Dưới đây xin chia sẻ với anh em về kinh nghiệm thiết đặt, điều chỉnh và thao tác để giúp chúng ta chạy xe an toàn hơn, chuyên nghiệp hơn...
1. Điều kiện cơ sở vật chất:
Trước khi điều chỉnh và thiết đặt hoặc vận hành chúng ta nên kiểm tra tình trạng cơ sở của phanh xe:
a. Kiểm tra tình trạng má phanh (quan sát vị trí khuyên sắt trên trục phanh với điểm tam giác trên nắp may-ơ)
b. Kiểm tra chuyển động cơ học của phanh:
- Phanh trước: bóp tay phanh rồi thả nhanh tay để đảm bảo phanh nhả nhanh ***ng, trơn tru. Nếu phanh nhả chậm hoặc có dấu hiệu khô dầu thì phải tuốt lại dây phanh (có thể thay thế), tra dầu vào trục phanh... cho tới khi thấy vận hành nhẹ nhàng, trơn tru.
- Phanh sau: dựng chân chống giữa, dùng tay thử nhấn vào bàn đạp phanh (nếu thử bằng chân thì sẽ khó cảm nhận) xem có nhẹ nhàng và khi nhả phanh có trơn tru hay không. Nếu có dấu hiệu nặng nề thì bổ sung dầu vào trục phanh chân (bên dưới công tắc đèn hậu, phía cốp phải), vào trục má phanh trên bát may-ơ sau.
2. Thiết đặt phanh - Điều chỉnh khoảng vận hành:
a. Phanh trước: Tăng - nới ốc dây phanh sao cho khi ngồi lên xe, bóp phanh thì khi bóp hết tay phanh còn cách tay nắm khoảng 1-1,5cm. Tại sao lại ở khoảng cách này? Bởi lẽ trong tình huống thực tế nếu trong tình huống cần sử dụng ta bóp căng tay, tay phanh tì vào tay nắm - kết thúc hành trình tay phanh - thì toàn bộ phần dây phanh sẽ căng giãn tối đa và má phanh không bị bó hoặc quá ăn gây dừng bánh trước đột ngột.
b. Phanh sau: Tăng nới ốc phanh, ngồi trên xe dùng chân thử. Đối với các bạn đi giày vải hoặc dép bệt thì khoảng cách di chuyển của bàn đạp phanh nên ở khoảng từ 1,5 - 3cm. Đối với các bạn đi giày da có đế nên để từ 1,5 - 2cm.
3. Thao tác:
Nhà thiết kế đã thiết kế ra hai phanh là để đảm bảo xe có thể nhanh ***ng dừng chuyển động khi gặp chướng ngại vật hoặc trong những trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng cả hai phanh để đảm bảo hiệu quả và an toàn chứ đừng nên chỉ sử dụng một trong hai phanh.
Thao tác như sau:
- Khi vận hành trên đường một cách bình thường: Tùy vào tốc độ xe và khoảng cách tới chướng ngại vật mà dùng lực chân và tay cho phù hợp nhưng thao tác sẽ tuần tự: Đạp phanh sau tới điểm bắt đầu má phanh tiếp xúc với tang trống thì bóp phanh tay. Chúng ta nói ngắn gọn là "Sau đệm trước, sau đệm trước"
- Đối với những đoạn di chuyển chậm như trên đoạn đường tắc: để xe ở số một hoặc hai, chỉ dùng phanh tay, thả hai chân xuống đất cho thoải mái chứ đừng dùng phanh chân rồi chân trái dê-dê vừa dễ tông vào đít bạn đằng trước vừa trông rất thiếu chuyên nghiệp nếu không muốn nói là wê lắm.
- Tất nhiên là phanh thì dùng để phanh rồi nhưng người lái xe tỉnh táo và chuyên nghiệp bao giờ cũng là người sử dụng tay ga và sự quan sát chướng ngại vật trước mắt để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp, giảm thiểu việc sử dụng phanh một cách tối đa. Bởi sau mỗi lần phanh xe chúng ta sẽ bị mất quán tính và chúng ta lại phải lấy lại quán tính cho xe - như thế sẽ vừa tốn nhiên liệu lại thêm nhiều thao tác phụ không cần thiết.
1. Điều kiện cơ sở vật chất:
Trước khi điều chỉnh và thiết đặt hoặc vận hành chúng ta nên kiểm tra tình trạng cơ sở của phanh xe:
a. Kiểm tra tình trạng má phanh (quan sát vị trí khuyên sắt trên trục phanh với điểm tam giác trên nắp may-ơ)
b. Kiểm tra chuyển động cơ học của phanh:
- Phanh trước: bóp tay phanh rồi thả nhanh tay để đảm bảo phanh nhả nhanh ***ng, trơn tru. Nếu phanh nhả chậm hoặc có dấu hiệu khô dầu thì phải tuốt lại dây phanh (có thể thay thế), tra dầu vào trục phanh... cho tới khi thấy vận hành nhẹ nhàng, trơn tru.
- Phanh sau: dựng chân chống giữa, dùng tay thử nhấn vào bàn đạp phanh (nếu thử bằng chân thì sẽ khó cảm nhận) xem có nhẹ nhàng và khi nhả phanh có trơn tru hay không. Nếu có dấu hiệu nặng nề thì bổ sung dầu vào trục phanh chân (bên dưới công tắc đèn hậu, phía cốp phải), vào trục má phanh trên bát may-ơ sau.
2. Thiết đặt phanh - Điều chỉnh khoảng vận hành:
a. Phanh trước: Tăng - nới ốc dây phanh sao cho khi ngồi lên xe, bóp phanh thì khi bóp hết tay phanh còn cách tay nắm khoảng 1-1,5cm. Tại sao lại ở khoảng cách này? Bởi lẽ trong tình huống thực tế nếu trong tình huống cần sử dụng ta bóp căng tay, tay phanh tì vào tay nắm - kết thúc hành trình tay phanh - thì toàn bộ phần dây phanh sẽ căng giãn tối đa và má phanh không bị bó hoặc quá ăn gây dừng bánh trước đột ngột.
b. Phanh sau: Tăng nới ốc phanh, ngồi trên xe dùng chân thử. Đối với các bạn đi giày vải hoặc dép bệt thì khoảng cách di chuyển của bàn đạp phanh nên ở khoảng từ 1,5 - 3cm. Đối với các bạn đi giày da có đế nên để từ 1,5 - 2cm.
3. Thao tác:
Nhà thiết kế đã thiết kế ra hai phanh là để đảm bảo xe có thể nhanh ***ng dừng chuyển động khi gặp chướng ngại vật hoặc trong những trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng cả hai phanh để đảm bảo hiệu quả và an toàn chứ đừng nên chỉ sử dụng một trong hai phanh.
Thao tác như sau:
- Khi vận hành trên đường một cách bình thường: Tùy vào tốc độ xe và khoảng cách tới chướng ngại vật mà dùng lực chân và tay cho phù hợp nhưng thao tác sẽ tuần tự: Đạp phanh sau tới điểm bắt đầu má phanh tiếp xúc với tang trống thì bóp phanh tay. Chúng ta nói ngắn gọn là "Sau đệm trước, sau đệm trước"
- Đối với những đoạn di chuyển chậm như trên đoạn đường tắc: để xe ở số một hoặc hai, chỉ dùng phanh tay, thả hai chân xuống đất cho thoải mái chứ đừng dùng phanh chân rồi chân trái dê-dê vừa dễ tông vào đít bạn đằng trước vừa trông rất thiếu chuyên nghiệp nếu không muốn nói là wê lắm.
- Tất nhiên là phanh thì dùng để phanh rồi nhưng người lái xe tỉnh táo và chuyên nghiệp bao giờ cũng là người sử dụng tay ga và sự quan sát chướng ngại vật trước mắt để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp, giảm thiểu việc sử dụng phanh một cách tối đa. Bởi sau mỗi lần phanh xe chúng ta sẽ bị mất quán tính và chúng ta lại phải lấy lại quán tính cho xe - như thế sẽ vừa tốn nhiên liệu lại thêm nhiều thao tác phụ không cần thiết.
Tuấn. Doctor