Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???

Ngutunguyen
Bình luận: 254Lượt xem: 95,604

chingnguyen

Thành viên O-H
He...he...
"Quyết " không đụng hàng.




Hôm nay đi bàn giao con xe PC350-7 dùng đ/c SAA6D114E-2. Thợ động cơ làm luôn thể, cân kim bơm xong. Đ/c nổ ngon, ga Min 1150 v/ph, ga Max 2480 v/ph. Bơm cao áp "Thừa dầu", máy nổ rất "Gắt", bơm thủy lực có hiện tượng "Chạy lồng" giống như đ/c bị òa ga ý.

Xin ý kiến các Cụ rằng thì là bây giờ phải làm sao, chỉnh chọt chỗ nào trên bơm cao áp để tốc độ đ/c về "Nguyên bản" bây giờ???
upload_2015-7-17_22-56-3.png
upload_2015-7-17_22-56-3.png

để chỉnh tốc độ không tải nhỏ(ga min) cụ nên nới con số 42 ra, nếu "ga min" nhỏ đi và không phát sinh gì thì thôi, trong truờng hợp phát sinh hiện tuợng rên hừ hừ hoặc nới ra không có tác dụng thì cụ lại vặn vào như cũ và chuyển lên chỉnh con vit số 15(cũng nới ra).nghe đâu ga min cua nó là 900.
upload_2015-7-17_23-8-26.png

để chình tốc độ không tải nhanh(ga max không tải) cụ chỉ có thể chỉnh con vit số 3 để hạn chế hành trình tay ga=>giảm tốc độ. tôi nói vậy là vì vẫn còn một chỗ chỉnh nữa nhưng phải tháo điều tốc hoặc it nhất phải tháo cục bù tăng áp-cụ không nên làm. trong truờng hợp vít số 3 kia vẫn còn nguyên kẹp chì thì có nghĩa là thợ cân bơm đã đặt cửa dầu sai vị trí thanh răng, và lời khẳng định rằng "bơm cao áp thừa dâù" của cụ là có căn cứ.
cụ lưu í cho là con vit số 3 thực ra nó nằm ở bên kia(bên có tay ga). ngừoi ta vẽ nó sang bên này cho khỏi bị khuất thôi.
nghe đâu ga max của nó là 2180.
tôi hoàn toàn không biết gì về cái bơm thuỷ lực "chạy lồng". còn tiếng máy gắt lắm thì có thể phân tich ra it nhất 3 nguyên nhân:
1- thừa dầu=khói đen+nóng máy+đỏ turbo(cũng có thể không)
2-sớm lửa=khói trắng(cũng có thể không)+nóng máy
3-lăp piston plunger 12mm thay vì 11.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
He...he...
"Quyết " không đụng hàng.




Hôm nay đi bàn giao con xe PC350-7 dùng đ/c SAA6D114E-2. Thợ động cơ làm luôn thể, cân kim bơm xong. Đ/c nổ ngon, ga Min 1150 v/ph, ga Max 2480 v/ph. Bơm cao áp "Thừa dầu", máy nổ rất "Gắt", bơm thủy lực có hiện tượng "Chạy lồng" giống như đ/c bị òa ga ý.

Xin ý kiến các Cụ rằng thì là bây giờ phải làm sao, chỉnh chọt chỗ nào trên bơm cao áp để tốc độ đ/c về "Nguyên bản" bây giờ???
Bác Ngu cho hỏi, cái dụng cụ kia là cái gì vậy, em chưa thấy bao giờ? Có phải là thước đo phẳng không ạ??
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Bác Ngu cho hỏi, cái dụng cụ kia là cái gì vậy, em chưa thấy bao giờ? Có phải là thước đo phẳng không ạ??
Cái "Đồ chơi" này có tên tạm gọi là "Dụng cụ so phẳng".

Với công việc đại tu đ/c thì không nhất thiết phải trang bị vì hơi bị tốn kém. (Nếu có thì càng ngon)

Trên thị trường bán rất nhiều loại bàn rà chuẩn (Bàn MAP), nhiều "Hãng" cùng s/x. (Mua hàng qua mạng là chủ yếu, quảng cáo 1 đằng chất lượng 1 nẻo)

"Nó" được ra đời với sứ mệnh để "Kiểm tra mức đồng phẳng" của bàn MAP nói chung. Lấy đó làm mốc để so sánh và kiểm tra với các "Mặt phẳng" khác.

Nguyên bản của "Tây" thì dùng loại đồng hồ dung sai 1% mm (1 vạch). "Chôm chỉa" rồi "Chế chác" để tăng độ chính xác lên cỡ 1/1000 mm (1µ).

Công việc chính là để "Kiểm tu" băng máy gia công chính xác hoặc kiểm tra độ phẳng ở mức cao hơn "Bình thường".
 

thanhco1983

Thành viên O-H
Haha. Chúng ta vẫn thường dùng mặt kính để kiểm tra sau khi dùng bàn tẩy quấn nhám P1500 của thợ sơn để tạo phẳng bề mặt.
Ưu điểm: Cực nhanh, thuận tiện
Nhược điểm: Dung sai không biết
:D
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
View attachment 33433View attachment 33433
để chỉnh tốc độ không tải nhỏ(ga min) cụ nên nới con số 42 ra, nếu "ga min" nhỏ đi và không phát sinh gì thì thôi, trong truờng hợp phát sinh hiện tuợng rên hừ hừ hoặc nới ra không có tác dụng thì cụ lại vặn vào như cũ và chuyển lên chỉnh con vit số 15(cũng nới ra).nghe đâu ga min cua nó là 900.
View attachment 33434
để chình tốc độ không tải nhanh(ga max không tải) cụ chỉ có thể chỉnh con vit số 3 để hạn chế hành trình tay ga=>giảm tốc độ. tôi nói vậy là vì vẫn còn một chỗ chỉnh nữa nhưng phải tháo điều tốc hoặc it nhất phải tháo cục bù tăng áp-cụ không nên làm. trong truờng hợp vít số 3 kia vẫn còn nguyên kẹp chì thì có nghĩa là thợ cân bơm đã đặt cửa dầu sai vị trí thanh răng, và lời khẳng định rằng "bơm cao áp thừa dâù" của cụ là có căn cứ.
cụ lưu í cho là con vit số 3 thực ra nó nằm ở bên kia(bên có tay ga). ngừoi ta vẽ nó sang bên này cho khỏi bị khuất thôi.
nghe đâu ga max của nó là 2180.
tôi hoàn toàn không biết gì về cái bơm thuỷ lực "chạy lồng". còn tiếng máy gắt lắm thì có thể phân tich ra it nhất 3 nguyên nhân:
1- thừa dầu=khói đen+nóng máy+đỏ turbo(cũng có thể không)
2-sớm lửa=khói trắng(cũng có thể không)+nóng máy
3-lăp piston plunger 12mm thay vì 11.
Mấy cái ảnh Cụ đưa lên "Dung lượng" nhỏ quá nên không nhìn thấy các vị trí của "Ốc vít" để điều chỉnh.

Ở phần nói về bơm cao áp, Ngu tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần đến "Đường đặc tính chuẩn của bơm c/a MCT".

Nói nhiều để làm gì???

Xin nhắc lại 1 lần nữa, MCT hiện nay đều đang sử dụng hệ thống ESS ( ENGINE SPEED SENSING - CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ) . "Nó" đã được Cụ Bói và Cụ Lạc nói đến ở chỗ này: http://www.oto-hui.com/threads/k3v-dt-co-gi-la.78974/.

Chức năng, nguyên lý, nhiệm vụ và sự hoạt động của "Nó" như thế nào???

1- ESS duy trì tốc độ động cơ luôn ổn định cho dù "Tải" luôn thay đổi. Nói cách khác ESS có tác dụng đưa "Đường đặc tuyến của phụ tải" áp sát đường đặc tuyến công suất của đ/c ở tất cả các mức ga suốt toàn dải Min ’ Max .

2- Tín hiệu đầu vào của ESS gồm "Chiết áp ga" và cảm biến tốc độ đ/c.

3- Khi chiết áp ga ở vị trí "A" thì tốc độ động cơ phải là "B". ESS sẽ điều khiển tải với "Thời điểm bắt tải" + "Cường độ" là "C". Với các vị trí của "Chiết áp ga" khác nhau thì các "Thông số trên" cũng khác nhau.

4- Khi đ/c bị "Tụt tua đến 1 mức theo thiết kế" thì ESS sẽ phát huy tác dụng để "Giảm tải" Tốc độ đ/c sẽ được "Ổn áp" (Gọi theo kiểu nhà quê thì như thế).

Túm lại với việc cân bơm cao áp cho MCT mà "Bị sai" thì hệ thống ESS sẽ hiểu sai "Vấn đề" và sẽ điều khiển "Phụ tải" theo kiểu "Biết đến đâu thì tâu đến đó". Hậu quả là đ/c sẽ bị quá tải hoặc ngược lại đ/c sẽ bị "Dư thừa" công suất Thiết bị sẽ hoạt động không hiệu quả nữa.

Ở bài trước Ngu tôi có nói đến việc bơm c/a cân bị thừa dầu, cho lên tốc độ ga Min và Max đều "Vượt quá sự hiểu biết" của hệ thống ESS. Thợ cứ lắp bộ ruột bơm thủy lực nào vào thì "Đế piston" chỗ chà vào "Mặt gương" cứ "Bị mài mòn dần dần theo kiểu từ từ và bóng lừ". Loay hoay hơn 1 tháng không sửa được, chủ xe gọi thì thợ thủy lực không bắt máy (Chắc là đánh quả chuồn roài).

May hơn khôn!!!

Lúc Ngu đến "Không dám chỉnh linh tinh" vào bơm c/a, mà chỉ dám "chế chác lại thanh giằng ga để đưa mức ga về "Tiêu chuẩn". Máy lại làm việc bình thường...thanh toán xiền công rồi "Em té".

Vậy thôi!!!
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Haha. Chúng ta vẫn thường dùng mặt kính để kiểm tra sau khi dùng bàn tẩy quấn nhám P1500 của thợ sơn để tạo phẳng bề mặt.
Ưu điểm: Cực nhanh, thuận tiện
Nhược điểm: Dung sai không biết
:D
Nếu phải rà lại bề mặt đỉnh răng của bơm dầu bôi trơn thì với cách làm đó sẽ làm cho các cạnh của cánh bánh răng bị "Bom bê" giảm hiệu suất của bơm nhớt!!!
 

chingnguyen

Thành viên O-H
xin
Mấy cái ảnh Cụ đưa lên "Dung lượng" nhỏ quá nên không nhìn thấy các vị trí của "Ốc vít" để điều chỉnh.

Ở phần nói về bơm cao áp, Ngu tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần đến "Đường đặc tính chuẩn của bơm c/a MCT".

Nói nhiều để làm gì???

Xin nhắc lại 1 lần nữa, MCT hiện nay đều đang sử dụng hệ thống ESS ( ENGINE SPEED SENSING - CẢM NHẬN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ) . "Nó" đã được Cụ Bói và Cụ Lạc nói đến ở chỗ này: http://www.oto-hui.com/threads/k3v-dt-co-gi-la.78974/.

Chức năng, nguyên lý, nhiệm vụ và sự hoạt động của "Nó" như thế nào???

1- ESS duy trì tốc độ động cơ luôn ổn định cho dù "Tải" luôn thay đổi. Nói cách khác ESS có tác dụng đưa "Đường đặc tuyến của phụ tải" áp sát đường đặc tuyến công suất của đ/c ở tất cả các mức ga suốt toàn dải Min ’ Max .

2- Tín hiệu đầu vào của ESS gồm "Chiết áp ga" và cảm biến tốc độ đ/c.

3- Khi chiết áp ga ở vị trí "A" thì tốc độ động cơ phải là "B". ESS sẽ điều khiển tải với "Thời điểm bắt tải" + "Cường độ" là "C". Với các vị trí của "Chiết áp ga" khác nhau thì các "Thông số trên" cũng khác nhau.

4- Khi đ/c bị "Tụt tua đến 1 mức theo thiết kế" thì ESS sẽ phát huy tác dụng để "Giảm tải" Tốc độ đ/c sẽ được "Ổn áp" (Gọi theo kiểu nhà quê thì như thế).

Túm lại với việc cân bơm cao áp cho MCT mà "Bị sai" thì hệ thống ESS sẽ hiểu sai "Vấn đề" và sẽ điều khiển "Phụ tải" theo kiểu "Biết đến đâu thì tâu đến đó". Hậu quả là đ/c sẽ bị quá tải hoặc ngược lại đ/c sẽ bị "Dư thừa" công suất Thiết bị sẽ hoạt động không hiệu quả nữa.

Ở bài trước Ngu tôi có nói đến việc bơm c/a cân bị thừa dầu, cho lên tốc độ ga Min và Max đều "Vượt quá sự hiểu biết" của hệ thống ESS. Thợ cứ lắp bộ ruột bơm thủy lực nào vào thì "Đế piston" chỗ chà vào "Mặt gương" cứ "Bị mài mòn dần dần theo kiểu từ từ và bóng lừ". Loay hoay hơn 1 tháng không sửa được, chủ xe gọi thì thợ thủy lực không bắt máy (Chắc là đánh quả chuồn roài).

May hơn khôn!!!

Lúc Ngu đến "Không dám chỉnh linh tinh" vào bơm c/a, mà chỉ dám "chế chác lại thanh giằng ga để đưa mức ga về "Tiêu chuẩn". Máy lại làm việc bình thường...thanh toán xiền công rồi "Em té".

Vậy thôi!!!
xin lỗi cụ cái vụ up ảnh, tôi vốn không thạo cái món này lắm, lần trứoc cứ chụp màn hình dán lên là đựoc, lần này chắc tại diễn đàn thay đổi dao diện sao í. đây tôi xin up lại xem có ra gì không.
untitled.JPG
untitled1.JPG

nhân đây xin cảm ơn cụ đã tận tình giải thích nguyên lí làm việc của hệ thống thuỷ lực. làm thợ cân bơm như tôi đúng ra cũng nên hiểu kĩ về điều kiện là viêc của xe-máy. truớc giờ tôi cũng đã từng đọc qua vài loại tài liệu liên quan, nhưng thực tình là vẫn lơ tơ mơ lắm.
nếu quả như cụ nói thì giờ tôi đã hiểu tại sao đường đặc tính bơm cao áp của các loại máy xúc đời cao thuờng là "phẳng" hơn nhiều so với máy đời cổ:D.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
để chình tốc độ không tải nhanh(ga max không tải) cụ chỉ có thể chỉnh con vit số 3 để hạn chế hành trình tay ga=>giảm tốc độ. tôi nói vậy là vì vẫn còn một chỗ chỉnh nữa nhưng phải tháo điều tốc hoặc it nhất phải tháo cục bù tăng áp-cụ không nên làm. trong truờng hợp vít số 3 kia vẫn còn nguyên kẹp chì thì có nghĩa là thợ cân bơm đã đặt cửa dầu sai vị trí thanh răng, và lời khẳng định rằng "bơm cao áp thừa dâù" của cụ là có căn cứ.
cụ lưu í cho là con vit số 3 thực ra nó nằm ở bên kia(bên có tay ga). ngừoi ta vẽ nó sang bên này cho khỏi bị khuất thôi.
Nhòm mãi rồi cũng thấy cái "Con ốc số 3", đấy là "Ốc hạn vị ga Max".

Ây dà!!!
Nếu thanh ga bơm cao áp được "Kéo lên và lôi xuống" bằng "Mô tơ ga" thì gặp phải phiền hà ngay lập tức!!!
"Khi còn nguyên bản" thì mô tơ ga sẽ kéo thanh ga "Gần chạm" vào ốc hạn vị Max (Hành trình ga lớn). Nếu điều chỉnh để "Giới hạn bớt hành trình tới điểm Max" thì khi thanh ga chạm vào đấy, sẽ làm "Dòng cấp" cho mô tơ ga tăng lên..."Hộp điện" sẽ điều khiển mô tơ ga chạy lùi lại...Cứ như vậy tốc độ động cơ khi đặt tại mức ga Max bị "Dập dờn mãi không thôi" (Giảm chiết áp ga xuống 1 chút thì lại bình thường)

Cho nên "Điểm đặt lưu lượng không tải" của bơm c/a là không được thay đổi. Nếu không chú ý ở điểm này thì với 1 số thiết bị MCT sẽ phải "Vác cái bơm c/a" đi cân lại vài lần mới đạt yêu cầu.
[DOUBLEPOST=1437279310,1437279119][/DOUBLEPOST]
nếu quả như cụ nói thì giờ tôi đã hiểu tại sao đường đặc tính bơm cao áp của các loại máy xúc đời cao thuờng là "phẳng" hơn nhiều so với máy đời cổ:D.

Tôi lại thấy "Nó" ngược lại chứ nhỉ!!!

 

chingnguyen

Thành viên O-H
Nhòm mãi rồi cũng thấy cái "Con ốc số 3", đấy là "Ốc hạn vị ga Max".

Ây dà!!!
Nếu thanh ga bơm cao áp được "Kéo lên và lôi xuống" bằng "Mô tơ ga" thì gặp phải phiền hà ngay lập tức!!!
"Khi còn nguyên bản" thì mô tơ ga sẽ kéo thanh ga "Gần chạm" vào ốc hạn vị Max (Hành trình ga lớn). Nếu điều chỉnh để "Giới hạn bớt hành trình tới điểm Max" thì khi thanh ga chạm vào đấy, sẽ làm "Dòng cấp" cho mô tơ ga tăng lên..."Hộp điện" sẽ điều khiển mô tơ ga chạy lùi lại...Cứ như vậy tốc độ động cơ khi đặt tại mức ga Max bị "Dập dờn mãi không thôi" (Giảm chiết áp ga xuống 1 chút thì lại bình thường)

Cho nên "Điểm đặt lưu lượng không tải" của bơm c/a là không được thay đổi. Nếu không chú ý ở điểm này thì với 1 số thiết bị MCT sẽ phải "Vác cái bơm c/a" đi cân lại vài lần mới đạt yêu cầu.
[DOUBLEPOST=1437279310,1437279119][/DOUBLEPOST]

Tôi lại thấy "Nó" ngược lại chứ nhỉ!!!

Tôi tưởng là mo tơ ga nó "vặn to vặn nhỏ" là do cảm cảm biến vòng tua chứ?? có thể diễn giải thế này: khi vặn chiết áp ga lên thì môtơ ga sẽ kéo tay ga lên, chạm hoặc không chạm vit giới hạn->cho tới khi đạt tốc độ quy định( ở mức chiết áp ga đấy) thì thôi, nếu quá tốc độ quy uớc đó thì nó lại kéo thụt lại. truờng hợp" dập dờn mãi không thôi" là do chỉnh sai suất điều tốc của bơm cao áp hoặc sai độ dài của tay giằng(giữa môtơ và tay ga) dẫn đến không xác định đựoc điểm 0 của motơ ga cũng xảy ra vấn đề tuơng tự. liệu đúng không cụ.
về hai cái đuờng đặc tuyến kia cụ nên hiểu thế này: tôi nói là "thuờng là phẳng hơn nhiều" chứ không nhât định phẳng, với lại cái màu xanh kia theo tôi vẫn được cho là phẳng hơn. cái đoạn biến thiên nguợc kia là để giải quyết vấn đề khí thải. tức là khi động cơ chạy chậm, ap suất phun thấp(chỉ trên nozzle opening presure một tí) thì thanh răng ở vị trí A. nếu khi tăng tốc, thanh răng vẫn ở vị trí A đó thì lưu luợng dầu phun qua kim phun sẽ giảm( do trở lực của lỗ tia đầu vòi phun-ap suất phun cao lên) vậy nên bộ điều tốc khi đó tăng vị trí thanh răng lên B nào đó lớn hơn A để đảm bảo luọng dầu phun qua vòi phun vẫn đựoc duy trì hoặc tăng lên(đáp ứng hiệu ứng tăng áp(turbo) luôn thể).
vậy nên dù đưòng đặc tính thanh răng có gấp khúc nhưng đường đặc tính lưu luọng vẫn khá phẳng cụ ợ.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Tôi tưởng là mo tơ ga nó "vặn to vặn nhỏ" là do cảm cảm biến vòng tua chứ?? có thể diễn giải thế này: khi vặn chiết áp ga lên thì môtơ ga sẽ kéo tay ga lên, chạm hoặc không chạm vit giới hạn->cho tới khi đạt tốc độ quy định( ở mức chiết áp ga đấy) thì thôi, nếu quá tốc độ quy uớc đó thì nó lại kéo thụt lại.

"Chết đuối" với nhau ở chỗ ấy đấy!!!
Thảo nào Ngu tôi mang bơm c/a đi cân phải vài lần mới được!!!


Đã có mấy bài nói về "Mô tơ ga" rồi. Ngu tôi xin "Chém" thêm tý tỵ tì ti nữa nhá.
Hệ thống "Điều khiển ga" thường dùng mô tơ bước giảm tốc bằng hộp số, một số ít hàng Châu Âu xịn thì dùng mô tơ 1 chiều (Motor DC) cũng qua hộp số và chơi thêm cái phanh "Lốc kê" nữa.

Nguyên lý chung vẫn là kiểu "Mô tơ vị trí" gần giống với cái "Bộ điều khiển ăng ten vô tuyến từ xa" ý. Chiết áp ga thay đổi trong khoảng Min → Max, thì "Hành trình kéo ga" cũng chỉ trong 1 khoảng nào đó. (Hành trình này do nhà thiết kế quy định sẵn roài) → Hành trình kéo thanh ga là cố định, nó không hề phụ thuộc vào cảm biến tốc độ 1 tý nào!!!

Cảm biến tốc độ chỉ có chức năng báo cáo vòng tua đ/c hoặc sự thay đổi vòng tua để hệ thống ESS làm việc.

Một vài loại xe "Đặc biệt" có thêm công đoạn "Dạy cho máy nó hiểu vấn đề" (Nguyên văn của Cụ Lạc). Hiểu theo kiểu "Nông dân" thì khi tốc độ đ/c bị thay đổi vì bất cứ lý do gì mà "Vượt ngưỡng cảm nhận" của ESS thì phải thực hiện lại bước "Đồng bộ thiết bị".

Có câu chuyện "Đau lòng" của 1 bác thợ "Già" chuyên cân bơm c/a dư lày:
Anh làm nghề cân bơm cao áp mấy mươi năm rồi, không nhận là giỏi mà chỉ dám nói là chưa bị thua "Keo" nào. Hôm nay nhận sửa chữa bơm c/a và thay "Pít" cho con
"Kôbé ghẻ" này. Cân song lắp lên xe, ga bị "Xoành xoạch", anh điều chỉnh thanh giằng ga một chút là Oke ngay, thế mà chủ xe lại bắt đền anh phải "Trả lại tên cho em".

Hỏi thì chủ xe nói rằng: trước khi sửa chữa bơm c/a thì xe chỉ bị bệnh "Đề rai", còn khi đ/c đã nổ thì xe làm việc bình thường, cân bơm c/a xong thì xe bị "Chậm dề dề" không làm ăn gì được. Chỉ yêu cầu thợ cân bơm c/a làm cho xe trở lại "Y như Cụ" mà thôi.


"Sai một ly đi một dặm" là thế đấy Cụ ạ!!!
 

chingnguyen

Thành viên O-H
"Chết đuối" với nhau ở chỗ ấy đấy!!!
Thảo nào Ngu tôi mang bơm c/a đi cân phải vài lần mới được!!!


Đã có mấy bài nói về "Mô tơ ga" rồi. Ngu tôi xin "Chém" thêm tý tỵ tì ti nữa nhá.
Hệ thống "Điều khiển ga" thường dùng mô tơ bước giảm tốc bằng hộp số, một số ít hàng Châu Âu xịn thì dùng mô tơ 1 chiều (Motor DC) cũng qua hộp số và chơi thêm cái phanh "Lốc kê" nữa.

Nguyên lý chung vẫn là kiểu "Mô tơ vị trí" gần giống với cái "Bộ điều khiển ăng ten vô tuyến từ xa" ý. Chiết áp ga thay đổi trong khoảng Min → Max, thì "Hành trình kéo ga" cũng chỉ trong 1 khoảng nào đó. (Hành trình này do nhà thiết kế quy định sẵn roài) → Hành trình kéo thanh ga là cố định, nó không hề phụ thuộc vào cảm biến tốc độ 1 tý nào!!!

Cảm biến tốc độ chỉ có chức năng báo cáo vòng tua đ/c hoặc sự thay đổi vòng tua để hệ thống ESS làm việc.

Một vài loại xe "Đặc biệt" có thêm công đoạn "Dạy cho máy nó hiểu vấn đề" (Nguyên văn của Cụ Lạc). Hiểu theo kiểu "Nông dân" thì khi tốc độ đ/c bị thay đổi vì bất cứ lý do gì mà "Vượt ngưỡng cảm nhận" của ESS thì phải thực hiện lại bước "Đồng bộ thiết bị".

Có câu chuyện "Đau lòng" của 1 bác thợ "Già" chuyên cân bơm c/a dư lày:
Anh làm nghề cân bơm cao áp mấy mươi năm rồi, không nhận là giỏi mà chỉ dám nói là chưa bị thua "Keo" nào. Hôm nay nhận sửa chữa bơm c/a và thay "Pít" cho con
"Kôbé ghẻ" này. Cân song lắp lên xe, ga bị "Xoành xoạch", anh điều chỉnh thanh giằng ga một chút là Oke ngay, thế mà chủ xe lại bắt đền anh phải "Trả lại tên cho em".

Hỏi thì chủ xe nói rằng: trước khi sửa chữa bơm c/a thì xe chỉ bị bệnh "Đề rai", còn khi đ/c đã nổ thì xe làm việc bình thường, cân bơm c/a xong thì xe bị "Chậm dề dề" không làm ăn gì được. Chỉ yêu cầu thợ cân bơm c/a làm cho xe trở lại "Y như Cụ" mà thôi.


"Sai một ly đi một dặm" là thế đấy Cụ ạ!!!
cái này tôi đã "dính đòn " hai lần. một lần cung là kô bé cô 220 trừ mấy đó, động cơ 6d34tl2, không đến nỗi lôi thôi như cụ nói, chỉ là không tắt đựoc máy mà tôi phải phi đến tận nơi chọc nguáy:Dtừ đó trở đi đặc biệt lưu ý cái ông này. cái vụ thứ hai là của xe pc290 trừ mấy đó, đại loại nó cũng giống pc200/220-7. lần này tôi cân bơm theo đúng tài liệu. mang về họ kêu không khói, khoẻ, nhanh, nhưng ăn dâù lắm, lại phải phi vào công truờng tháo ra làm lại. té ra là trong tài liệu nó có một đoạn ghi chú là "shipping". hiểu ra thì là cái bơm xuất xuởng nó là thế lày(tốc độ tối đa là 2100vp), hãng kom mang về lại chỉnh thành thế lọ(tốc độ tối đa loanh quanh có 1730-1750 gì đó thôi).
theo như tôi hiẻu thì vấn đề vẫn không đến nỗi rắc rối như cụ kể, bởi vì"
1-thanh rằng ga nhiều khi rơ cả phân-chả sao.
2-truớc khi đi cân bơm. đủ các loại thợ chọc đủ các kiểu vào bơm cao áp-chả sao.
3-trong test plan của hãng zexel cho phép sai số của góc mở tay ga tới 15 độ
4-như ca thứ hai tôi vừa kể đấy, cũng sai khá nghiêm trọng mà hậu quả cũng không kinh khủng mấy.
 

gie-rach

Thành viên O-H
cái này tôi đã "dính đòn " hai lần. một lần cung là kô bé cô 220 trừ mấy đó, động cơ 6d34tl2, không đến nỗi lôi thôi như cụ nói, chỉ là không tắt đựoc máy mà tôi phải phi đến tận nơi chọc nguáy:Dtừ đó trở đi đặc biệt lưu ý cái ông này. cái vụ thứ hai là của xe pc290 trừ mấy đó, đại loại nó cũng giống pc200/220-7. lần này tôi cân bơm theo đúng tài liệu. mang về họ kêu không khói, khoẻ, nhanh, nhưng ăn dâù lắm, lại phải phi vào công truờng tháo ra làm lại. té ra là trong tài liệu nó có một đoạn ghi chú là "shipping". hiểu ra thì là cái bơm xuất xuởng nó là thế lày(tốc độ tối đa là 2100vp), hãng kom mang về lại chỉnh thành thế lọ(tốc độ tối đa loanh quanh có 1730-1750 gì đó thôi).
theo như tôi hiẻu thì vấn đề vẫn không đến nỗi rắc rối như cụ kể, bởi vì"
1-thanh rằng ga nhiều khi rơ cả phân-chả sao.
2-truớc khi đi cân bơm. đủ các loại thợ chọc đủ các kiểu vào bơm cao áp-chả sao.
3-trong test plan của hãng zexel cho phép sai số của góc mở tay ga tới 15 độ
4-như ca thứ hai tôi vừa kể đấy, cũng sai khá nghiêm trọng mà hậu quả cũng không kinh khủng mấy.
Cả hành trình quay của kobe có tý khoảng 30 độ mà cụ cho sai tới 15 em thì chạy lên bảo hành là đúng.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Hôm nay đi khám bệnh em PW200-7K_40018 dùng động cơ SAA6D102E-2-A, (Xe nguyên bản mới mua dùng chưa được 1 năm):
1- Động cơ rất yếu: vào tải lịm máy, không bị khói đen.
2- Áp suất buồng đốt tốt, ống xả không bị tắc.
3- Đã thay mới các loại lọc, thùng Diesel đã rửa sạch, đường ống cấp không bị tắc hay hở chỗ nào.
4- Bơm cao áp và kim ngon.
5- Áp suất khí nạp hơi thấp, turbo ngon, khe hở nhiệt của xupap vẫn chuẩn, két làm mát gió nạp sạch sẽ chưa bị tắc.
6- Điện không báo lỗi, đã kiểm tra không thấy vấn đề gì, van điện LS và PC vẫn làm việc tốt (Đo a/s ra vẫn ngon).
7- Bơm van thủy lực vẫn ngon lành cành đào.

Sờ đến cái gì cũng đều thấy tốt ấy, thế mà đ/c vẫn yếu. Hiện tại đang "Bí" chưa biết tại đâu???

Xin ý kiến "Khán giả trong trường quay" trợ giúp ạ!!!
 

chingnguyen

Thành viên O-H
4- Bơm cao áp và kim ngon.
5- Áp suất khí nạp hơi thấp, 6-turbo ngon,7- két làm mát gió nạp sạch sẽ chưa bị tắc.



Xin ý kiến "Khán giả trong trường quay" trợ giúp ạ!!!

trong bốn câu của cụ thế nào cũng sai it nhất một.
tôi thì chưa ở trình độ của "thợ đa khoa" nhưng ở góc độ "chuyên khoa" của mình thì cũng xin bói thế này:
động cơ bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn (no fuel->no boost->no fuel) nghĩa là giả sử turbo và đường ống nạp đều tốt nhưng chả có mấy nhiên liệu để đốt nên cũng chả có nhiều năng lượng để chạy cái turbo, vậy nên áp khí nạp bị thấp. mà một khi áp khí nạp thấp thì bơm cao áp lại chưa chịu tăng lưu lượng.
untitled.JPG

để loại trừ khở năng này cụ có thể chọc cái chụp bảo vệ(một hình thức kẹp chì) số 837s ra và vặn con vít bên trong vào(chừng 1vong).
cụ yên tâm, con này chỉ để xác định lưu lượng bơm khi ap khí nạp dưới định mức(cụ thể là <10kPa), tất nhiên là lưu lương này thấp hơn lưu lượng định mức và khi chỉnh con đó thì lưu lượng định mức không thay đổi. nếu bơm cap ap còn nguyên bản, khi cụ chỉnh như trên thì sẽ phát sinh tí khói mỗi khi tăng tốc(mức độ khói cũng khó nhận ra được).
trong trường hợp đã chỉnh như vậy rồi(thoát khỏi tình trạng no boost->no fuel mà vẫn yếu thì nghĩa là bơm cao áp của cụ hoàn toàn không ngon.

upload_2015-7-25_8-4-34.png
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Chủ xe báo lại: Hôm trước mới thay gioăng quy lát, thợ động cơ tự tay "Bóp cà"...hôm nay đến sửa sai..hình như lắp thiếu 1 con bulong "Phi 8 giác 10" trên thân máy...chưa kịp hỏi kỹ thì chủ xe tắt máy...hôm nào tiện đường đi qua sẽ hỏi cho ra nhẽ!!??
 

kiemcoi1

Thành viên O-H
Chủ xe báo lại: Hôm trước mới thay gioăng quy lát, thợ động cơ tự tay "Bóp cà"...hôm nay đến sửa sai..hình như lắp thiếu 1 con bulong "Phi 8 giác 10" trên thân máy...chưa kịp hỏi kỹ thì chủ xe tắt máy...hôm nào tiện đường đi qua sẽ hỏi cho ra nhẽ!!??
Em phi 8 trên cổ hút hả cụ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên