Sinh viên ô tô thất nghiệp - Nguyên nhân do đâu?

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 80Lượt xem: 72,051

chatdv

Tài xế O-H
Nếu không có đạo hàm, vi phân, tích phân, sức bền, cơ học lý thuyết...thì quên chuyện thành kỹ sư đi bác à. Còn việc không đọng lại mới là điều đáng phải nói ở đây
Thì nó cao siêu quá, ra ngoài lâu ngày không dùng quên hết bác à. Bác thử hỏi xem ở Vn mình mấy người ra ngoài đi làm dùng hết mấy thứ đó đk? E nghĩ lên đào tạo chuyên sâu thôi, chứ đào tạo đại trà ntn, sv nó ko mung lung mới lạ.
P/s: Thực trạng đã cho thấy sv ô tô vn ra trường thất nghiệp nhiều, hoặc bỏ nghề, làm trái ngành. Cay đắng nhiều ông ra trường quay ra chửi thề, biết vậy học mẹ nó làm thợ cho xong. Còn đã làm thợ rùi thì ngành này khổ bỏ mẹ, Vừa bẩn vừa bèo, lương éo bằng anh lái xe, yêu nghề thì làm thôi. Con tao mà theo ngành này tao đánh cho lằn mông :((
 

Enors

Tài xế O-H
Thực sự là nó thế đấy bác ạ. Trường em học 5 năm đây. Năm nhất đến năm 3 toàn học mấy môn đại cương ( giải tích.vật lí. Mác lênin...) năm 4 đi vào cơ sở ngành ( đồ án chi tiết máy. Nguyên lý máy....) năm năm thì học môn sửa chữa xe và đi thực tập ( môn sửa chữa xe học trên lớp toàn trên giấy tờ) . Em nói chưa một lần được cầm cờ lê ạ. Còn những bạn nào đi gara thì em không nói. Em đang nói đến 5 năm học của em. Còn bác nào bảo sao khôgn tự ra gara xin thì em cũng xin thưa rằng lịch học của em gần như kín tuần. Được nghỉ một đến hai buổi thì có gara nào nhận không ạ. Và thực trạng trường em các khóa thi lại học lại rất nhiều . Nhiều khi chỉ muốn qua môn cho xong việc vì thực chất có những môn em vẫn không biết học để làm gì. Em không nói đến ý thức sinh viên mà em nói đến trácg nhiệm của nhà trường của cả cái hệ thống giáo dục này. Thậm trí đã có những sinh viên ý kiến lên phòng đào tạo xin bỏ một số môn không cần thiết nhưng đều đc câu trả lời rằng quy định của bộ giáo dục là thế không thay đổi đc. Không biết trường các bác thế nào chứ trường em là như thế đó. Em chẳng tiếc gì chỉ thấy tội cho bố mẹ mình thôi. Bao nhiêu công sức tiền của .bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Để bây giờ ra trường cất bằng vào tủ. Biết thế có lẽ em đã đi học một trường nghề nào đó rồi. Người ta nói học phải đi đôi với hành cũng đúng mà. Mấy ngành như công nghệ thông tin bảo sao phát triển đơn giản họ chỉ cần một chiếc máy tính là thực hành ok thôi. Việt nam mình mà vẫn đào tạo theo cách này thì đến đời mộc thất mới sản xuất được một cái ô tô .
đó là bác tự thấy những môn đó không có tác dụng nhưng với người khác thì nó lại có thể rất hữu dụng. đây chỉ là ý kiến cá nhân của cháu thôi.
 

Enors

Tài xế O-H
Nếu không có đạo hàm, vi phân, tích phân, sức bền, cơ học lý thuyết...thì quên chuyện thành kỹ sư đi bác à. Còn việc không đọng lại mới là điều đáng phải nói ở đây
cháu cùng tán thành ý này của bác. không phải tự dưng ng ta gọi mấy môn đó là cơ sở ngành.
 

wensheng

Tài xế O-H
Đa phần sẽ đổ lỗi cho giáo dục, nhưng công bằng một chút các bạn hãy nhìn vào thực tế, bạn thử nhập vai sinh viên ngày nay, giáo viên, và cả vai phụ huynh rồi các bạn hãy công tâm ngẫm lại xem.
 

XM131

Tài xế O-H
Vấn đề của vỹ mô và vi mô, không phân tích với một vài dòng được, không chỉ riêng ngành ô-tô đâu mà.
 

vietthuongfc

Tài xế O-H
Bác học chương trình 5 năm thì chắc chắn với bác là năm thứ 5, trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Bất kỳ trường hợp nào cũng nó một vài tín chỉ gọi là "Thực tập bảo dưỡng và sửa chữa ". Cái này tùy từng trường, nhưng ít nhất tầm 2-3 tháng thông là để học môn đó. Thời gian đó sv sẽ được gửi đi các garage, hoặc tự xin để trải nghiệm thực tế. Nếu bác không cầm cờ lê bao giờ thì thời gian đó bác không biết làm gì.
em học mta bác à. bác chắc khóa k12 à. nay làm ở đâu rồi bác. tư vấn cho em chút
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thì nó cao siêu quá, ra ngoài lâu ngày không dùng quên hết bác à. Bác thử hỏi xem ở Vn mình mấy người ra ngoài đi làm dùng hết mấy thứ đó đk? E nghĩ lên đào tạo chuyên sâu thôi, chứ đào tạo đại trà ntn, sv nó ko mung lung mới lạ.
P/s: Thực trạng đã cho thấy sv ô tô vn ra trường thất nghiệp nhiều, hoặc bỏ nghề, làm trái ngành. Cay đắng nhiều ông ra trường quay ra chửi thề, biết vậy học mẹ nó làm thợ cho xong. Còn đã làm thợ rùi thì ngành này khổ bỏ mẹ, Vừa bẩn vừa bèo, lương éo bằng anh lái xe, yêu nghề thì làm thôi. Con tao mà theo ngành này tao đánh cho lằn mông :((
Có thể không sử dụng khi sửa xe, nhưng không có mấy môn này thì hiểu biết của các kỹ sư chỉ như của mấy nhà báo thôi. Không có môn này thì không thể hiểu được về chu trình cháy, về thủy lực, không thể vẽ được bánh răng vừa côn lại vừa xoắn đâu. Tóm lại mấy môn này để tạo ra nhận thức chứ không tạo ra kỹ năng
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Đa phần sẽ đổ lỗi cho giáo dục, nhưng công bằng một chút các bạn hãy nhìn vào thực tế, bạn thử nhập vai sinh viên ngày nay, giáo viên, và cả vai phụ huynh rồi các bạn hãy công tâm ngẫm lại xem.
nếu nói vậy thì phải đổ lỗi ai đây,cho cái xã hội này à,sinh viên học sinh,phụ huynh đều đi học,mà thầy giáo ăn lương nhà nước,
 

wensheng

Tài xế O-H
nếu nói vậy thì phải đổ lỗi ai đây,cho cái xã hội này à,sinh viên học sinh,phụ huynh đều đi học,mà thầy giáo ăn lương nhà nước,
Giáo dục 1 con người cần chung sức của cả xã hội và gia đình, và nhà trường bạn ạ, chứ đừng nghĩ bỏ tiền ra đi học là người thầy phải chiu trách nhiệm tất cả. Nếu gia đình không gương mẫu, không nhắc nhở con em mình học tập và tu chí thì thầy có giỏi mấy cũng chịu. Xã hội không công bằng học sinh có ý chí để học tập không, hay yên tâm có bố là lãnh đạo là xếp có ghế rồi lo gì học ?
Hãy công bằng nhìn nhận đi bạn ạ
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Giáo dục 1 con người cần chung sức của cả xã hội và gia đình, và nhà trường bạn ạ, chứ đừng nghĩ bỏ tiền ra đi học là người thầy phải chiu trách nhiệm tất cả. Nếu gia đình không gương mẫu, không nhắc nhở con em mình học tập và tu chí thì thầy có giỏi mấy cũng chịu. Xã hội không công bằng học sinh có ý chí để học tập không, hay yên tâm có bố là lãnh đạo là xếp có ghế rồi lo gì học ?
Hãy công bằng nhìn nhận đi bạn ạ
bác nói là thế bác bảo xã hội mình toàn nát bết rồi.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Giáo dục 1 con người cần chung sức của cả xã hội và gia đình, và nhà trường bạn ạ, chứ đừng nghĩ bỏ tiền ra đi học là người thầy phải chiu trách nhiệm tất cả. Nếu gia đình không gương mẫu, không nhắc nhở con em mình học tập và tu chí thì thầy có giỏi mấy cũng chịu. Xã hội không công bằng học sinh có ý chí để học tập không, hay yên tâm có bố là lãnh đạo là xếp có ghế rồi lo gì học ?
Hãy công bằng nhìn nhận đi bạn ạ
Những thứ bác nói thì cũng có lý, nhưng dưới góc độ xã hội thì không thể như thế được. Để quản lý xã hội, thì nghành nào phải chịu trách nhiệm của ngành đó. Để những người cha người mẹ gương mẫu được thì phải có ai đó dạy dỗ cho những người cha mẹ ấy, họ không thể tự nhận thức được. Những người cha mẹ ấy đều là sản phẩm của nghành giáo dục cả đó. Nếu không nhìn nhận như vậy thì cần gì cái ngành giáo dục nữa, như vậy xã hội sẽ trở lại thưở hồng hoang
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
Hãy dừng việc đổ lỗi và quay lại nhìn ngẫm lại bản thân.
Chúng ta chỉ trích giáo dục không tốt, vậy tại sao trong cùng 1 lớp học, cũng học như vậy mà họ thành công.
Chúng ta đổ lỗi cho xã hội, vậy tại sao cùng trong một xã hội có người giàu người nghèo.
Nói về vấn đề sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nguyên nhân do đâu ? Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên tạm thất nghiệp:
- do chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân.
- do đòi hỏi quá cao ở mức lương.
Nhiều bác sẽ nói 2 nguyên nhân trên lại là lỗi của giáo dục, em nghĩ khi còn nhỏ thì giáo dục dậy ta cái đức, khi học cao hơn thì họ dậy ta tư duy. Đừng bắt họ dậy ta cái tư duy định vị bản thân, vì mỗi người có cái nhìn khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Học cái này làm cái khác cũng có sao, quan trọng là họ làm việc đó có ích cho bản thân và xã hội hay không.
Em xin chia sẻ một chút về bản thân, thời sinh viên e cũng đã đi thực tập tại 4 garage, 2 công ty và công ty gần đây nhất là một công ty sản xuất linh kiện ô tô. Em thấy rằng những gì được học ở đại học nó không hề bị bỏ phí, chẳng qua là mình có nhớ, hiểu và vận dụng được nó vào công việc hay không thôi. Do đòi hỏi về mức lương và công việc nên hiện tại em đang thất nghiệp, à nói thất nghiệp thì cũng không phải vì có công ty họ trả em mức lương 8m nhưng em không làm, Hiện tại thì em thấy mình vẫn ngu, nên em đang đầu tư cho việc học. Thôi chào các bác em đi học tiếng anh tiếp đây.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hãy dừng việc đổ lỗi và quay lại nhìn ngẫm lại bản thân.
Chúng ta chỉ trích giáo dục không tốt, vậy tại sao trong cùng 1 lớp học, cũng học như vậy mà họ thành công.
Chúng ta đổ lỗi cho xã hội, vậy tại sao cùng trong một xã hội có người giàu người nghèo.
Nói về vấn đề sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nguyên nhân do đâu ? Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên tạm thất nghiệp:
- do chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân.
- do đòi hỏi quá cao ở mức lương.
Nhiều bác sẽ nói 2 nguyên nhân trên lại là lỗi của giáo dục, em nghĩ khi còn nhỏ thì giáo dục dậy ta cái đức, khi học cao hơn thì họ dậy ta tư duy. Đừng bắt họ dậy ta cái tư duy định vị bản thân, vì mỗi người có cái nhìn khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Học cái này làm cái khác cũng có sao, quan trọng là họ làm việc đó có ích cho bản thân và xã hội hay không.
Em xin chia sẻ một chút về bản thân, thời sinh viên e cũng đã đi thực tập tại 4 garage, 2 công ty và công ty gần đây nhất là một công ty sản xuất linh kiện ô tô. Em thấy rằng những gì được học ở đại học nó không hề bị bỏ phí, chẳng qua là mình có nhớ, hiểu và vận dụng được nó vào công việc hay không thôi. Do đòi hỏi về mức lương và công việc nên hiện tại em đang thất nghiệp, à nói thất nghiệp thì cũng không phải vì có công ty họ trả em mức lương 8m nhưng em không làm, Hiện tại thì em thấy mình vẫn ngu, nên em đang đầu tư cho việc học. Thôi chào các bác em đi học tiếng anh tiếp đây.
Bác nói đúng, nhưng chỉ trên phương diện cá nhân, nôm na là thằng nào có thân thằng ấy lo. Nhưng ở góc độ xã hội, thì ngành giáo dục đã không làm được cái việc làm cho các cá nhân nhận thức ra điều đó. Trong xã hội thì có nhiều mức nhận thức khác nhau. Có thể, bác nằm trong nhóm gần xuất sắc thì mới thế. Còn nghành giáo dục phải giải quyết việc làm sao để hàng vạn kỹ sư có cái nhận thức như bác. Xã hội phải có người chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cá nhân được. Nếu tỷ lệ tội phạm gia tăng, thì chắc chắn rằng ngành Pô lit không thể tránh trách nhiệm được
 

tienckdl1bkhn

Tài xế O-H
Nếu học đại học xong đi sửa xe thôi thì có vẻ hơi tiếc that. CÒn bác nào nói đại học mà chưa cầm cờ lê thì có gì mà xấu hổ. Cơ bản bác không thích sủa chữa thôi. CÒn riêng các bác học nghề cầm cờ lê suốt hoặc bác nào chưa bao giờ vẽ được một bản vẽ ra hồn thì cứ cờ lê mà cầm thôi. Các bác phải suy nghĩ toàn diện, trách ngờời thì cũng nên hiểu người chứ.
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Hãy dừng việc đổ lỗi và quay lại nhìn ngẫm lại bản thân.
Chúng ta chỉ trích giáo dục không tốt, vậy tại sao trong cùng 1 lớp học, cũng học như vậy mà họ thành công.
Chúng ta đổ lỗi cho xã hội, vậy tại sao cùng trong một xã hội có người giàu người nghèo.
Nói về vấn đề sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nguyên nhân do đâu ? Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên tạm thất nghiệp:
- do chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân.
- do đòi hỏi quá cao ở mức lương.
Nhiều bác sẽ nói 2 nguyên nhân trên lại là lỗi của giáo dục, em nghĩ khi còn nhỏ thì giáo dục dậy ta cái đức, khi học cao hơn thì họ dậy ta tư duy. Đừng bắt họ dậy ta cái tư duy định vị bản thân, vì mỗi người có cái nhìn khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Học cái này làm cái khác cũng có sao, quan trọng là họ làm việc đó có ích cho bản thân và xã hội hay không.
Em xin chia sẻ một chút về bản thân, thời sinh viên e cũng đã đi thực tập tại 4 garage, 2 công ty và công ty gần đây nhất là một công ty sản xuất linh kiện ô tô. Em thấy rằng những gì được học ở đại học nó không hề bị bỏ phí, chẳng qua là mình có nhớ, hiểu và vận dụng được nó vào công việc hay không thôi. Do đòi hỏi về mức lương và công việc nên hiện tại em đang thất nghiệp, à nói thất nghiệp thì cũng không phải vì có công ty họ trả em mức lương 8m nhưng em không làm, Hiện tại thì em thấy mình vẫn ngu, nên em đang đầu tư cho việc học. Thôi chào các bác em đi học tiếng anh tiếp đây.
Đồng quan điểm với Hợi
 

duongcjto

Tài xế O-H
Một bài viết không có hồi kết, em thấy bác nào cũng có lý riêng của mình.
Nếu coi học sinh là nguyên liệu đầu vào, đại học là nhà máy sản suất, xã hội là người mua.
Tại sao người mua không mua sản phẩm của nhà máy sản xuất ra. Do sản xuất không đúng nhu cầu hay do chất lượng sản phẩm kém không đạt? Nêu là do chất lượng sản phẩm không đạt thì nguyên nhân là do nguyên liệu hay là do công nghệ sản xuất???
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
Một bài viết không có hồi kết, em thấy bác nào cũng có lý riêng của mình.
Nếu coi học sinh là nguyên liệu đầu vào, đại học là nhà máy sản suất, xã hội là người mua.
Tại sao người mua không mua sản phẩm của nhà máy sản xuất ra. Do sản xuất không đúng nhu cầu hay do chất lượng sản phẩm kém không đạt? Nêu là do chất lượng sản phẩm không đạt thì nguyên nhân là do nguyên liệu hay là do công nghệ sản xuất???
Tư duy của của quản lý sản xuất đây rồi.
Theo bác action là gì để cái tiến
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
Bác nói đúng, nhưng chỉ trên phương diện cá nhân, nôm na là thằng nào có thân thằng ấy lo. Nhưng ở góc độ xã hội, thì ngành giáo dục đã không làm được cái việc làm cho các cá nhân nhận thức ra điều đó. Trong xã hội thì có nhiều mức nhận thức khác nhau. Có thể, bác nằm trong nhóm gần xuất sắc thì mới thế. Còn ngành giáo dục phải giải quyết việc làm sao để hàng vạn kỹ sư có cái nhận thức như bác. Xã hội phải có người chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cá nhân được. Nếu tỷ lệ tội phạm gia tăng, thì chắc chắn rằng ngành Pô lit không thể tránh trách nhiệm được
Nhưng em nghĩ cứ ngồi đổ lỗi cũng không làm đc gì, thay vào đó hãy tự động vươn lên thôi. cái ĐẾ CHẾ nó đã không còn như vậy rồi :).
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên