cháy của nhiên liệu giảm cần phải đánh sớm hơn để nhiên liệu có thể cháy để khi piston lên DTC tạo ra áp suất cực đại.
Câu 3: Khi tốc độ đc tăng thì tăng góc đánh lửa sớm nhưng tăng tải thì góc đánh lửa sớm lại được điều chỉnh giảm đi vì khi tăng tải tốc độ động cơ lại giảm đi thời gian cháy của nhiên liệu tăng lên.
 

3zoka

Tài xế O-H
Em xin tham gia vài ý:
Câu1 : Góc đánh lửa sớm là góc quay trục khuỷu trước khi piston đến ĐCTtính tại thời điểm bugi bật tia lửa điện.Cần phải đánh lửa sớm là bởi vì :Quá trình cháy xảy ra không tức thì (tính từ thời điểm bu gi bật tia lửa điện hoặc vòi phun bắt đầu phun nhiên liệu) dù rằng thời gian này rất ngắn từ 0.001 đến 0.003 giây(bao gồm thời gian cháy trễ và thời gian cháy của hỗn hợp)
Ví dụ: Nếu cốt máy quay với tốc độ 3000 vòng/phút thì cốt máy đã quay được 18 độ khi cháy trong 0.001 giây,54 độ khi cháy trong 0.003 giây
Các nhà chế tạo luôn muốn quá trình cháy xảy ra hoàn toàn khi trục khuỷu qua ĐCT khoảng 10 độ để ĐC sinh công suất cực đại bởi vì khi đó thể tích buồng đốt vẫn nhỏ nhất nên áp suất khí thể tác động lên đỉnh piston là max ,mặt khác lúc này piston bắt đầu có xu hướng đi xuống nên toàn bộ lực khí thể đều có tác dụng làm quay trục cơ nên công suất ĐC phát ra là max.
Vì các lý do trên mà cần phải có góc đánh lửa sớm để bù trừ vào thời gian cháy của nhiên liệu sao cho khi nhiên liệu cháy hoàn toàn khi trục cơ quay qua ĐCT 10 độ như đã trình bày ở trên.
Câu 2:Khi số vòng quay ĐC tăng cần tăng góc đánh lửa sớm(thời điểm đánh lửa sớm hơn lên).Bởi vì thời gian cháy của nhiên liệu là không đổi trong khi thời gian để piston thực hiện một kỳ (một hành trinh) thì ngắn lại, nếu không tăng góc đánh lửa sớm thì nhiên liệu sẽ không thể cháy hoàn toàn sau ĐCT 10 độ như đã trình bày ở trên.Khi đó piston đã đi suống một đoạn khá xa làm V buồng đốt tăng lên áp lực khí cháy giảm,nhiên liệu sẽ cháy rớt làm nóng máy giảm công suất động cơ.Đồng thời hành trình sinh công có ích của piston sẽ giảm do nhiên liệu vẫn đang cháy giãn nở thì supap xả đã mở.
Câu 3:Khi độ mở bướm ga nhỏ (tải nhỏ) tốc độ động cơ thấp cần tăng góc đánh lửa sớm bởi vì khi đó tóc độ dòng khí nạp qua họng khuyếch tán nhỏ hỗn hợp loãng và hòa trộn không đều nên khó bắt lửa vì thế cần kéo dài thời gian đánh lữa (bộ điều chỉnh chân không của CHK)để hỗn hợp dễ cháy hơn,khi tăng dần độ mở bướm ga tốc độ dộng cơ tăng dần nên góc đánh lửa cũng cần tăng theo cho phù hợp.Khi bướm ga mở lớn(toàn tải) thì tùy theo tốc độ động cơ cần điều chỉnh góc đánh lửa cho phù hợp nếu tốc độ cao =>tăng góc đánh lửa,ngược lại tốc độ đọng cơ thấp cần giảm góc đánh lửa.
Xin mạo muội góp vài ý kiến tham gia cùng 4rum rất mong được chỉ giáo. Đa tạ.!./
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Bạn đã trả lời đúng ở câu1, câu 2 và nửa đầu câu 3. Tuy nhiên nửa sau câu 3 lại thiếu chính xác.
- Bạn cần tách 2 phần điều khiển góc đánh sớm theo số vòng quay và điều khiển góc đánh sớm theo độ mở bướm ga để giải thích. Vì hai phần này độc lập nhau và thực tế nó cũng có 2 bộ điều chỉnh riêng biệt.
- Bạn đã giải thích nhầm "khi tăng dần độ mở bướm ga tốc độ dộng cơ tăng dần nên góc đánh lửa cũng cần tăng theo cho phù hợp". khi độ mở bướm ga tăng thì góc đánh lửa sớm phải giảm.
 

3zoka

Tài xế O-H
Cảm ơn bác, chính xác em đã nhầm chỗ này ,có lẽ tại khi gửi bài muộn quá nên em bị đơ ... và cũng đúng là nên tách làm 2 phần để giải thích thì dễ hiểu và đầy đủ hơn./
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
em đọc 1 số tài liệu có cả góc đánh lửa cũng đc điều chỉnh khi dùng các loại xăng khác nhau, các bác giải thích hộ em với?
“Ngày xửa ngày xưa” đối với các động cơ xăng mà hệ thống đánh lửa có bộ chia điện thì ở bộ chia điện gồm 3 cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm:
-Bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo số vòng quay kiểu ly tâm.
-Bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo phụ tải kiểu chân không.
-Bộ điều chỉnh góc đánh lửa theo trị số octan của xăng.
Hai bộ điều chỉnh trên đã được đề cập ở phần trước rồi.
Bộ điều chỉnh góc đánh lửa theo trị số ôctan dùng ở một số động cơ ôtô có thể sử dụng nhiều loại xăng với trị số ôctan khác nhau (ví dụ A72, A76, A83...) . Do tốc độ cháy của của các loại xăng này là khác nhau, vì vậy góc đánh lửa sớm phải thay được thay đổi theo trị số ôctan. Bộ điều chỉnh này được điều chỉnh bằng tay mỗi khi dùng loại xăng có trị số ôctan khác. Nó chính là cụm chi tiết số 8 trên hình vẽ. Khi xoay núm chỉnh của chi tiết số 8 sẽ làm xoay vỏ bộ chia điện vì vậy thời điểm đánh lửa thay đổi.
 

vthangnd

Tài xế O-H
Thì bác đọc những gì thầy Phạm vỵ nói đó, chuẩn không cẩn chỉnh luôn, mong thầy tiếp tục đưa ra các chủ đề hay để bọn em được thỉnh giáo! Thanks
 

vthangnd

Tài xế O-H
Khi mức tải động cơ tăng lên (hình giữa) tức là độ mở bướm ga tăng, do đó hỗn hợp cháy đi vào xi lanh nhiều hơn. Vì vậy mật độ hỗn hợp tăng, áp suất nén tăng làm tốc độ cháy của hỗn hợp tăng lên, do đó nếu thời điểm đánh lửa vẫn bắt đầu ở A thì áp suất cháy sẽ đạt cực đại tại B2, ngay ở ĐCT, như vậy là không đúng với mong muốn. Muốn đưa điểm có áp suất cháy cực đại B2 về điểm B (hình phải) ứng với 10 độ sau ĐCT thì phải bắt đầu cho đánh lửa tại điểm A3 có góc đánh lửa muộn hơn so với điểm A, tức là phải giảm góc đánh lửa sớm khi mức tải động cơ tăng.
Thầy Phạm vỵ cho em hỏi điều này: Như vậy là khi tải tăng phải giảm góc đánh lửa sớm xuống, còn khi tốc độ tăng thì phải tăng góc đánh lửa sớm lên (điều này em rất đồng ý) . Nhưng khi tải tăng (độ mở bướm ga tăng)-là lúc cần giảm góc đánh lửa sớm xuống, Khi này tốc độ động cơ cũng tăng-cần phải tăng góc đánh lửa sớm lên. Vậy lúc này cần có sự dung hòa như thế nào ạ?? Em nghĩ như trong bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm ở đ/c xăng thời trước là giữa bộ ly tâm và khí áp (nằm trong bộ chia điện) chúng sẽ tạo sự cân bằng tại 1 vị trí nào đó để tạo góc đánh lửa sớm! Thanks
Và một điều nữa, sao em đọc trên tài liệu về bơm VE, điều chỉnh góc phun dầu sớm theo tải thì khi tải giảm thì lại cần giảm góc phun dầu sớm chứ không phải là tăng????
[/url][/IMG]
 

cuong2

Tài xế O-H
Em mới mua con CDI cho ex11 hiệu NCY của đài loan, kèm theo là trang hướng dẫn chỉnh góc đánh lửa, nhưng em không hiểu mấy con số này, nhờ mọi người giải đáp giúp!

Có phải 13 độ là đánh lửa sớm hơn 16 - 22 độ phải ko các bác?





 

Thayduc

Tài xế O-H
Câu 1: Vì sao phải có góc đánh lửa sớm?
- giải thích: để phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ

Câu 2: Khi số vòng quay động cơ tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?
Giải thích: Vẫn giữ nguyên vì góc đánh lửa đã được đặt đúng thời điểm ban đầu.

Câu 3: Khi số mức tải động cơ (độ mở bưỡm ga) tăng thì góc đánh lửa sớm cần tăng hay giảm? vì sao?

Giải thích: Vẫn giữ nguyên vì thời điểm đánh lửa được đặt phù hợp với cuối kỳ nén và đầu kỳ nổ từ ban đầu.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên