Hiện nay có bao nhiêu loại đèn pha của xe ô tô

triduong010201
Bình luận: 0Lượt xem: 615

triduong010201

Tài xế O-H
Đèn halogen: Đây là loại đèn pha ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thường được trang bị trên các dòng xe hơi phổ thông. Đèn pha halogen có cấu tạo đơn giản gồm sợi dây tóc vonfram, hỗn hợp khí trơ và lượng nhỏ chất halogen (i-ốt hoặc brôm) được bao bọc kín bởi bóng đèn.

Đèn halogen có tuổi thọ trung bình với thời gian hoạt động khoảng 1.000 giờ. Chi phí sản xuất loại đèn này không cao lại dễ thay thế nên được ứng dụng ở hầu hết các dòng xe phổ thông để tối ưu chi phí.

Đèn pha halogen cho ánh sáng vàng, đem đến lợi thế khi di chuyển trong điều kiện sương mù nhưng khoảng cách chiếu sáng ngắn hơn các loại đèn pha khác. Ngoài ra, phần lớn năng lượng của đèn halogen đều biến thành nhiệt năng, chỉ một tỷ lệ rất ít biến thành quang năng. Điều này khiến điện năng bị tiêu hao khá nhiều và làm giảm hiệu suất chiếu sáng sau một thời gian sử dụng.

Với khá nhiều nhược điểm, loại đèn này có khả năng sẽ bị thay thế và không còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong tương lai.

- Đèn xenon: Đèn xenon hay còn được gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao (High Intensity Discharge - HID) được ứng dụng trên một số dòng xe hơi cao cấp. Loại bóng đèn pha ô tô này có hiệu suất chiếu sáng vượt trội và tuổi thọ cao hơn loại đèn pha halogen, tuổi thọ trung bình lên đến 2.000 giờ.

Đèn pha xenon có nguyên lý hoạt động tương tự bóng đèn neon, phát sáng nhờ sự kết hợp của khí xenon, argon và kim loại hóa hơi. Đèn HID tạo ra ánh sáng có màu trắng xanh với cường độ sáng gấp 2 đến 3 lần bóng đèn halogen, ít tán xạ hơn giúp cải thiện tầm nhìn và chiếu sáng được khoảng cách xa hơn, rộng hơn.
Tuy nhiên, cũng chính vì hiệu suất chiếu sáng cao, loại đèn pha này có thể khiến người đi ngược chiều bị chói mắt. Ánh sáng ít bị tán xạ và quá tập trung cũng khiến người điều khiển xe không thế thấy gì ngoài trường chiếu sáng của đèn pha, gây khó khăn cho việc đỗ xe, chuyển làn.

Thêm một hạn chế của loại đèn pha xenon này chính là cấu tạo phức tạp với bóng đèn, thấu kính hội tụ và ballast ổn định điện áp. Do đó, chi phí sản xuất đèn pha HID tương đối cao, không dễ bảo dưỡng và thay thế.
hine-nay-co-bao-nhieu-loai-den-pha-cua-xe-oto.jpg
Đèn pha LED: LED (Light-Emitting Diode) là công nghệ mới được ứng dụng trong đèn pha ô tô và nhiều thiết bị chiếu sáng khác. Đèn LED có khả năng phát sáng thông qua các diode (đi-ốt) kích thước nhỏ khi có dòng điện tác động.

LED có khả năng đạt độ sáng cực nhanh chỉ trong một vài phần triệu giây mà không tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, ánh sáng phát ra là ánh sáng định hướng, không bị khuếch tán nên thường được sử dụng trong đèn xi-nhan và đèn chiếu hậu. Loại đèn pha này có tuổi thọ rất cao, lên đến 15.000 giờ và là loại đèn pha có độ bền cao nhất.

Đèn pha LED ô tô được cấu tạo từ nhiều chip bán dẫn có kích thước nhỏ, màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất có trong chip bán dẫn. Điều đó cho phép các nhà sản xuất linh hoạt hơn trong việc thiết kế, chế tạo ra mẫu đèn pha có hình dạng, kích thước phù hợp, nâng cao tính thẩm mỹ của chiếc xe.

Nhược điểm của loại đèn pha này chi phí sản xuất khá đắt đỏ. Ngoài ra, nhiệt lượng phát ra từ bóng đèn khá lớn, có thể gây ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử xung quanh. Do đó, các nhà sản xuất phải tích hợp thêm hệ thống tản nhiệt, làm tăng gánh nặng về chi phí.

Hiệu năng chiếu sáng tốt nhưng chi phí còn khá cao nên hầu như đèn pha LED chỉ được ứng dụng trên các dòng xe cao cấp. Tuy nhiên, loại đèn này có tiềm năng trở thành xu hướng và được ứng dụng phổ biến hơn trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô tương lai.

Đèn laser: Đèn laser là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất nhưng cũng là đắt đỏ nhất, hiện chỉ được ứng dụng trên một số mẫu xe cao cấp.

Đèn laser ô tô có khả năng phát sáng thông qua kích hoạt các phản ứng hóa học bằng cách bắn tia laser vào một thấu kính có chứa khí photpho. Nó có thể tạo ra nguồn ánh sáng mạnh hơn gấp 1.000 lần mà chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng ⅔ so với đèn LED.

Ngoài ra, đèn có cường độ chiếu sáng lớn, phạm vi chiếu sáng gấp đôi với tầm nhìn xa lên đến 600m. Tuổi thọ của đèn có thể kéo dài đến 50.000 giờ.

Khi hoạt động, đèn laser tạo ra nhiệt lượng rất lớn nên đòi hỏi việc lắp đặt hệ thống tản nhiệt phức tạp hơn so với đèn pha LED. Trong khi đó, 1 bóng đèn laser không thể đảm nhận đồng thời 2 chức năng chiếu xa và chiếu gần nên vẫn phải lắp đặt song song với loại đèn pha khác như halogen, HID hoặc LED. Đó là chưa kể, chi phí để trang bị một bộ đèn laser có thể khiến bạn tiêu tốn thêm hàng ngàn đô la. Vậy nên, trong điều kiện hiện nay thì loại đèn này vẫn chưa thể phổ biến như 3 loại còn lại.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên