Sau khi em đăng hai bài phần 1 và phần 2 của chuỗi xê- ri về " Từ A đến Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô" thì được sự đón nhận và tìm đọc rất nhiều thành viên, đặc biệt là các bạn sinh viên ô tô. Hôm nay , em tiếp tục gửi đến các bác phần 3. Trước khi đi vào phần 3, bác nào chưa đọc phần 1 và phần 2 thì quay lại đọc hai phần đó trước đi nha, để kiến được hệ thống hơn và "tránh lãng phí kiến thức" .
Link 2 bài đó ở dưới nha:
Ok, những ai đã đọc đủ 2 phần trên thì chúng ta tiếp tục nha.
Bài 12: Hệ thống cung cấp khí
Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại, e thì e tách ra cho các bác hình dung được rõ ràng và ko lan man. Vì e biết nhiều bác đang đọc bài e đầu cũng 3, 4 thứ tóc rồi nên đôi khi cái sự hình dung các bác nó lại nhạy bén và sâu sắc quá mức cần thiết. Giả dụ như e nói cái cần số các bác lại nghĩ ngay tới cái "ấy", hay là e nói tới nhớt bôi trơn, các bác cũng lại nghĩ tới cái "ấy". ), rồi lại lên youtube search ba cái chuyện "ấy", lại ngồi nuối tiếc cái thời trẻ trâu ấy, e là e thấy...ko lấy làm thích rồi đấy.
Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi, nên người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu kệ bà nó đi, nhớ mệt đầu, các bác biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các bác cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?
Quy trình đi của e nó: Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh
1. Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé. Nói thật các bác chứ trước đây e cũng éo biết đâu...haha.
E thấy bên tinhte có cái video hướng dẫn thay lọc lọc gió động cơ khá chi tiết, các bác xem đỡ để hiểu thêm về cái "lá phổi" đó nha.
Xem xong các bác quay lại đây luôn nhé, không ngồi xem lan man bên đó mất cả buổi đấy, đọc xong bài này rồi các bác thích làm trời làm đất gì thì làm nhé...
2. Đường ống nạp
Hình 12.1 - Số 1 là 4 ống nạp, 2 lọc gió động cơ, 3 là đường ống nạp
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm (mấy bác già già lại hình dung linh tinh rồi). Em nó đây
Hình 12.2 - Bướm ga
Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.
Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.
P/S: Các bác thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 các bác sạch sẽ nhé, không là tốn xăng tốn của lắm...)
3. Cửa nạp và xi lanh
Cửa nạp thì các bác xem bài trước và nhiều bài khác rõ rồi chứ ạ, thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).
Đấy là theo kiểu tự nhiên của hầu hết các loại xe thông dụng, hiện nay để tăng công suất động cơ, người ta hay độ thêm các bộ phân tăng áp hoặc siêu nạp để tăng lượng không khí vào để đảm bảo nhiên liệu cháy trọn vẹn, tăng công suất động cơ.
Thêm thắt tí cho mấy bác tò mò về tăng áp với siêu nạp khác nhau ra sao. Giống nhau là 2 cái dùng bộ phận giống như là cái máy nén không khí để hút không khí nén vào cho nhiều ở cửa nạp thôi. Tuy nhiên máy nén của siêu nạp được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ nên tổn hao nhiên liệu, còn máy nén của thằng tăng áp thì lại đc dẫn động từ luồng khí thải nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, Siêu nạp thì chắc chắn là siêu hơn Tăng áp rồi.
Các bác lưu ý là từ đầu đến giờ e chỉ nói về động cơ xăng thôi nhé, e chưa nói gì đến diezel cả, bởi nhiều thứ các bác ko thể nạp hết đc, dẫn đến khó hiểu, quên, và sinh ra chán nản. Về cơ bản, các bác hiểu xăng thì hiểu về diesel chỉ trong nháy mắt, nên cứ yên tâm nhé.
Hình 13.1 - Hệ thống khí thải trên xe hơi
Hình 13.2 - Các bộ phận chính trên hê thống khí thải
Mời các bác cùng xem nguyên lý hoạt động em nó qua video dưới đây:
Xem xong các bác rõ chưa ạ? Có cần e giải thích gì thêm ko? E thấy như thế là quá đơn giản dễ hiểu rồi đấy. Giờ ta xem trong thực tế nó ra làm sao.
Hình 13. 3 - Bộ góp xả
Hình 13. 4 - Bộ chuyển đổi khí thải
Hình 13. 5 - Bộ giảm thanh (tiêu âm)Các bác lưu ý tỉ lệ không khí - xăng hoàn hảo để cả 2 cháy hết là 14.7/1, nghĩa là cần 14,7g không khí để đốt cháy hết gần như hoàn toàn 1g xăng.
Nếu như không khí vào động cơ nhiều quá, thì sẽ thừa không khí trong đó có cả N2 và O2 (trong không khí luôn chứa khoảng 80% O2 và gần 20% N2), vì nhiệt độ cao O2 sẽ phản ứng với N2 tạo thành khí độc NO2.
Nếu không khí ít, sẽ thừa xăng, tạo ra khí CH có màu đen. Đó là lý do vì sao nếu các bác thấy khí thải màu đen thì có nghĩa là xăng cháy chưa hết.
Vì thế người ta gắn thêm cái cảm biến Ô xi trên đường khí thải để xem lượng O2 trong khí thải thừa thiếu ra sao, ECU (bộ điều khiển trung tâm) sẽ điều chỉnh bộ phận cung cấp khí, xăng phù hợp.
Cảm biến ô xi đây:
Hình 13. 6 - Cảm biến Ô xiThường thì người ta gắn thêm 1 cảm biến ô xi ở phía sau của bộ chuyển đổi khí thải nữa. Mục đích để so sánh và xem là có ô xi ra nữa không, nếu còn thì bộ chuyển đổi đã bị hỏng. Và cần thay thế (chắc tầm 10 củ).
==>>> Xem tiếp: Từ A đến Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 4: Hệ thống khởi động)
Link 2 bài đó ở dưới nha:
Ok, những ai đã đọc đủ 2 phần trên thì chúng ta tiếp tục nha.
Bài 12: Hệ thống cung cấp khí
Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại, e thì e tách ra cho các bác hình dung được rõ ràng và ko lan man. Vì e biết nhiều bác đang đọc bài e đầu cũng 3, 4 thứ tóc rồi nên đôi khi cái sự hình dung các bác nó lại nhạy bén và sâu sắc quá mức cần thiết. Giả dụ như e nói cái cần số các bác lại nghĩ ngay tới cái "ấy", hay là e nói tới nhớt bôi trơn, các bác cũng lại nghĩ tới cái "ấy". ), rồi lại lên youtube search ba cái chuyện "ấy", lại ngồi nuối tiếc cái thời trẻ trâu ấy, e là e thấy...ko lấy làm thích rồi đấy.
Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi, nên người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu kệ bà nó đi, nhớ mệt đầu, các bác biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các bác cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?
Quy trình đi của e nó: Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh
1. Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé. Nói thật các bác chứ trước đây e cũng éo biết đâu...haha.
E thấy bên tinhte có cái video hướng dẫn thay lọc lọc gió động cơ khá chi tiết, các bác xem đỡ để hiểu thêm về cái "lá phổi" đó nha.
Xem xong các bác quay lại đây luôn nhé, không ngồi xem lan man bên đó mất cả buổi đấy, đọc xong bài này rồi các bác thích làm trời làm đất gì thì làm nhé...
2. Đường ống nạp
Hình 12.1 - Số 1 là 4 ống nạp, 2 lọc gió động cơ, 3 là đường ống nạp
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm (mấy bác già già lại hình dung linh tinh rồi). Em nó đây
Hình 12.2 - Bướm ga
Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.
Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.
P/S: Các bác thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 các bác sạch sẽ nhé, không là tốn xăng tốn của lắm...)
3. Cửa nạp và xi lanh
Cửa nạp thì các bác xem bài trước và nhiều bài khác rõ rồi chứ ạ, thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).
Đấy là theo kiểu tự nhiên của hầu hết các loại xe thông dụng, hiện nay để tăng công suất động cơ, người ta hay độ thêm các bộ phân tăng áp hoặc siêu nạp để tăng lượng không khí vào để đảm bảo nhiên liệu cháy trọn vẹn, tăng công suất động cơ.
Thêm thắt tí cho mấy bác tò mò về tăng áp với siêu nạp khác nhau ra sao. Giống nhau là 2 cái dùng bộ phận giống như là cái máy nén không khí để hút không khí nén vào cho nhiều ở cửa nạp thôi. Tuy nhiên máy nén của siêu nạp được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ nên tổn hao nhiên liệu, còn máy nén của thằng tăng áp thì lại đc dẫn động từ luồng khí thải nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, Siêu nạp thì chắc chắn là siêu hơn Tăng áp rồi.
Bài 13 - Hệ thống khí thải
Các bác lưu ý là từ đầu đến giờ e chỉ nói về động cơ xăng thôi nhé, e chưa nói gì đến diezel cả, bởi nhiều thứ các bác ko thể nạp hết đc, dẫn đến khó hiểu, quên, và sinh ra chán nản. Về cơ bản, các bác hiểu xăng thì hiểu về diesel chỉ trong nháy mắt, nên cứ yên tâm nhé.
Hình 13.1 - Hệ thống khí thải trên xe hơi
Hình 13.2 - Các bộ phận chính trên hê thống khí thải
Mời các bác cùng xem nguyên lý hoạt động em nó qua video dưới đây:
Hình 13. 3 - Bộ góp xả
Hình 13. 4 - Bộ chuyển đổi khí thải
Hình 13. 5 - Bộ giảm thanh (tiêu âm)
Nếu như không khí vào động cơ nhiều quá, thì sẽ thừa không khí trong đó có cả N2 và O2 (trong không khí luôn chứa khoảng 80% O2 và gần 20% N2), vì nhiệt độ cao O2 sẽ phản ứng với N2 tạo thành khí độc NO2.
Nếu không khí ít, sẽ thừa xăng, tạo ra khí CH có màu đen. Đó là lý do vì sao nếu các bác thấy khí thải màu đen thì có nghĩa là xăng cháy chưa hết.
Vì thế người ta gắn thêm cái cảm biến Ô xi trên đường khí thải để xem lượng O2 trong khí thải thừa thiếu ra sao, ECU (bộ điều khiển trung tâm) sẽ điều chỉnh bộ phận cung cấp khí, xăng phù hợp.
Cảm biến ô xi đây:
Hình 13. 6 - Cảm biến Ô xi