Atkinson vs Otto (Chu trình Atkinson khác chu trình Otto chỗ nào)

Cai banh xe
Bình luận: 27Lượt xem: 9,462

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Biển học thật mênh mông!!
Từ cái lý thuyết "TỶ SỐ GIÃN NỞ lớn hơn TỶ SỐ NÉN", người ta đã nghĩ ra nhiều cách để thực hiện việc này:
1)- Thay đổi hành trình của piston.
2)- Đóng trễ van hút ở thì nén.
Thế vẫn chưa hết, lại có người nghĩ ra cách thay vì "ĐÓNG TRỄ" thì người ta lại "ĐÓNG SỚM" van hút (INTAKE VALVE) mà vẫn là chu trình Atkinson mới tài!!!
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Biển học thật mênh mông!!
Từ cái lý thuyết "TỶ SỐ GIÃN NỞ lớn hơn TỶ SỐ NÉN", người ta đã nghĩ ra nhiều cách để thực hiện việc này:
1)- Thay đổi hành trình của piston.
2)- Đóng trễ van hút ở thì nén.
Thế vẫn chưa hết, lại có người nghĩ ra cách thay vì "ĐÓNG TRỄ" thì người ta lại "ĐÓNG SỚM" van hút (INTAKE VALVE) mà vẫn là chu trình Atkinson mới tài!!!
cụ có thể nói rõ hơn được không?chỗ đóng sớm ý
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Biển học thật mênh mông!!
Từ cái lý thuyết "TỶ SỐ GIÃN NỞ lớn hơn TỶ SỐ NÉN", người ta đã nghĩ ra nhiều cách để thực hiện việc này:
1)- Thay đổi hành trình của piston.
2)- Đóng trễ van hút ở thì nén.
Thế vẫn chưa hết, lại có người nghĩ ra cách thay vì "ĐÓNG TRỄ" thì người ta lại "ĐÓNG SỚM" van hút (INTAKE VALVE) mà vẫn là chu trình Atkinson mới tài!!!
Kỹ thuật rất là sáng tạo, không phải chỉ nghệ thuật mới sáng tạo, bác Lạc nhẩy
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Thì thay vì đóng trễ để hút vào rồi thổi bớt ra thì đóng sớm là chưa nạp đầy đã đóng
Chuẩn không cần chỉnh.
4a34e091b08e5fc8b6b9fbf90e53d90d.gif
 

Giadnh1

Tài xế O-H
Kính các bác cho phép e đào lại topic này một chút,
Qua trao đổi của các bác, e đã thông được rất nhiều điều bổ ích, nhưng e còn thắc mắc 2 điểm sau, kính nhờ các bác giảng giải giúp thêm cho:
1. Ở video Youtube số 1 của bác Lạc, nếu e nhìn không nhầm như video mô tả, thì ở động cơ kiểu Atkinson, hình như trục khuỷu(crankshaft) nó vừa quay vừa "di chuyển" theo một quỹ đạo hình tròn phải không các bác? Nếu vậy thì cấu tạo động cơ thế nào để trục khuỷu di chuyển được như vậy?.
2. Ở động cơ Atkinson đóng trễ valve nạp ở kỳ nén, lúc này lượng hoà khí "xả bớt" sẽ được máy song hành hút vào, cộng thêm lượng nhiên liệu được phun ở máy này nữa thì có bị "giàu xăng" không các bác?
E xin cảm ơn các bác đã quan tâm.
Như các bài trước đã nói, hiện có 2 TRƯỜNG PHÁI thiết kế động cơ kiểu Atkinson:
1)- Giữ nguyên ý tưởng của Cụ James Atkinson (từ năm 1882), cải tiến cơ cấu truyền động hợp lý, hay hơn (điển hình là HONDA, minh họa bên dưới).
2)- Dùng cách "ĐÓNG VAN HÚT TRỄ" ở chu trình NÉN (TOYOTA với MAZDA). Mở ngoặc chỗ này một chút, cách này thực ra phải gọi là chu trình Miller, do ông Ralph Miller đăng ký bản quyền ở Mỹ năm 1957, ý tưởng vẫn là tìm cách tăng tỷ số giãn nở nhưng thực hiện bằng cách đóng van hút trễ như vừa nói trên. Thời ấy cũng đã có người thắc mắc như bạn: "việc này chắc chắn làm giảm áp suất nén" !! Để giải quyết thắc mắc này, ông Ralph Miller cho lắp thêm cái Supercharger để "BÙ ĐẮP" cho phần thiệt hại khi bị "RÚT BỚT" cái thể tích buồng nén.
Và cách nhìn nhận vấn đề là "THỂ TÍCH BUỒNG NÉN" chỉ tính từ khi VAN HÚT đóng hoàn toàn đến cuối hành trình, còn "THỂ TÍCH GIÃN NỞ" thì tính toàn bộ hành trình (stroke)==> do vậy "THỂ TÍCH GIÃN NỞ-SINH CÔNG" vẫn lớn hơn "THỂ TÍCH NÉN-TIÊU THỤ CÔNG" .


Vẫn là lấy trộm từ trang chính thức của HONDA.

View attachment 88723

View attachment 88727
 

hongpq

Tài xế O-H
Bài hay quá. E mới mua xe nên tìm hiểu thêm. Tìm hiểu hoài thi tới được đây. bài cũ mà giúp ích quá. E mở mang thêm đc nhiều. Xin cảm ơn bác Lạc
 

nSpark

Tài xế O-H
Hay quá, tận 2018 tới giờ 2024 rồi mà em mới để ý tới cái post này, quả thực hiện giờ với công nghệ biến thiên trục cam. Một động cơ không còn sử dụng chỉ 1 chu trình nữa mà có thể thay đổi chu trình ngay trong lúc hoạt động tùy theo yêu cầu công suất. Cảm ơn bác Lạc, bác chắc là giảng viên hay GS trường nào phải không ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên