Đồ thị đặc tính động cơ và những điều nên biết

TrinhTan
Bình luận: 26Lượt xem: 21,424

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Bằng quá trình thực nghiệm, người ta đã có thể xây dựng được một đồ thị đặc tính động cơ. Bài viết này sẽ khám phá một số ứng dụng từ đồ thị này.
Đồ thị đặc tính động cơ và những điều nên biết 1.jpg

Thông số khi nhà sản xuất bán xe

Chúng ta thường nghe đến thông xe được quảng cáo ví dụ như Toyota Camry 2019 Động cơ 2.0L Dual VVt-i (giữ nguyên so với phiên bản Camry 2.0E cũ): động cơ xăng (D-4S VVT-i; mã 6AR-FBS) 4 xy-lanh thẳng hàng (I4) dung tích 2.0L cho công suất tối đa 167Hp tại 6.500rpm và mô-men xoắn 199Nm tại 4.600rpm. Thông số gạch chân này lấy từ đâu? Chính là đồ thị đặc tính động cơ ô tô mà ra.

Đồ thị đặc tính động cơ và những điều nên biết 2.jpg
Đồ thị đặc tính minh họa.​

Vận hành động cơ như thế nào là chuẩn nhất?

Đồ thị đặc tính động cơ và những điều nên biết 3.PNG

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế của động cơ, dựa trên căn cứ đồ thị đặc tính động cơ ô tô người ta thấy rằng tốc độ quay động cơ nên nằm trong khoảng nM tới nN (trong hình vẽ). Điều đó có nghĩa chân ga phải phù hợp sao cho tốc quay động cơ thõa mãn điều kiện này.

Điểm tốc độ nge sẽ là điểm làm việc hoàn hảo nhất!.

Tại sao phải hạn chế tốc độ vòng quay động cơ xăng hay bộ điều tốc động cơ diesel?

Như các bác thấy từ đồ thị, mặc dù tốc độ động cơ tăng đến max thì công suất và momen sản sinh ra lại giảm xuống. Đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu từ việc chân ga đạp hết cỡ mà chẳng mạng lại lợi ích gì. Vì vậy các nhà sản xuất phải giới hạn tốc độ cơ không được vượt quá nN mặc dù người lái đạp ga hết cỡ.

Bạn có nhận ra một điều rằng, nhiều khi lúc lên đèo dốc, giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn?

Nghe qua có vẻ khá vô lý khi giảm ga lại giúp xe lên dốc được? Nhưng không, điều này hoàn toàn có thể giải thích, chứng minh qua đồ thị đặc tính.
Đồ thị đặc tính động cơ và những điều nên biết 3.PNG
Nếu ban đầu cùng một giá trị momen xoắn xe đang đạt được mà giảm chân ga sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
- Vị trí số 1: Tất nhiên xe sẽ yếu đi vì Momen đặc trưng cho lực kéo giảm.
- Vị trí số 2: Thật bất ngờ! Momen tăng lên, lực kéo tăng xe dễ dàng vượt đèo dốc.​

Trên đây là một số ứng dụng từ đồ thị đặc tính động cơ ô tô trong rất nhiều điều thú vị. Cảm ơn bác đã theo dõi bài viết này!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bằng quá trình thực nghiệm, người ta đã có thể xây dựng được một đồ thị đặc tính động cơ. Bài viết này sẽ khám phá một số ứng dụng từ đồ thị này.

Thông số khi nhà sản xuất bán xe

Chúng ta thường nghe đến thông xe được quảng cáo ví dụ như Toyota Camry 2019 Động cơ 2.0L Dual VVt-i (giữ nguyên so với phiên bản Camry 2.0E cũ): động cơ xăng (D-4S VVT-i; mã 6AR-FBS) 4 xy-lanh thẳng hàng (I4) dung tích 2.0L cho công suất tối đa 167Hp tại 6.500rpm và mô-men xoắn 199Nm tại 4.600rpm. Thông số gạch chân này lấy từ đâu? Chính là đồ thị đặc tính động cơ ô tô mà ra.

View attachment 93240
Đồ thị đặc tính minh họa.​

Vận hành động cơ như thế nào là chuẩn nhất?


Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế của động cơ, dựa trên căn cứ đồ thị đặc tính động cơ ô tô người ta thấy rằng tốc độ quay động cơ nên nằm trong khoảng nM tới nN (trong hình vẽ). Điều đó có nghĩa chân ga phải phù hợp sao cho tốc quay động cơ thõa mãn điều kiện này.

Điểm tốc độ nge sẽ là điểm làm việc hoàn hảo nhất!.

Tại sao phải hạn chế tốc độ vòng quay động cơ xăng hay bộ điều tốc động cơ diesel?

Như các bác thấy từ đồ thị, mặc dù tốc độ động cơ tăng đến max thì công suất và momen sản sinh ra lại giảm xuống. Đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu từ việc chân ga đạp hết cỡ mà chẳng mạng lại lợi ích gì. Vì vậy các nhà sản xuất phải giới hạn tốc độ cơ không được vượt quá nN mặc dù người lái đạp ga hết cỡ.

Bác nhận ra một điều rằng, nhiều khi lúc lên đèo dốc, giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn?

Nghe qua có vẻ khá vô lý khi giảm ga lại giúp xe lên dốc được? Nhưng không, điều này hoàn toàn có thể giải thích, chứng minh qua đồ thị đặc tính.
Nếu ban đầu cùng một giá trị momen xoắn xe đang đạt được mà giảm chân ga sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
- Vị trí sô 1: Tất nhiên xe sẽ yếu đi vì Momen đặc trưng cho lực kéo giảm.
- Vị trí số 2: Thật bất ngờ! Momen tăng lên, lực kéo tăng xe dễ dàng vượt đèo dốc.​

Trên đây là một số ứng dụng từ đồ thị đặc tính động cơ ô tô trong rất nhiều điều thú vị. Cảm ơn bác đã theo dõi bài viết này!
Công nhận, có những lúc như ma làm, giảm ga một tý lại thấy có một thằng nó đẩy vào đít
 

star0n2ight

Thành viên O-H
trong sách lại nói là trong khoảng từ nM đến nN, khi giảm số vòng quay (do gặp vật cản) thì mômen tăng lên giúp xe vượt qua được, chứ không nói giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn. Nhờ các bác xem lại giúp.
 

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
trong sách lại nói là trong khoảng từ nM đến nN, khi giảm số vòng quay (do gặp vật cản) thì mômen tăng lên giúp xe vượt qua được, chứ không nói giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn. Nhờ các bác xem lại giúp.
Thế bác xem lại coi đạp chân ga và tốc độ quay động cơ có quan hệ gì không nhé?
Theo mình biết, tăng hoặc giảm ga đồng nghĩa tăng hoặc giảm tốc độ quay động cơ bạn nhé!
À, nếu không bạn đã từng lái xe chưa? hay thử hỏi các bác tài xem, khi cần vượt qua dốc hay vật cản nào đó, đôi khi giảm ga lại sẽ giúp xe khỏe hơn đấy.
 

star0n2ight

Thành viên O-H
Thế bác xem lại coi đạp chân ga và tốc độ quay động cơ có quan hệ gì không nhé?
Theo mình biết, tăng hoặc giảm ga đồng nghĩa tăng hoặc giảm tốc độ quay động cơ bạn nhé!
À, nếu không bạn đã từng lái xe chưa? hay thử hỏi các bác tài xem, khi cần vượt qua dốc hay vật cản nào đó, đôi khi giảm ga lại sẽ giúp xe khỏe hơn đấy.
cảm ơn bác đã quan tâm, em còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế lắm, chỉ đọc sách là chính. mong đc các bác chỉ bảo nhiều
 

y2kvybg

Thành viên O-H
trong sách lại nói là trong khoảng từ nM đến nN, khi giảm số vòng quay (do gặp vật cản) thì mômen tăng lên giúp xe vượt qua được, chứ không nói giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn. Nhờ các bác xem lại giúp.
Bác nói đúng, mình đang nói đến vòng quay và công suất với mô men mà , chứ khi đi đường nó còn liên quan đến truyền lực và lực bám vv
 

y2kvybg

Thành viên O-H
Em có mấy góp ý cho bác chủ thớt
1: Trên hình là đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ, vì vậy không có chuyện tăng hay giảm ga ở đây mà là ga hết cỡ rồi, vậy nếu đi xe thì tốc độ động cơ sẽ tăng giảm theo các lực cản tác động vào động cơ.
2: Ne,Me, và ge lần lượt là công suất có ích, mô men có ích và suất tiêu hao nhiên liệu có ích. Khi nói ra được 2 chữ có ích tự nhiên sẽ dễ hiểu hơn.
3: xe đời mới không phải lúc nào tăng ga thì tốc độ động cơ cũng tăng, đây là em nói khi chạy xe ạ.
Ý kiến chủ quan của em ạ, mong các bác chém nhẹ tay.
 

XM131

Thành viên O-H
Bằng quá trình thực nghiệm, người ta đã có thể xây dựng được một đồ thị đặc tính động cơ. Bài viết này sẽ khám phá một số ứng dụng từ đồ thị này.

Thông số khi nhà sản xuất bán xe

Chúng ta thường nghe đến thông xe được quảng cáo ví dụ như Toyota Camry 2019 Động cơ 2.0L Dual VVt-i (giữ nguyên so với phiên bản Camry 2.0E cũ): động cơ xăng (D-4S VVT-i; mã 6AR-FBS) 4 xy-lanh thẳng hàng (I4) dung tích 2.0L cho công suất tối đa 167Hp tại 6.500rpm và mô-men xoắn 199Nm tại 4.600rpm. Thông số gạch chân này lấy từ đâu? Chính là đồ thị đặc tính động cơ ô tô mà ra.

View attachment 93240
Đồ thị đặc tính minh họa.​

Vận hành động cơ như thế nào là chuẩn nhất?


Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế của động cơ, dựa trên căn cứ đồ thị đặc tính động cơ ô tô người ta thấy rằng tốc độ quay động cơ nên nằm trong khoảng nM tới nN (trong hình vẽ). Điều đó có nghĩa chân ga phải phù hợp sao cho tốc quay động cơ thõa mãn điều kiện này.

Điểm tốc độ nge sẽ là điểm làm việc hoàn hảo nhất!.

Tại sao phải hạn chế tốc độ vòng quay động cơ xăng hay bộ điều tốc động cơ diesel?

Như các bác thấy từ đồ thị, mặc dù tốc độ động cơ tăng đến max thì công suất và momen sản sinh ra lại giảm xuống. Đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu từ việc chân ga đạp hết cỡ mà chẳng mạng lại lợi ích gì. Vì vậy các nhà sản xuất phải giới hạn tốc độ cơ không được vượt quá nN mặc dù người lái đạp ga hết cỡ.

Bác nhận ra một điều rằng, nhiều khi lúc lên đèo dốc, giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn?

Nghe qua có vẻ khá vô lý khi giảm ga lại giúp xe lên dốc được? Nhưng không, điều này hoàn toàn có thể giải thích, chứng minh qua đồ thị đặc tính.
Nếu ban đầu cùng một giá trị momen xoắn xe đang đạt được mà giảm chân ga sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
- Vị trí sô 1: Tất nhiên xe sẽ yếu đi vì Momen đặc trưng cho lực kéo giảm.
- Vị trí số 2: Thật bất ngờ! Momen tăng lên, lực kéo tăng xe dễ dàng vượt đèo dốc.​

Trên đây là một số ứng dụng từ đồ thị đặc tính động cơ ô tô trong rất nhiều điều thú vị. Cảm ơn bác đã theo dõi bài viết này!

Có cái đặc tính moment và công suất thôi mà nhiều chỗ giải thích còn tào lao quá vậy.
 

nokia1100

Thành viên O-H
Thế bác xem lại coi đạp chân ga và tốc độ quay động cơ có quan hệ gì không nhé?
Theo mình biết, tăng hoặc giảm ga đồng nghĩa tăng hoặc giảm tốc độ quay động cơ bạn nhé!
À, nếu không bạn đã từng lái xe chưa? hay thử hỏi các bác tài xem, khi cần vượt qua dốc hay vật cản nào đó, đôi khi giảm ga lại sẽ giúp xe khỏe hơn đấy.
theo mình thấy thì bác star0n2ight nói có lý đấy bác, theo tôi nghĩ, giảm số vòng quay đây có thể là về số nhỏ, để tăng mô men( khi về số nhỏ thì số vòng quay giảm). còn khi giảm ga thì đúng là số vòng quay cũng giảm, nhưng bác cũng sẽ thấy ngay, khi giảm ga thì công suất cũng giảm theo, mô mem đồng thời cũng giảm.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
theo mình thấy thì bác star0n2ight nói có lý đấy bác, theo tôi nghĩ, giảm số vòng quay đây có thể là về số nhỏ, để tăng mô men( khi về số nhỏ thì số vòng quay giảm). còn khi giảm ga thì đúng là số vòng quay cũng giảm, nhưng bác cũng sẽ thấy ngay, khi giảm ga thì công suất cũng giảm theo, mô mem đồng thời cũng giảm.
Về số nhỏ mà lại là giảm số vòng quay, kỳ lạ thật
 

ducthuc200

Thành viên O-H
Thế bác xem lại coi đạp chân ga và tốc độ quay động cơ có quan hệ gì không nhé?
Theo mình biết, tăng hoặc giảm ga đồng nghĩa tăng hoặc giảm tốc độ quay động cơ bạn nhé!
À, nếu không bạn đã từng lái xe chưa? hay thử hỏi các bác tài xem, khi cần vượt qua dốc hay vật cản nào đó, đôi khi giảm ga lại sẽ giúp xe khỏe hơn đấy.
bác có gì số liệu hay tài liệu để chứng minh cho vấn đề này cái,nói chung chung vậy thì anh em không hiểu nổi đâu,
 

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Em có mấy góp ý cho bác chủ thớt
1: Trên hình là đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ, vì vậy không có chuyện tăng hay giảm ga ở đây mà là ga hết cỡ rồi, vậy nếu đi xe thì tốc độ động cơ sẽ tăng giảm theo các lực cản tác động vào động cơ.
2: Ne,Me, và ge lần lượt là công suất có ích, mô men có ích và suất tiêu hao nhiên liệu có ích. Khi nói ra được 2 chữ có ích tự nhiên sẽ dễ hiểu hơn.
3: xe đời mới không phải lúc nào tăng ga thì tốc độ động cơ cũng tăng, đây là em nói khi chạy xe ạ.
Ý kiến chủ quan của em ạ, mong các bác chém nhẹ tay.
1. đây là đồ thì của tốc độ trục khuỷu không phải tốc độ xe. Ga không thay đổi trong quá trình xây dựng đồ thị. Nhưng ta tác động cơ cấu hãm tốc độ trục khuỷu. Còn cái tăng hay giảm ga e đang nói trên quá trình vận hành xe.
2. Em đồng ý.
3. Xe đời mới bây giờ tất nhiên có thể họ đã nghiên cứu hỗ trợ tốt nhất cho người lái rồi. Nên ''nhiều khi lúc lên đèo dốc, giảm ga lại giúp xe vượt qua dễ dàng hơn?'' có thể không còn đúng nữa.

em xin được phản hồi bác.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên