Hiện nay, đi tới đâu chúng ta cũng thấy người ta bàn tán về Cách Mạng công nghiệp 4.0. Nhưng liệu rằng các bạn đã thực sự hiểu rõ về cuộc cách mạng 4.0 là gì và nó sẽ tác động như thế nào tới ngành công nghiệp ô tô hay chưa? Chúng ta cần chuẩn bị những gì để đón đầu trong cuộc cách mạng này. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đầu tiên, tôi xin được làm rõ về khái niệm "Cách mạng công nghiệp 4.0" là gì để chúng ta hiểu rõ hơn về nó trước khi đi sâu vào ngành công nghiệp ô tô.
Loài người chúng ta đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trước đó:
- Cuộc CMCN lần thứ nhất, diễn ra vào năm 1784, khi lần đầu tiên động cơ hơi nước ra đời và sức nén của hơi nước được dùng để thay cho sức kéo của ngựa trước đó.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1871- 1914) được đánh dấu bởi sự ra đời của điện năng và dây chuyền sản xuất linh hoạt. Những chiếc động cơ ô tô truyền thống của chúng ta đang sử dụng ngày nay được ra đời trong cuộc cách mạng này.
- Cuộc cách công nghiệp lần thứ 3 (từ năm 1969) là kỷ nguyên của máy vi tính và nền sản xuất tự động hóa. Ở giai đoạn cuối của cuộc CMCN lần thứ 3 này thì máy tính, điện toán và mạng internet đã trở nên rất phổ biến. Các ứng dụng cho máy tính trở nên nhiều hơn thì loài người bắt đầu cho ra khái niệm CMCN lần thứ 4, hay chúng ta vẫn thường gọi tắt là công nghiệp 4.0.
Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được công bố là năm 2000 và nó là công nghệ của sự số hóa, tích hợp và kết nối siêu thông minh. Trong thời kỳ 4.0 mọi thứ đều được kết nối với nhau thông qua mạng lưới internet siêu kết nối (Kết nối vạn vật) hay internet of things (IoT) là nền tảng căn bản.
Vậy, trong thời kỳ CMCN 4.0 thì ngành công nghiệp ô tô sẽ bị tác động như thế nào?
Trong CMCN 4.0 ngành ô tô sẽ bị tác động rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ công nghệ thiết kế, công nghệ sản xuất, đến dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ chăm sóc, sửa chữa sau bán hàng..v..v.
Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trong thời kỳ này sẽ được ứng dụng mạnh mẽ các robot thông minh và các siêu máy tính để đưa ra các phép tính cho phép sản xuất, lắp ráp đạt độ chính xác cao và cho năng suất gấp nhiều lần con người. Trong các nhà máy gần như mọi thứ đều tự động và rất hiếm hoi thấy bóng dáng con người. Lúc này con người chỉ còn số ít ngồi ở văn phòng bấm nút mà thôi.
Trong lĩnh vực giao thông, các chiếc xe ô tô sẽ không cần tới quá nhiều sự can thiệp của con người trong việc điều khiển chúng. Công nghệ xe tự lái sẽ làm thay con người việc lái xe và việc của tài xế lúc này là bấm nút chọn "điểm đến" mà thôi. Với sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của "big data", cùng với hệ thống cảm biến và vi xử lý thông minh (Có thể giải hàng trăm phép toán cùng một lúc) cho phép chiếc xe có đủ dữ liệu và điều khiển chiếc xe nhanh chóng.
Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản để bạn dễ tưởng tượng và hình dung nhé: Chiếc xe ô tô của chúng ta hiện nay thường gặp mới chỉ xử lý được cùng lúc vài phép toán đơn giản và cần rất nhiều "bộ não ECU" tách biệt để tính toán và điều khiển các hệ thống riêng biệt. Các chiếc xe giao thông trên đường chưa có sự kết nối thông tin với nhau nên việc điều khiển tự lái hay "giao tiếp với phương tiện giao thông khác là hoàn toàn chưa có". Trong thời kì 4.0 và xe tự lái phát triển, các chiếc xe sẽ liên tục lấy dữ liệu từ "hệ thống đám mây" (Chỗ này các bạn cứ tưởng tượng như đám mây trên trời ấy, nó có đủ các thông tin về thời tiết, về mật độ giao thông, điều kiện đường xá phía trước, chiếc xe chỉ việc kết nối với đám mây đó và lấy dữ liệu đưa vào ECU trung tâm thôi) và từ các chiếc xe xung quanh, cho phép tính toán với độ chính xác cao hơn rất nhiều lần và "đủ thông minh" để tự điều khiển chiếc xe an toàn.
Ngoài các chiếc xe tự lái thông minh, thì sự kết nối giữa con người và ô tô thông qua điện thoại thông minh cũng sẽ rất phát triển. Bạn có thể dùng điện thoại để điều khiển chiếc xe tự nổ máy, tự kiểm tra các hệ thống an toàn, xuất các thông tin cần thiết về chiếc xe để bạn tự "khám bệnh" cho nó. Bạn cũng có thể dùng điện thoại để đưa xe vào bãi gửi, gọi taxi không người lái từ điện thoại.....và rất nhiều ứng dụng đi kèm khác.
Xe bay cũng là công nghệ sẽ được nhanh chóng áp dụng trong thời gian tới. Ở các quốc gia phát triển, họ đã nghiên cứu và cho vào thử nghiệm xe máy, taxi bay.
Trong lĩnh vực chăm sóc dịch vụ ô tô, vì chiếc xe lúc này quá thông minh và được sử dụng hoàn toàn bằng điện đòi hỏi người kỹ thuật viên cũng phải đủ "thông minh" hơn nó. Nếu bạn không làm chủ công nghệ và hiểu hết về phương thức hoạt động của nó bạn sẽ "phải đầu hàng" trước nó.
Còn rất nhiều ứng dụng và nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này nữa, tuy nhiên bài viết cũng đã khá dài. Tôi xin phép được "dừng gõ" tại đây. Mời các bạn cùng bàn luận về chủ đề này.
Loài người chúng ta đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trước đó:
- Cuộc CMCN lần thứ nhất, diễn ra vào năm 1784, khi lần đầu tiên động cơ hơi nước ra đời và sức nén của hơi nước được dùng để thay cho sức kéo của ngựa trước đó.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1871- 1914) được đánh dấu bởi sự ra đời của điện năng và dây chuyền sản xuất linh hoạt. Những chiếc động cơ ô tô truyền thống của chúng ta đang sử dụng ngày nay được ra đời trong cuộc cách mạng này.
- Cuộc cách công nghiệp lần thứ 3 (từ năm 1969) là kỷ nguyên của máy vi tính và nền sản xuất tự động hóa. Ở giai đoạn cuối của cuộc CMCN lần thứ 3 này thì máy tính, điện toán và mạng internet đã trở nên rất phổ biến. Các ứng dụng cho máy tính trở nên nhiều hơn thì loài người bắt đầu cho ra khái niệm CMCN lần thứ 4, hay chúng ta vẫn thường gọi tắt là công nghiệp 4.0.
Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được công bố là năm 2000 và nó là công nghệ của sự số hóa, tích hợp và kết nối siêu thông minh. Trong thời kỳ 4.0 mọi thứ đều được kết nối với nhau thông qua mạng lưới internet siêu kết nối (Kết nối vạn vật) hay internet of things (IoT) là nền tảng căn bản.
Vậy, trong thời kỳ CMCN 4.0 thì ngành công nghiệp ô tô sẽ bị tác động như thế nào?
Trong CMCN 4.0 ngành ô tô sẽ bị tác động rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ công nghệ thiết kế, công nghệ sản xuất, đến dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ chăm sóc, sửa chữa sau bán hàng..v..v.
Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trong thời kỳ này sẽ được ứng dụng mạnh mẽ các robot thông minh và các siêu máy tính để đưa ra các phép tính cho phép sản xuất, lắp ráp đạt độ chính xác cao và cho năng suất gấp nhiều lần con người. Trong các nhà máy gần như mọi thứ đều tự động và rất hiếm hoi thấy bóng dáng con người. Lúc này con người chỉ còn số ít ngồi ở văn phòng bấm nút mà thôi.
Trong lĩnh vực giao thông, các chiếc xe ô tô sẽ không cần tới quá nhiều sự can thiệp của con người trong việc điều khiển chúng. Công nghệ xe tự lái sẽ làm thay con người việc lái xe và việc của tài xế lúc này là bấm nút chọn "điểm đến" mà thôi. Với sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của "big data", cùng với hệ thống cảm biến và vi xử lý thông minh (Có thể giải hàng trăm phép toán cùng một lúc) cho phép chiếc xe có đủ dữ liệu và điều khiển chiếc xe nhanh chóng.
Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản để bạn dễ tưởng tượng và hình dung nhé: Chiếc xe ô tô của chúng ta hiện nay thường gặp mới chỉ xử lý được cùng lúc vài phép toán đơn giản và cần rất nhiều "bộ não ECU" tách biệt để tính toán và điều khiển các hệ thống riêng biệt. Các chiếc xe giao thông trên đường chưa có sự kết nối thông tin với nhau nên việc điều khiển tự lái hay "giao tiếp với phương tiện giao thông khác là hoàn toàn chưa có". Trong thời kì 4.0 và xe tự lái phát triển, các chiếc xe sẽ liên tục lấy dữ liệu từ "hệ thống đám mây" (Chỗ này các bạn cứ tưởng tượng như đám mây trên trời ấy, nó có đủ các thông tin về thời tiết, về mật độ giao thông, điều kiện đường xá phía trước, chiếc xe chỉ việc kết nối với đám mây đó và lấy dữ liệu đưa vào ECU trung tâm thôi) và từ các chiếc xe xung quanh, cho phép tính toán với độ chính xác cao hơn rất nhiều lần và "đủ thông minh" để tự điều khiển chiếc xe an toàn.
Ngoài các chiếc xe tự lái thông minh, thì sự kết nối giữa con người và ô tô thông qua điện thoại thông minh cũng sẽ rất phát triển. Bạn có thể dùng điện thoại để điều khiển chiếc xe tự nổ máy, tự kiểm tra các hệ thống an toàn, xuất các thông tin cần thiết về chiếc xe để bạn tự "khám bệnh" cho nó. Bạn cũng có thể dùng điện thoại để đưa xe vào bãi gửi, gọi taxi không người lái từ điện thoại.....và rất nhiều ứng dụng đi kèm khác.
Xe bay cũng là công nghệ sẽ được nhanh chóng áp dụng trong thời gian tới. Ở các quốc gia phát triển, họ đã nghiên cứu và cho vào thử nghiệm xe máy, taxi bay.
Còn rất nhiều ứng dụng và nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này nữa, tuy nhiên bài viết cũng đã khá dài. Tôi xin phép được "dừng gõ" tại đây. Mời các bạn cùng bàn luận về chủ đề này.
Giang Nguyễn