Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???

Ngutunguyen
Bình luận: 254Lượt xem: 95,624

tvtgroup622

Thành viên O-H
để kiểm tra có đạt chuẩn hay ko : b1 kiểm tra áp suất dầu bôi trơn phải từ 3,4 -> 4 kg/cm2 là ok . dầu phải đến được những vị trí theo đúng yêu cầu làm việc. B2 : kiểm tra tiếng ồn : ko được suất hiện tiếng gõ,. B3 : động cơ ko được quá nóng dải nhiệt từ 70-95 0c là ok. ko hao nước hao nhớt nhé. B4 kiểm tra khói : hơi màu xanh chút khi chạy thời gian đầu là ok. B5 chờ 5 năm sau nếu vẫn chưa phải làm lại thì mới đạt kkkkkk
Cụ làm được như vậy khối thằng chết đói.
 

hoannbk

Thành viên O-H
Các cụ cho em hỏi sao động cơ ISUZU 4BD1T hoặc 6BD1T cứ thay hơi mới là đổ hơi còn hơn hơi cũ các bác nhể. Máy vẵn khỏe nhưng đổ hơi dữ lắm ạ.
 

thehoaspkt08

Thành viên O-H
bác nói đạt chuẩn ah khó lắm bác ơi.có thể mình áp dụng lý thuyết tốt nhưng còn chất lượng phụ tùng thì sao bác.bác đảm bảo với e là chất lượng chính xác được không
 

suachua-lu

Thành viên O-H
Bjo nói về dung sai mấy ngài đã nắm lơ mơ, dụng cụ đo thì mấy ông cocó, đến cờ llee lực còn ngại sắm nữa là. Nói chung thợ ít thuyền thì nhiều
 

kiennb

Thành viên O-H
Đại tu động cơ là gì??
Sao phải đại tu??
Thợ sửa động cơ "Đầy", sửa "Nó" cũng đơn giản, quan tâm làm gì...chả có gì phải "Thảo luận" cả!!!


Cụ "Có học" thì kinh nghiệm ít, Cụ "Làm được" thì làm theo "Bản năng" là chính, nói cách khác là không "Chuyên nghiệp". "Gộp" 2 Cụ này với nhau thì mới "Chuẩn chỉ".

Lâu lắm rồi mục thảo luận mới có 1 bài liên quan đến động cơ mà "Cách làm" rất "Hài hước": http://www.oto-hui.com/threads/xin-thinh-giao-gap-bom-nhot-dong-co-6d95l.80627.html#post-374241

Thử làm phép so sánh "Thợ động cơ" với "Thợ thủy lực" và thợ "Điên nặng" xem sao:
1- So sánh với bên thủy lực và điện thì đại tu động cơ đúng quy trình "Rất mất thời gian", vừa "Bẩn", lại được ít "Xiền".
2- Trong khi đó để sắm "Tương đối đủ" dụng cụ để đo kiểm, tay cân lực, "Kìm chuyên dụng", "chế chác" vam chuyên dùng...cũng tốn kém ra phết. (Đôi chục củ là cái chắc)
3- Nếu chỉ là thợ động cơ đơn thuần (chỉ làm động cơ "Kim cơ", đời "Kim điện" đã có thợ "Cao tay" hơn chữa trị) thì khi sửa chữa máy công trình dễ bị "Coi thường" hơn "2 cái anh kia".
4- Ác một nỗi!!! những pan bệnh liên đới đến "Cái sự yếu" của động cơ, thợ động cơ thường bị "2 anh kia" tìm cách "Đổ vấy" trách nhiệm lên đầu.

Tình hình chung thì như thế này: Động cơ thì đến giờ đại tu rồi, nhưng ông chủ xe lại yêu cầu "Chỉ thay hơi" vì nó chưa "Bị sao", áp suất dầu bôi trơn vẫn ngon, "Nó" chỉ "Ăn nhớt" thôi. "Thay hơi thì thay hơi"...sáng tháo, chiều lắp xong, tối bàn giao xe...sao nhanh vậy?? Mặt quy lát tháo ra..."Vứt" vào 1 chỗ...không kiểm tra "Ống dẫn", "Xi e" hay "Rà nấm"...chiều cạo "Mặt mũi" nhìn thấy "Sạch là được" rồi lắp luôn.
Nhanh là cái chắc!!! lấy "Xiền" như người lớn!!!

Dăm bữa nửa tháng "Máy bó", "Lột biên", mất áp suất dầu bôi trơn..."Bó hơi"..."Hỏng tất"...kêu tới...hỏng chỗ nào sửa chỗ ấy.
Lại có "Xiền" lần nữa!!!

Thử hỏi "Thợ động cơ" mà không bị "Coi thường" mới là chuyện lạ!!!

Đến giờ đại tu hoặc khi "Nó" bị trục trặc, sao không "Rã tuột nó" ra để kiểm tra "Tổng thể", rồi lên phương án sửa chữa "Khả thi nhất"...vừa "Tốt", vừa "Bền"...vừa "Được tiếng" nhỉ.

"Có tiếng" rồi thì "Không ai" có thể đổ vấy trách nhiệm lên đầu được.
Lúc đó thợ thủy lực sán vào làm quen ấy chứ!!!
Sán vào làm gì nhỉ???
"Gặp con xe nát", động cơ chưa biết "Thế nào", khi chủ xe mời đến "Hiệu chỉnh" hoặc sửa chữa hệ thống thủy lực (HTTL). Động cơ yếu, khả năng phán đoán tình trạng của động cơ "Không nhiều"... thợ thủy lực "Bó tay"...chỉnh nhanh thì "Chết máy", chỉnh "Vừa máy" thì chậm...Thanh toán tiền công "Ngon lành" được chăng???

Tạm thời "Chém gió" như vậy.
Chờ ý kiến của các Cụ, xem có nhất thiết phải viết về "Quy trình đại tu" động cơ không???
Và nếu Ngu có viết thì các Cụ phải tham gia cùng. Bởi một lẽ "Nó" sẽ không giống với bất cứ "Giáo án" nào ( Ngu không có may mắn được học, chỉ có kinh nghiệm được "Đúc rút" thoai)
BÀi viết của cụ rất hay và thực tế !
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
Đại tu động cơ là gì ? Tại sao phải đại tu động cơ. Các thợ thầy phải biết được việc này.
Đại tu động cơ là phục hồi sửa chữa toàn bộ động cơ bap gồm:
-Trục cơ, Trục cam, cơ cấu truyền động
-Dàn cò nắp máy, Block
- Piston, xi lanh, séc măng
- Hệ thống bôi trơn, làm mát, nhiên liệu, đánh lửa
- ly hợp hộp số và các phần bổ trợ dính với động cơ
- Các xe đời về sau thêm các hệ thống điện tử điều khiển tối ưu.
- Can thiệp chỉnh sửa các thông số trong ECU để động cơ làm việc tối ưu.

Tại sao phải đại tu động cơ ( Sửa chữa lớn)
- Khi động cơ không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất đưa ra.
- Hư hỏng khi vận hành với bất kỳ lý do gì.
- Sau 1 thời gian sử dụng dài.

Một người hội tụ đầy đủ năng lực và kiền thức để làm nhũng việc trên thì lâu mới thành nghề.
Để làm được việc này cần phải có kiến thức.
Vậy kiến thức là gì ? , Kinh nghiệm là gì ? đôi khi chúng ta mù mờ việc này
Kiến thức gồm có:
- Thông tin ( Tài liệu, sách vỡ)
- Đọc và hiểu rỏ tất cả các thông tin
- Làm thuần thục 1 cách chính xác
Kinh nghiệm là gì:
- Được rút ra cách làm việc hiệu quả nhất
- Ghi nhận được nhiều lỗi phát sinh mà chưa có thông tin
- Đã từng làm công việc đó ít nhất 1 lần mà bị sai.
Khi không có kiến thức mà làm luôn để biết thì mới chỉ bổ sung thêm kiến thức chứ không phải kinh nghiệm. Đa số rơi vô trường hợp này.

Để sửa chữa, lắp ráp đúng kỹ thuật cần phải có các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ kèm theo.
Đọc tài liệu + Hiểu +Thực hành Ok = Kiến thức
Lý thuyết viết ra từ thực nghiệm. Nên sử dụng các tài liệu được cập nhật mới nhất.
Học xong + Đi làm = Thợ
Đi làm + Học = Nghiên cứu sinh
 

nhokboy157

Thành viên O-H
Nhà cháu thì ít làm động cơ, nhưng thường khi tháo ra là kiểm tra lại toàn bộ bạc biên,balie, bơm nhớt, sinh hàn, bơm nước. Bắt chủ máy phải vệ sinh lại toàn bộ mới cho lắp. Các đường nhớt nhà cháu cứ máy áp lực xịt thẳng vào sau đó kiểm tra từng lỗ một. Thấy chỗ nào k an toàn hoặc để vẫn có thể làm cố dc là đề xuất thay thế luôn. Kim bơm cân lại toàn bộ, mấy laoij có làm mát khí nạp bỏ ra mà thấy có nhớt cà bụi bám là ngâm dầu cho bở rồi rửa nc xi khô ngon lành. Nói chung quan điểm là k nên tiết kiệm. Chủ máy mà keo kẹt là nghỉ k nhận luôn.
Đúng rồi bác ơi. làm là cả uy tín của người thợ. Nếu theo chủ xe hay chủ máy thì mình chịu thua. Phải biết lý giải cho chủ xe họ hiệu đc
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên