Từ A đến Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 4: Hệ thống khởi động)

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 82Lượt xem: 74,390

doinfinity

Thành viên O-H
Trước tiên là em xin cảm ơn bài viết rất hay và bổ ích của bác dành cho mọi người. Và e xin mạn phép bổ sung thêm 1 vài ý kiến nhỏ của em về phần máy phát như sau ạ :
- Máy phát điện trên ô tô về bản chất là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ ( đã nói tới ở bài viết).
- Có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới điện áp phát ra ( cái này cũng nêu rất rõ ở thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ trong SGK vật lí ) đó là:
+ Từ trường sinh ra ở roto (ở thí nghiệm là nam châm vĩnh cửu với lực từ không đổi còn trong máy phát lực từ sẽ quyết định bởi dòng điện mà tiết chế cấp vào roto thông qua chổi than).
+ Độ biến thiên của từ trường chính là tốc độ quay của nam châm (trong máy phát là tốc độ quay của roto quyết định bởi vòng tua máy). Từ trường biến thiên càng lớn (quay nhanh) thì điện áp sinh ra càng tăng và ngược lại.
+ Số vòng dây stato hứng được từ trường biến thiên ( trong máy phát thì 100% hứng được hết ý mà hihi). Số vòng dây càng nhiều thì điện áp càng lớn (còn dòng điện sinh ra thì nó lại quyết định bởi tiết diện dây quấn của stato.
Đây là vài ý kiến bổ sung của em ( nó hơi dài) nếu các bác nào thấy hữu ích thì cho em xin cánh tay của mọi người ạ. Mặc dù khi sửa chữa nó sẽ còn rất nhiều yếu tố nữa (diot, tiết chế, dây dẫn...) nhưng em nghĩ đây là điều cốt lõi nhất để anh em ứng dụng vào việc đoán bệnh liên quan đến máy phát.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên