Sự trỗi dậy của những hãng xe Trung Quốc khiến Nhật Bản dần khốn đốn

congtacvien
Bình luận: 5Lượt xem: 2,583

congtacvien

Giữ xe

Những thương hiệu xe Nhật Bản đang dần mất thị phần của mình trên bản đồ Châu Á vào tay các hãng xe Trung Quốc với tốc độ đáng quan ngại​

Trong vòng hai thập kỷ qua, khi Trung Quốc bắt đầu dấn thân đầu tư và phát triển vào ngành Công nghiệp ô tô, những ông vua tại thị trường này như Toyota, Honda và Nissan đang dần trở thành nạn nhân của cuộc trỗi dậy này.

Ngay tại “tổng hành dinh” Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các hãng xe Nhật Bản đang phải gồng mình cạnh tranh để sinh tồn khi mà các đối thủ cạnh tranh bản địa đang ồ ạt tung ra các mẫu xe điện với các công nghệ và phần mềm mới tiên phong đi đầu. Hơn nữa, Các hãng xe Trung Quốc đã và đang dần tiến vào vào thị trường Đông Nam Á, nhanh chóng giành được thị phần tại nơi từ lâu đã là thành trì của những ông vua như Toyota, Honda và Mitsubishi.

Theo phân tích về dữ liệu doanh số và đăng ký xe, các hãng ô tô Nhật Bản mất đi số thị phần lớn nhất trong số các hãng ô tô kể từ năm 2019 đến năm 2024 tại Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Các hãng xe Nhật Bản đang phải gồng lỗ


Su troi day cua cac hang xe Trung Quoc dang lam Nhat Ban khon don pic1.png

Lưu ý: Dữ liệu năm 2024 của Trung Quốc, Indonesia và Singapore được tính đến tháng 9; Thái Lan và Malaysia là tháng 10
Tại Trung Quốc, toàn bộ hãng xe ngoại đều mất đi thị phần vốn có của mình – ngay cả doanh số và sản lượng của Toyota cũng đã chạm ngưỡng đáng báo động. Tại Đông Nam Á, vốn dĩ là thành trì của những hãng xe Nhật Bản, khi vào năm 2019 hầu như mọi chiếc xe ở Indonesia đều đến từ Nhật Bản, thì giờ đây thị phần này đang dần bị các hãng xe Trung Quốc thâu tóm. Đặc biệt tại Thái Lan và Singapore, thị phần của các hãng xe Nhật Bản đã giảm sâu xuống còn 35% từ mức trên 50% vào 2019.

Các thương hiệu Nhật Bản đi xuống khi tài xế Trung Quốc chuyển sang ủng hộ xe nội địa

Su troi day cua cac hang xe Trung Quoc dang lam Nhat Ban khon don pic2.png


Lưu ý: Các nhà sản xuất ô tô có thị phần dưới 0,1% trong cả năm 2019 và 2024 đều bị loại khỏi biểu đồ.
Trong khi Toyota, nếu xét về doanh số thì vẫn là hãng ô tô số 1 thế giới, vẫn giữ vững vị thế ở phân khúc xe bán tải, tuy nhiên bức tranh toàn cảnh lại đang báo động đến các công ty từng tiên phong mang đến những giải pháp về sự hiệu quả, độ tin cậy.
Việc mất thị phần ở châu Á cũng báo hiệu khả năng cho sự sụt giảm rộng hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ, mặc dù các hãng xe Trung Quốc phần lớn chưa kinh doanh tại đó do chính sách thuế quan và trừng phạt. Nhìn chung, các hãng xe Nhật Bản đã chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi xe hoàn toàn chạy bằng điện. Điều đó có thể khiến họ phải trả giá đắt khi họ đang tụt hậu hơn nữa trong một ngành công nghiệp nơi mà những người chiến thắng được quyết định bởi công nghệ pin và phần mềm.

Tại Đông Nam Á, những con đường và cao tốc dày đặc xe vốn lâu nay do Nissan và Mazda chiếm lĩnh bắt đầu xuất hiện những biểu tượng và logo của các hãng xe Trung Quốc

Toyota Vẫn Đứng Vững

Su troi day cua cac hang xe Trung Quoc dang lam Nhat Ban khon don pic3.png

Lưu ý: Dữ liệu năm 2024 của Trung Quốc, Indonesia và Singapore được tính đến tháng 9; Thái Lan và Malaysia là tháng 10
Khả năng sản xuất mang lại lợi thế lớn cho hãng xe số 1 thế giới

Lợi thế nội tại của Toyota ở Đông Nam Á đến từ năng lực sản xuất trong khu vực, nơi họ sản xuất một số lượng xe có động cơ mạnh hơn thông thường được khách hàng nội địa ưa chuộng. Doanh số tại Thái Lan và Indonesia là hơn 10% trong số khoảng 11 triệu xe mà hãng sản xuất vào năm 2023.

Tuy nhiên, tại Jakarta hiện nay, Toyota vẫn là thương hiệu dễ nhận diện nhất trên những đường phố lớn, Nissan gần như có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Đầu tháng 11 năm nay, Nissan đã báo cáo lợi nhuận giảm mạnh do các dòng xe lỗi thời, nguyên nhân được cho là do ngân sách dành cho các ưu đãi bán hàng quá cao và thiếu xe Hybrid ở Bắc Mỹ, đã khiến công ty phải cắt giảm việc làm và giảm mạnh sản xuất.

BYD – hãng xe Trung Quốc được xếp hạng là thương hiệu số 6 của Indonesia về doanh số bán hàng vào tháng 10 cùng năm, sau khi giao lô xe đầu tiên cho khách hàng vào tháng 7. Nhân viên tại phòng trưng bày BYD ở Jakarta cho biết Seal, Xe Hatchback điện cỡ D hiện đang là loại xe được ưa chuộng nhất.
Để phản công, các hãng xe Nhật Bản đang đầu tư vào các đối tác và dự án dài hạn để tiên phong đi đầu phát triển phần mềm trên xe, pin thể rắn và các công nghệ khác

Đầu năm nay, Toyota đã công bố mẫu động cơ sử dụng nhiên liệu thay thế có khả năng giảm thải cacbon, có thể giúp cải thiện hơn nữa công nghệ Hybrid của mình. Hãng cũng đang xây dựng phần mềm riêng để cạnh tranh với các tính năng AI đa nhiệm sang trọng đã có sẵn có trong xe điện Trung Quốc.
Trong khi đó, Honda, Nissan và Mitsubishi đang xây dựng quan hệ đối tác trong năm nay để hợp tác về phần mềm và cơ sở hạ tầng xe điện.

Chiến lược này hiện đang tỏ ra hiệu quả ở Bắc Mỹ, nơi sự tăng trưởng xe điện trong hai năm qua đã dần đi xuống lại đang chứng kiến sự hồi sinh của xe Hybrid, một công nghệ tiên phong của Nissan và Toyota.
Nhưng tại Trung Quốc, thủ phủ xe điện của thế giới, các chiến lược đó đang khiến họ phải trả giá đắt.

Chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi xe điện​


Su troi day cua cac hang xe Trung Quoc dang lam Nhat Ban khon don pic4.png

Lưu ý: Biểu đồ không tính các hãng chuyên về xe điện (VD: Tesla)
Khả năng sản xuất hàng loạt của Nhật Bản cũng đang giảm sút. Trong khi quốc đảo này tự hào chiếm hơn 20% sản lượng ô tô toàn cầu cách đây hai thập kỷ, con số đó hiện đã giảm xuống còn 11%.

Tỷ lệ sản xuất


Su troi day cua cac hang xe Trung Quoc dang lam Nhat Ban khon don pic5.png
Tỷ lệ sản xuất xe toàn cầu dần chuyển dịch về các hãng xe Trung Quốc
Tuy Trung Quốc là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Nhưng thuế quan đối với xe điện được xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ đang buộc nhiều hãng xe Trung Quốc phải cân nhắc sản xuất nội địa để tránh thuế. Điều này đồng thời thúc đẩy BYD và các hãng xe Trung Quốc khác mở rộng thị trường hơn nữa để đáp ứng tham vọng toàn cầu của họ.

Theo nghiên cứu, lợi thế của các hãng xe Trung Quốc đến từ pin giá rẻ và khả năng thiết lập chuỗi cung ứng ở nước ngoài khi họ nhắm tới các thị trường khác có thể mang lại cho họ lợi thế ở Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi.

Nguồn gốc của xe được đánh giá dựa trên vị trí trụ sở chính của hãng xe, một vài ngoại lệ. Trong dữ liệu đánh giá, MG Motor và Polestar được phân loại là hãng xe Trung Quốc, vì các hãng này được kiểm soát bởi các công ty mẹ Trung Quốc — tương ứng là SAIC Motor và Geely — và xe của họ chủ yếu được lắp ráp tại Trung Quốc.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên