Nhiều năm nay, tỷ lệ nhảy việc trong 3 năm đầu tiên của dân kỹ thuật và đặc biệt là tân kỹ sư ô tô luôn rất cao, mình cảm thấy rất lo ngại. Nên viết ra đây vài dòng để chia sẻ cùng các bạn. Ở đây mình không muốn phân tích nguyên nhân và giải pháp, mình chỉ lưu ý các bạn vài điều về môi trường quản trị, văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp và những kỹ năng cần thiết để chúng ta hòa nhập nhanh hơn vào môi trường công việc, nó khác với môi trường học tập của chúng ta.
Văn hóa Á Đông mà Kỹ sư ô tô phải biết!
Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa truyền thống địa phương. Văn hóa Á Đông bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo, nên xem trọng sự tôn ti trật tự, xem trọng lòng trung thành. Cấp bậc trong mô tả vị trí công việc thường là hữu danh vô thực. Tầm ảnh hưởng của một người trong công ty nó phụ thuộc vào “công trạng trong quá khứ” và “được đánh giá là trung thành”. Tiêu chí “đáng tin cậy” có trọng số cao hơn rất nhiều những tiêu chí khác khi người ta nhận định về con người. Và thông thường, để đánh giá điều đó, người ta quan sát nhiều ở thái độ của các bạn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là xúi các bạn đi nịnh hót, bợ đỡ, sống giả tạo. Việc các bạn cần là hiểu những gì đang diễn ra, giải thích được nó và làm đúng bổn phận của mình phải làm trước. Người ta vẫn đánh giá rất cao các bạn khi các bạn tập trung vào nhiệm vụ, tập trung vào cái chung, tập trung vào giải những bài toán mà đang cần những cái đầu thông minh để giải nó.
Shock văn hóa là cú shock đầu tiên mà các bạn khó chịu và khó thích nghi. Nhiều khi phải chuyền đổi vài nơi ta mới nhận ra, điều đó đôi khi làm mất thời gian và cơ hội cho các bạn.
Từ kỹ thuật đến công nghệ, Kỹ sư ô tô phải hiểu rõ!
Mình nghĩ, khá nhiều bạn sinh viên Bách Khoa hiểu sai lệch về kỹ thuật và công nghệ. Điều này có một phần trách nhiệm của những thầy cô trong trường.
Kỹ thuật (engineering) là những nguyên lý khoa học để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Ở trong trường, chúng ta được trang bị kiến thức khoa học để hiểu về cấu tạo, quá trình, những nguyên lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Điều đó đôi khi dẫn chúng ta đến một trạng thái “cái gì cũng biết chút chút, nhưng kỳ thực là không biết gì”.
Công nghệ (technology) = nguyên lý kỹ thuật + bí quyết (know-how) = sản phẩm, dịch vụ có khả năng CẠNH TRANH (chi phí, chất lượng tốt) và quan trọng nhất là bán được nó, kinh doanh thành công.
Từ kỹ thuật đến công nghệ là một con đường dài và gian nan, từ kỹ thuật đến tạo dựng một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó còn gian nan hơn gấp ngàn lần.
Trường đại học không có dạy các bạn công nghệ, trường đại học chỉ có thể dạy các bạn kỹ thuật. Công nghệ chỉ có trong doanh nghiệp, và công nghệ là TÀI SẢN quan trọng mà người ta chỉ bán, không ai cho hết. Kiến thức về kỹ thuật rất rẻ, thậm chí miễn phí. Nhưng kiến thức về công nghệ phải mua mới có, giá thấp hay cao tùy thuộc vào giá trị của công nghệ đó.
Là một kỹ sư, giá trị của các bạn là sáng tạo công nghệ. Nghĩa là, doanh nghiệp mới là cái TRƯỜNG quan trọng trong cuộc đời các bạn, chứ không phải là Đại Học. Đại Học chỉ giúp các bạn một cái nền để bước vào cái Trường của cuộc đời của các bạn mà thôi.
Tuy nhiên, điều đáng báo động là kỹ sư ra trường ngày càng giảm đi niềm đam mê công nghệ, giảm đi khát khao chinh phục những vấn đề công nghệ nan giải. Tệ hơn, là ngán làm kỹ thuật, ngán nhà máy, ngán phòng thí nghiệm. Vấn đề này các trường đại học cần xem lại một cách nghiêm túc. Nếu không, đại học sẽ là một cái gì đó hỗn tạp, lộn xộn, mất phương hướng, mất giá trị.
Đây là cách quản lý công nghệ trong doanh nghiệp Việt
Khác với nhiều doanh nghiệp ở những quốc gia công nghiệp phát triển. Doanh nghiệp trong nền văn minh lúa nước không quan tâm hoặc chưa có cách hữu hiệu để quản lý tài sản công nghệ, tài sản tri thức, tài sản trí tuệ.
Quá trình tạo ra một sản phẩm/dịch vụ nào đó cạnh tranh được, đều tạo ra rất nhiều know-how. Tuy nhiên, hầu hết nó không được đăng ký, lưu trữ, kế thừa và phát triển. Bởi nó nằm hết trong đầu của một vài người “có lòng trung thành”. Và đương nhiên là lệ thuộc rất lớn vào nhóm người này.
Người tài trong doanh nghiệp được xem là người “giữ nhiều bí quyết công nghệ”, và nó là tử nguyệt của hầu hết doanh nghiệp Việt hiện nay. Việc chuyển giao rất rất phụ thuộc vào “tấm lòng” một vài con người chủ chốt. Và đôi khi nó là rào cản quan trọng cản trở doanh nghiệp phát triển. Vì thế gian này, không ai có thể làm gì đó một mình.
Tính lợi ích cục bộ của người Việt có nhiều nguyên nhân sâu xa về văn hóa, niềm tin trong xã hội. Nói nôm na, người Việt bây giờ không tin vào bất cứ thứ gì ngoài mình, nên xu hướng cố thủ, phòng vệ, bảo vệ lợi ích rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp gần như bị “khống chế” bởi một nhóm lợi ích, và nhóm lợi ích này sẳn sàng “khi họ về hưu, thì doanh nghiệp cũng sẽ tan nát”. Dứt khoát họ bảo vệ lợi ích cục bộ của mình tới cùng, còn cái chuyện doanh nghiệp có phát triển hay không thì mặc kệ nó. Chuyện này diễn ra ngay cả trong doanh nghiệp tư nhân, gia đình. Và đó cũng là lý do quan trọng trong việc doanh nghiệp Việt không lớn được, và chọn con đường bán mình cho doanh nghiệp ngoại để hiện thực hóa tài sản.
Khác với doanh nghiệp Việt, các tập đoàn đa quốc gia đã giải quyết vấn đề này khá sớm. Họ chia nhỏ, pháp chế hóa (đăng ký bản quyền), hệ thống hóa và tạo ra khá nhiều cơ chế cho dung nạp cái mới, tạo cơ chế cho những thành viên mới gia nhập nhanh chóng kế thừa phát triển công nghệ. Và đương nhiên là không có chuyện cho một nhóm nào đó “khống chế” sự phát triển.
Kỹ trị hay nhân trị đều có mặt trái. Trong tình huống quản lý công nghệ, chính cái nhân trị của doanh nhân người Việt làm cho sự phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi thời cuộc không có đợi chờ ai hết.
Lời kết dành cho các tân kỹ sư ô tô
Chia sẻ những điều này để các bạn sinh viên ô tô, các tân kỹ sư ô tô hiểu rõ và giảm shock khi gia nhập môi trường doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của một kỹ sư là sáng tạo công nghệ. Nhưng các bạn không thể làm từ đầu, mà các bạn phải kế thừa và phát triển những gì người ta đã làm phía trước. Chính vì vậy, các bạn sẽ đối diện với 2 vấn đề:
Không qua được hai cái cửa này, bạn không thể làm được bất cứ thứ gì trong doanh nghiệp.
Rất nhiều nhận xét chua xót về sinh viên ô tô mà tôi đã nghe nhiều năm qua “Ngựa non háu đá. Chưa biết đi đòi biết chạy…”. Nó xuất phát từ việc doanh nghiệp không hiểu rõ vai trò của một kỹ sư, cũng có thể từ thái độ của các bạn, và cũng có thể các nhóm lợi ích tạo ra chiêu trò để thu phục các bạn.
Họ đặt ra rất nhiều thứ để thử thách trời ơi: “kêu kỹ sư chạy xe nâng, không biết chạy, bảo về xé sách đi, kỹ sư gì không biết chạy xe nâng. Kêu kỹ sư siết bù lon, siết không lại anh công nhân quay qua chửi học hành cái quái gì siết bù lon không biết…”, “tao làm ở đây 20 năm, cống hiến biết bao nhiêu, mày mới vào phải trả giá cỡ đó mới được”.
Rất nhiều “lời vàng ý ngọc” làm cho chúng ta không kiềm chế được cảm xúc, tự ái, thấy bị xúc phạm và có những hành vi không chuẩn mực (và người ta đợi điều đó để nhấn nút biến cho bạn). Và đó cũng là lý do các bạn muốn ra đi nhiều nhất.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Đi đâu cũng thế thôi. Với đặc trưng văn hóa doanh nghiệp như thế. Các bạn nên chịu khó thu mình lại, chú ý đến thái độ của mình, và rèn luyện bản lĩnh chịu đựng. Nghĩa là, lắng nghe nhiều, hỏi nhiều, lễ phép, tôn trọng, có thái độ tích cực, kiềm chế cảm xúc. Các bạn phải chứng minh được lòng trung thành, chứng minh khả năng chịu khó, chứng minh các bạn khuất phục, chứng minh các bạn không đe dọa ai, chứng minh các bạn đến đây và sẳn sàng làm tất cả vì cái chung.
Khi đó bạn mới mở được cánh cửa lòng người. Khi đó các bạn mới tiếp cận được công nghệ và mới kế thừa và phát triển được công nghệ.
Chúc các bạn bình tâm, bình tĩnh, và hướng đến mục tiêu cuối cùng của một kỹ sư là SÁNG TẠO CÔNG NGHỆ. Giá trị của cuộc đời của các bạn có được bao nhiêu, giàu nhanh hay giàu chậm, phụ thuộc vào năng lực công nghệ của các bạn. Mà muốn có được năng lực công nghệ, trước hết bạn phải có năng lực về con người trước.
Nên nhớ, thành công của một kỹ sư là tạo ra được bao nhiêu bằng phát minh (patent) trong cuộc đời. Không phải đã làm qua bao nhiêu công ty. Hãy nhảy việc đúng cách.
Chúc các bạn kỹ sư ô tô thành công!
Văn hóa Á Đông mà Kỹ sư ô tô phải biết!
Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa truyền thống địa phương. Văn hóa Á Đông bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo, nên xem trọng sự tôn ti trật tự, xem trọng lòng trung thành. Cấp bậc trong mô tả vị trí công việc thường là hữu danh vô thực. Tầm ảnh hưởng của một người trong công ty nó phụ thuộc vào “công trạng trong quá khứ” và “được đánh giá là trung thành”. Tiêu chí “đáng tin cậy” có trọng số cao hơn rất nhiều những tiêu chí khác khi người ta nhận định về con người. Và thông thường, để đánh giá điều đó, người ta quan sát nhiều ở thái độ của các bạn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là xúi các bạn đi nịnh hót, bợ đỡ, sống giả tạo. Việc các bạn cần là hiểu những gì đang diễn ra, giải thích được nó và làm đúng bổn phận của mình phải làm trước. Người ta vẫn đánh giá rất cao các bạn khi các bạn tập trung vào nhiệm vụ, tập trung vào cái chung, tập trung vào giải những bài toán mà đang cần những cái đầu thông minh để giải nó.
Shock văn hóa là cú shock đầu tiên mà các bạn khó chịu và khó thích nghi. Nhiều khi phải chuyền đổi vài nơi ta mới nhận ra, điều đó đôi khi làm mất thời gian và cơ hội cho các bạn.
Từ kỹ thuật đến công nghệ, Kỹ sư ô tô phải hiểu rõ!
Mình nghĩ, khá nhiều bạn sinh viên Bách Khoa hiểu sai lệch về kỹ thuật và công nghệ. Điều này có một phần trách nhiệm của những thầy cô trong trường.
Kỹ thuật (engineering) là những nguyên lý khoa học để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Ở trong trường, chúng ta được trang bị kiến thức khoa học để hiểu về cấu tạo, quá trình, những nguyên lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Điều đó đôi khi dẫn chúng ta đến một trạng thái “cái gì cũng biết chút chút, nhưng kỳ thực là không biết gì”.
Công nghệ (technology) = nguyên lý kỹ thuật + bí quyết (know-how) = sản phẩm, dịch vụ có khả năng CẠNH TRANH (chi phí, chất lượng tốt) và quan trọng nhất là bán được nó, kinh doanh thành công.
Từ kỹ thuật đến công nghệ là một con đường dài và gian nan, từ kỹ thuật đến tạo dựng một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó còn gian nan hơn gấp ngàn lần.
Trường đại học không có dạy các bạn công nghệ, trường đại học chỉ có thể dạy các bạn kỹ thuật. Công nghệ chỉ có trong doanh nghiệp, và công nghệ là TÀI SẢN quan trọng mà người ta chỉ bán, không ai cho hết. Kiến thức về kỹ thuật rất rẻ, thậm chí miễn phí. Nhưng kiến thức về công nghệ phải mua mới có, giá thấp hay cao tùy thuộc vào giá trị của công nghệ đó.
Là một kỹ sư, giá trị của các bạn là sáng tạo công nghệ. Nghĩa là, doanh nghiệp mới là cái TRƯỜNG quan trọng trong cuộc đời các bạn, chứ không phải là Đại Học. Đại Học chỉ giúp các bạn một cái nền để bước vào cái Trường của cuộc đời của các bạn mà thôi.
Tuy nhiên, điều đáng báo động là kỹ sư ra trường ngày càng giảm đi niềm đam mê công nghệ, giảm đi khát khao chinh phục những vấn đề công nghệ nan giải. Tệ hơn, là ngán làm kỹ thuật, ngán nhà máy, ngán phòng thí nghiệm. Vấn đề này các trường đại học cần xem lại một cách nghiêm túc. Nếu không, đại học sẽ là một cái gì đó hỗn tạp, lộn xộn, mất phương hướng, mất giá trị.
Đây là cách quản lý công nghệ trong doanh nghiệp Việt
Khác với nhiều doanh nghiệp ở những quốc gia công nghiệp phát triển. Doanh nghiệp trong nền văn minh lúa nước không quan tâm hoặc chưa có cách hữu hiệu để quản lý tài sản công nghệ, tài sản tri thức, tài sản trí tuệ.
Quá trình tạo ra một sản phẩm/dịch vụ nào đó cạnh tranh được, đều tạo ra rất nhiều know-how. Tuy nhiên, hầu hết nó không được đăng ký, lưu trữ, kế thừa và phát triển. Bởi nó nằm hết trong đầu của một vài người “có lòng trung thành”. Và đương nhiên là lệ thuộc rất lớn vào nhóm người này.
Người tài trong doanh nghiệp được xem là người “giữ nhiều bí quyết công nghệ”, và nó là tử nguyệt của hầu hết doanh nghiệp Việt hiện nay. Việc chuyển giao rất rất phụ thuộc vào “tấm lòng” một vài con người chủ chốt. Và đôi khi nó là rào cản quan trọng cản trở doanh nghiệp phát triển. Vì thế gian này, không ai có thể làm gì đó một mình.
Tính lợi ích cục bộ của người Việt có nhiều nguyên nhân sâu xa về văn hóa, niềm tin trong xã hội. Nói nôm na, người Việt bây giờ không tin vào bất cứ thứ gì ngoài mình, nên xu hướng cố thủ, phòng vệ, bảo vệ lợi ích rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp gần như bị “khống chế” bởi một nhóm lợi ích, và nhóm lợi ích này sẳn sàng “khi họ về hưu, thì doanh nghiệp cũng sẽ tan nát”. Dứt khoát họ bảo vệ lợi ích cục bộ của mình tới cùng, còn cái chuyện doanh nghiệp có phát triển hay không thì mặc kệ nó. Chuyện này diễn ra ngay cả trong doanh nghiệp tư nhân, gia đình. Và đó cũng là lý do quan trọng trong việc doanh nghiệp Việt không lớn được, và chọn con đường bán mình cho doanh nghiệp ngoại để hiện thực hóa tài sản.
Khác với doanh nghiệp Việt, các tập đoàn đa quốc gia đã giải quyết vấn đề này khá sớm. Họ chia nhỏ, pháp chế hóa (đăng ký bản quyền), hệ thống hóa và tạo ra khá nhiều cơ chế cho dung nạp cái mới, tạo cơ chế cho những thành viên mới gia nhập nhanh chóng kế thừa phát triển công nghệ. Và đương nhiên là không có chuyện cho một nhóm nào đó “khống chế” sự phát triển.
Kỹ trị hay nhân trị đều có mặt trái. Trong tình huống quản lý công nghệ, chính cái nhân trị của doanh nhân người Việt làm cho sự phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi thời cuộc không có đợi chờ ai hết.
Lời kết dành cho các tân kỹ sư ô tô
Chia sẻ những điều này để các bạn sinh viên ô tô, các tân kỹ sư ô tô hiểu rõ và giảm shock khi gia nhập môi trường doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của một kỹ sư là sáng tạo công nghệ. Nhưng các bạn không thể làm từ đầu, mà các bạn phải kế thừa và phát triển những gì người ta đã làm phía trước. Chính vì vậy, các bạn sẽ đối diện với 2 vấn đề:
- Khi người ta chưa thử thách đủ lòng trung thành của các bạn, các bạn sẽ chưa tiếp xúc được gì đến công nghệ.
- Thái độ của bạn quyết định đến việc người ta có dung nạp, chia sẻ cho bạn hay không.
Không qua được hai cái cửa này, bạn không thể làm được bất cứ thứ gì trong doanh nghiệp.
Rất nhiều nhận xét chua xót về sinh viên ô tô mà tôi đã nghe nhiều năm qua “Ngựa non háu đá. Chưa biết đi đòi biết chạy…”. Nó xuất phát từ việc doanh nghiệp không hiểu rõ vai trò của một kỹ sư, cũng có thể từ thái độ của các bạn, và cũng có thể các nhóm lợi ích tạo ra chiêu trò để thu phục các bạn.
Họ đặt ra rất nhiều thứ để thử thách trời ơi: “kêu kỹ sư chạy xe nâng, không biết chạy, bảo về xé sách đi, kỹ sư gì không biết chạy xe nâng. Kêu kỹ sư siết bù lon, siết không lại anh công nhân quay qua chửi học hành cái quái gì siết bù lon không biết…”, “tao làm ở đây 20 năm, cống hiến biết bao nhiêu, mày mới vào phải trả giá cỡ đó mới được”.
Rất nhiều “lời vàng ý ngọc” làm cho chúng ta không kiềm chế được cảm xúc, tự ái, thấy bị xúc phạm và có những hành vi không chuẩn mực (và người ta đợi điều đó để nhấn nút biến cho bạn). Và đó cũng là lý do các bạn muốn ra đi nhiều nhất.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Đi đâu cũng thế thôi. Với đặc trưng văn hóa doanh nghiệp như thế. Các bạn nên chịu khó thu mình lại, chú ý đến thái độ của mình, và rèn luyện bản lĩnh chịu đựng. Nghĩa là, lắng nghe nhiều, hỏi nhiều, lễ phép, tôn trọng, có thái độ tích cực, kiềm chế cảm xúc. Các bạn phải chứng minh được lòng trung thành, chứng minh khả năng chịu khó, chứng minh các bạn khuất phục, chứng minh các bạn không đe dọa ai, chứng minh các bạn đến đây và sẳn sàng làm tất cả vì cái chung.
Khi đó bạn mới mở được cánh cửa lòng người. Khi đó các bạn mới tiếp cận được công nghệ và mới kế thừa và phát triển được công nghệ.
Chúc các bạn bình tâm, bình tĩnh, và hướng đến mục tiêu cuối cùng của một kỹ sư là SÁNG TẠO CÔNG NGHỆ. Giá trị của cuộc đời của các bạn có được bao nhiêu, giàu nhanh hay giàu chậm, phụ thuộc vào năng lực công nghệ của các bạn. Mà muốn có được năng lực công nghệ, trước hết bạn phải có năng lực về con người trước.
Nên nhớ, thành công của một kỹ sư là tạo ra được bao nhiêu bằng phát minh (patent) trong cuộc đời. Không phải đã làm qua bao nhiêu công ty. Hãy nhảy việc đúng cách.
Chúc các bạn kỹ sư ô tô thành công!
TrinhTan
Bài viết được chỉnh sửa dựa trên
THƯ GỬI CÁC BẠN BÁCH KHOA MỚI RA TRƯỜNG của Tuan Huynh
Bài viết được chỉnh sửa dựa trên
THƯ GỬI CÁC BẠN BÁCH KHOA MỚI RA TRƯỜNG của Tuan Huynh