theo nguồn yamaha.com.vn
TÌM HIỂU VỀ ĐÈN XE MÁY
Ngày nay sự sử dụng đèn rất bừa bãi,ai muốn gắn đèn gì màu gì cứ tùy tiện gắn.Luật lưu thông chỉ phát huy tác dụng một khi người sử dụng phương tiện phải tuân thủ những quy ước về đèn,còi…cũng như những quy định về giao thông khác..Người chạy xe có khi không biết hoặc có biết nhưng vẫn phạm luật sử dụng đèn tùy thích,vô tội vạ có khi gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác.do đó cần phải cập nhật lại kiến thức về đèn cho một số người mới sử dụng xe máy để khỏi phạm luật và cũng khỏi gây tai nạn cho mình và kẻ khác.
Nhắc lại kiến thức về ánh sáng:
Ánh sáng chúng ta thấy được là những dao động diện từ có bước sóng từ 380 nm
Nanometre
to 740 nm tương ứng với các màu của quang phổ trải dài từ đỏ (740 nm) đến màu tím (380 nm
Nanometre
).Bảy màu của quang phổ là đỏ,cam ,vàng,lục,lam,chàm ,tím.Các sóng có bước sóng ngắn hơn 380 nm
Nanometre
gọi là tia cực tím (ultraviolet) làm da chúng ta sạm nắng ,mắt thường không thấy nhưng có nhiều tác dụng như gây ung thư da,kích hoạt nhiều phản ứng hóa học,làm vàng chóa đèn,phát huỳnh quang…..(sóng càng ngắn thì càng cung cấp nhiều năng lượng khi xuyên qua môi trường hoặc tiếp xúc vật thể nào đó,nhưng cũng vì thế mà các tia này đi không được xa trong môi trường hấp thu năng lượng như không khí có khói bụi…)Các tia có độ dài sóng hơn 0,74µm gọi là hồng ngoại (infrared) gây cảm giác nóng khi chiếu trên da .Các vật thể có nhiệt độ cao hơn môi trường thường bức xạ tia hổng ngoại ra chung quanh ,ngay cả thân thể chúng ta cũng phát ra tia hồng ngoại mà loài rắn chuông,mái gầm có thể phát hiện từ xa.Các tia có độ dài sóng lớn thường có khả năng xuyên thấu mạnh hơn vì chúng ít bị hấp thu năng lượng trên đường đi. Mặt trời như chúng ta biết có màu trắng là tổng hợp của 7 màu nhưng khi lúc mới mọc hoặc khi lặn chúng ta chỉ thấy xuất hiện dưới dạng một quả cầu đỏ ,đó là vì 6 màu kia đã bị lớp không khí sát mặt đất có nhiều khói bụi hấp thu.Do đó người thường chọn màu đỏ làm tín hiệu cho giao thông .Chúng ta thấy các cọc tiêu,các cột ăng ten truyền tin ,thu sóng …..thường sơn màu đỏ,trắng.Màu trắng để nhận dạng ban đêm,màu đỏ để nhìn thấy ban ngày.Khi có mưa gió,sương khói che phủ người ta có thể nhìn thấy chúng được xuyên qua màn sương khói..
Tính chất vật lý- sinh lý của màu:
Mắt người có hai nhóm tế bào,tùy theo hình dạng mà chia ra:
1.Tế bào hình que:cảm thụ với ánh sáng yếu,dùng để nhìn ban đêm.Các con thú săn đêm như mèo,cọp ,chim cú…..đều rất phát triển loại tế bào này.Chúng chỉ cho cảm giác hình dạng giống như ta xem TV trắng đen,mọi vật thể nhìn thấy một màu xám xịt.
2.Tế bào nón: dùng để nhìn ban ngày dưới ánh sáng có cường độ lớn,.Có 3 loại tế bào nón mỗi loại cảm thụ với một bước sóng của các màu sau:
·Màu đỏ(red)
·Màu xanh lá (green)
·Màu lục-xanh dương (blue)
Các màu khác ta thấy được là do cảm giác pha trộn 3 màu trộn theo một tỉ lệ nhất định.
Cơ chế của sự cảm thụ ánh sáng rất phức tạp,chúng ta không cần biết những phản ứng nào để chuyển đổi năng lượng quang học thành điện sinh học nhưng cần lưu ý một điều là các tế bào que rất nhạy cảm với ánh sáng có cường độ mạnh,do đó loài thú nào như cú chẳng hạn ,mắt gần như chỉ có tế bào que nên rất sợ ra ánh sáng ban ngày,chúng gần như mù hẳn dưới ánh sáng mặt trời.
Vật lý của màu sắc
Độ hấp thụ ánh sáng theo bước sóng của ba tế bào thần kinh hình nón (các đường màu) và của tế bào cảm thụ ánh sáng yếu (đường gạch) ở mắt người
Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng 3 loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ).
Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối, ...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ " xanh
Xanh
" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam.
QUANG PHỔ CỦA ÁNH SÁNG TRẮNG
Màu quang phổ:
Đỏ = , Cam = , Vàng = , Lục = , Lam = , Chàm = , Tím = .
Các màu nằm về phía tím cho ta cảm giác lạnh,nằm về phía đỏ cho ta cảm giác nóng.Mỗi màu có 3 tính chất:
1.Sắc độ: tức là màu gì :đỏ hay vàng ….
2.Độ bảo hòa: tức độ thuần khiết ,có pha màu nào khác không thí dụ đỏ tươi ,đỏ bầm, đỏ lợt……
3..Độ sáng:cường độ của tia sáng tạo ra màu đó.
Ba màu trên gọi là màu cơ bản.Sự pha trộn các màu cơ bản tạo ra các màu trung gian .tùy theo tỉ lệ pha trộn của 3 tính chất trên mà trên lý thuyết người ta có thể tạo ra hàng tỉ màu khác nhau mà mắt có thể cảm nhận được.
Đây là vòng tròn biểu thị sự pha trộn 3 màu cơ bản thành các màu lai.,chính giữa là màu trắng,biểu thị cho sự tổng hợp cùng lúc 3 màu cơ bản.
[FONT="] [/FONT]
Đây cũng là nguyên tắc của truyền hình màu.Mỗi máy TV màu đều có những điểm li ti (hàng triệu điểm),mỗi điểm cùng có 3 chấm màu cơ bản được kích hoạt bởi tia điện tử.Tùy theo sự pha trộn màu trên mỗi điểm mà ta thấy điểm đó có màu gì.
Thường các chữ đài hiệu đều có mỗi chữ một màu cơ bản tương ứng với một ống phóng tia điện tử.Khi TV sai màu các chữ đó sẽ biểu thị ống tia của màu nào bị sai..
Màu trắng là tổng hợp của 3 màu.Màu đen là sự thiếu vắng cùng lúc 3 màu.Tuy nhiên màu trắng không phải là phối hợp 3 màu với cùng cường độ như nhau,vì mắt ta cảm thụ khác nhau với mỗi bước sóng có cùng cường độ,thí dụ với màu vàng có cường độ 1 lumen ,mắt có cảm giác sáng tương tự với màu đỏ 3 lumen,với màu tím tới 8 lumen.
,Màu đèn: Quy ước quốc tế về màu như sau:
·Màu đỏ :Stop báo hiệu xe phải ngừng khi gặp tín hiệu này .Dùng cho đèn lái
·Màu vàng:tín hiệu lưu ý chuẩn bị cho hành động kế,nó còn là tín hiệu báo xe sắp chuyển hướng.Dùng cho đèn xi nhan để quẹo.
·Màu trắng (hay gần trắng): dùng để soi đương cho xe tiến lên :đèn trước.pha hay cốt.
.Trước tiên ta nói về đèn trước:
Theo quy định đèn trước là đèn chiếu sáng.Nó phải có màu sắc sao cho dễ nhìn thấy đường đi và các chướng ngại vật phải được nhìn rõ cách ít nhất 50 m.Không phải càng sáng càng tốt,vì các đèn có màu trắng xanh ,dễ làm lóa mắt người đi đường ,lại cho tia phản chiếu kém,khó nhìn thấy ổ gà.Chỉ có ánh sáng trắng của dây tóc bóng đèn là cho hình ảnh nhìn dễ chịu,gần với ánh sáng ban ngày nhất.
·Khi xe di chuyển 10m/giây vận tốc là 36 km/g
·Khi xe di chuyển 20m/giây vận tốc là 72 km/g
·Khi xe di chuyển 30m/giây vận tốc là 108 km/g
Nếu đèn xe chiếu sáng 50 m khi xe di chuyển 40km/g ta chỉ có <5 giây xử trí kể từ khi thấy chướng ngại vật. Nếu di chuyển 70 km/g ta chỉ còn độ 1,5 giây.
Nếu tăng độ sáng lên để chiếu xa 80m chẳng hạn thì ta có thời gian tương ứng là:
·Tốc độ 40km/g: < 8 giây
·Tốc độ 70km/g: < 4 giây
·Tốc độ 100 km/g: <2.5 giây
Với quy định hiện nay xe gắn máy chỉ được sử dụng bóng 35w thì độ chiếu xa chỉ tầm 50m thì rất nguy hiểm cho ai chạy xe đêm với vận tốc cao hơn 50km/g. Ở nước ngoài bóng 35 w chỉ dùng cho các xe <125 cm3.Các xe đi đường xa thường có phân khối to >125 cc,ở thôn quê ,đường núi ,rừng xài bóng cao watt hơn có công suất ngang với xe hơi 50-90 watt. Quy định ỡ VN có lẽ chỉ thích hợp cho xe ở thành phố, gây khó khăn cho những người thường sử dụng xe đi đêm ở những chỗ tối,địa hình xấu như núi đồi,thôn quê nhiều ổ gà,khe,lạch……. nguy hiểm
Tại sao đèn lái lại sử dụng ánh sáng đỏ:
1.Như chúng ta đã biết ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khả năng xuyên thấu mạnh nhất qua các lớp khói bụi sương mù.Dùng hai ngọn đèn có cường độ sáng như nhau ,một màu xanh,một màu đỏ thì độ chiếu xa của đèn đỏ gấp ba,bốn lần đèn xanh.Do đó trên đường trường một chiếc xe chạy cách ta 1km cũng có thể nhìn thấy đèn lái .
2.Đèn đỏ còn một đặc tính nữa là không làm tê liệt các tế bào hình nón.Chúng ta biết rằng khi từ ngoài sáng bước vào nơi tối thí dụ rạp hát chẳng hạn,mắt ta sẽ tạm thời bị mù vì các tế bào que chỉ hoạt động sau 5-10 phút trong bóng tối.Sau thời gian đó bạn sẽ thấy dường như mọi vật sáng hẳn ra và bạn đi lại thoải mái trong bóng tối lờ mờ.Dưới ánh sao người lính vẫn có thể hành quân được ,các bạn ạ! Nhưng phải coi chừng ,chỉ cần một ánh chớp,một tia đèn pin rọi vào mắt trong một phần giây thì mắt sẽ bị bất hoạt ngay các tế bào que,ta sẽ rơi lại vào trạng thái mù tạm ! Ánh sáng đèn đỏ không làm bất hoạt tế bào que,do đó khi bị đèn đỏ chiếu vào mắt ta vẫn thấy đường lái xe trong đêm tối.Các bạn biết rằng ngày xưa thợ rửa hình thường làm việc trong phòng có đèn đỏ.Các phi trường thường dùng đèn đỏ làm tín hiệu để các phi công bay đêm thấy đường cất cánh hay đáp máy bay.Kinh nghiệm đi của những người chạy xe đêm là khi bị ánh sáng trắng chiếu vào mắt thì hãy nhắm một mắt lại (tập nhắm một mắt nhé).Khi hết ánh sáng thì mở mắt ra và nhờ con mắt nhắm đó ta tiếp tục nhìn thấy đường ,chạy tiếp đến khi con mắt kia hồi lại.
Ngày nay có nhiều người do thiếu hiểu biết tháo bỏ lớp chắn đèn lái để sáng trắng.Làm như thế vừa chứng tỏ mình ngu dốt vế kiến thức khoa học vừa thách đố pháp luật ,vừa dễ gậy tai nạn cho người khác và chính mình.Trên phương diện pháp luật nếu người dùng đèn lái trắng ,khi bị đụng xe từ phía sau sẽ không thể thưa kiện vì đã dùng đèn sai quy định do đó phải chịu lỗi hoàn toàn..
Tại sao đèn xi nhan lại dùng màu vàng ?
Bước sóng áng sáng vàng nhạy cảm nhất với mắt người so với các màu khác.Do đó cùng một cường độ sáng thì mắt ta cảm thấy màu vàng sáng gấp mấy lần màu xanh ,đỏ…..Dùng đèn xi nhan màu vàng mắt người dễ thấy, nhất là khi đi đường ở ngoài trời nắng .Dùng đèn xi nhan vàng cộng với hiệu ứng chớp tắt làm tăng sự chú ý của mắt ,nên có thể dùng bóng có công suất tiêu thụ nhỏ, bóng sẽ bền lâu đứt hơn,.
Một số người dùng bóng đèn xanh làm đèn xi nhan,rất bất hợp lý vì buổi trưa nắng gắt không ai thấy được đèn có chớp hay không.Màu xanh là màu ít nhạy cảm nhất của mắt .Do đó ,khi quẹo dù có ra hiệu cũng chẳng ai thấy, dễ gây tai nạn.
Chúng ta biết rằng những quy định về màu đèn không phải tự nhiên mà có.Nhân loại đã thử qua nhiều phương thức và đúc kết lại thành những quy định này sau nhiều bài học đau thương ,phải trả giá bằng máu và nước mắt.Ngày nay khi chúng ta ngồi lên xe ,sờ vào chiếc đèn phải nghĩ đến những cái giá mà tiền nhân đã trả,chúng ta hãy yêu quý chúng ,hãy xem những màu đó là đẹp nhất và đừng nghĩ phải thay bằng màu nào nữa.
TÌM HIỂU VỀ ĐÈN XE MÁY
Ngày nay sự sử dụng đèn rất bừa bãi,ai muốn gắn đèn gì màu gì cứ tùy tiện gắn.Luật lưu thông chỉ phát huy tác dụng một khi người sử dụng phương tiện phải tuân thủ những quy ước về đèn,còi…cũng như những quy định về giao thông khác..Người chạy xe có khi không biết hoặc có biết nhưng vẫn phạm luật sử dụng đèn tùy thích,vô tội vạ có khi gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác.do đó cần phải cập nhật lại kiến thức về đèn cho một số người mới sử dụng xe máy để khỏi phạm luật và cũng khỏi gây tai nạn cho mình và kẻ khác.
Nhắc lại kiến thức về ánh sáng:
Ánh sáng chúng ta thấy được là những dao động diện từ có bước sóng từ 380 nm
Nanometre
to 740 nm tương ứng với các màu của quang phổ trải dài từ đỏ (740 nm) đến màu tím (380 nm
Nanometre
).Bảy màu của quang phổ là đỏ,cam ,vàng,lục,lam,chàm ,tím.Các sóng có bước sóng ngắn hơn 380 nm
Nanometre
gọi là tia cực tím (ultraviolet) làm da chúng ta sạm nắng ,mắt thường không thấy nhưng có nhiều tác dụng như gây ung thư da,kích hoạt nhiều phản ứng hóa học,làm vàng chóa đèn,phát huỳnh quang…..(sóng càng ngắn thì càng cung cấp nhiều năng lượng khi xuyên qua môi trường hoặc tiếp xúc vật thể nào đó,nhưng cũng vì thế mà các tia này đi không được xa trong môi trường hấp thu năng lượng như không khí có khói bụi…)Các tia có độ dài sóng hơn 0,74µm gọi là hồng ngoại (infrared) gây cảm giác nóng khi chiếu trên da .Các vật thể có nhiệt độ cao hơn môi trường thường bức xạ tia hổng ngoại ra chung quanh ,ngay cả thân thể chúng ta cũng phát ra tia hồng ngoại mà loài rắn chuông,mái gầm có thể phát hiện từ xa.Các tia có độ dài sóng lớn thường có khả năng xuyên thấu mạnh hơn vì chúng ít bị hấp thu năng lượng trên đường đi. Mặt trời như chúng ta biết có màu trắng là tổng hợp của 7 màu nhưng khi lúc mới mọc hoặc khi lặn chúng ta chỉ thấy xuất hiện dưới dạng một quả cầu đỏ ,đó là vì 6 màu kia đã bị lớp không khí sát mặt đất có nhiều khói bụi hấp thu.Do đó người thường chọn màu đỏ làm tín hiệu cho giao thông .Chúng ta thấy các cọc tiêu,các cột ăng ten truyền tin ,thu sóng …..thường sơn màu đỏ,trắng.Màu trắng để nhận dạng ban đêm,màu đỏ để nhìn thấy ban ngày.Khi có mưa gió,sương khói che phủ người ta có thể nhìn thấy chúng được xuyên qua màn sương khói..
Tính chất vật lý- sinh lý của màu:
Mắt người có hai nhóm tế bào,tùy theo hình dạng mà chia ra:
1.Tế bào hình que:cảm thụ với ánh sáng yếu,dùng để nhìn ban đêm.Các con thú săn đêm như mèo,cọp ,chim cú…..đều rất phát triển loại tế bào này.Chúng chỉ cho cảm giác hình dạng giống như ta xem TV trắng đen,mọi vật thể nhìn thấy một màu xám xịt.
2.Tế bào nón: dùng để nhìn ban ngày dưới ánh sáng có cường độ lớn,.Có 3 loại tế bào nón mỗi loại cảm thụ với một bước sóng của các màu sau:
·Màu đỏ(red)
·Màu xanh lá (green)
·Màu lục-xanh dương (blue)
Các màu khác ta thấy được là do cảm giác pha trộn 3 màu trộn theo một tỉ lệ nhất định.
Cơ chế của sự cảm thụ ánh sáng rất phức tạp,chúng ta không cần biết những phản ứng nào để chuyển đổi năng lượng quang học thành điện sinh học nhưng cần lưu ý một điều là các tế bào que rất nhạy cảm với ánh sáng có cường độ mạnh,do đó loài thú nào như cú chẳng hạn ,mắt gần như chỉ có tế bào que nên rất sợ ra ánh sáng ban ngày,chúng gần như mù hẳn dưới ánh sáng mặt trời.
Vật lý của màu sắc
Độ hấp thụ ánh sáng theo bước sóng của ba tế bào thần kinh hình nón (các đường màu) và của tế bào cảm thụ ánh sáng yếu (đường gạch) ở mắt người
Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng 3 loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ).
Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối, ...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ " xanh
Xanh
" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam.
QUANG PHỔ CỦA ÁNH SÁNG TRẮNG
Màu quang phổ:
Đỏ = , Cam = , Vàng = , Lục = , Lam = , Chàm = , Tím = .
Các màu nằm về phía tím cho ta cảm giác lạnh,nằm về phía đỏ cho ta cảm giác nóng.Mỗi màu có 3 tính chất:
1.Sắc độ: tức là màu gì :đỏ hay vàng ….
2.Độ bảo hòa: tức độ thuần khiết ,có pha màu nào khác không thí dụ đỏ tươi ,đỏ bầm, đỏ lợt……
3..Độ sáng:cường độ của tia sáng tạo ra màu đó.
Ba màu trên gọi là màu cơ bản.Sự pha trộn các màu cơ bản tạo ra các màu trung gian .tùy theo tỉ lệ pha trộn của 3 tính chất trên mà trên lý thuyết người ta có thể tạo ra hàng tỉ màu khác nhau mà mắt có thể cảm nhận được.
Đây là vòng tròn biểu thị sự pha trộn 3 màu cơ bản thành các màu lai.,chính giữa là màu trắng,biểu thị cho sự tổng hợp cùng lúc 3 màu cơ bản.
[FONT="] [/FONT]
Đây cũng là nguyên tắc của truyền hình màu.Mỗi máy TV màu đều có những điểm li ti (hàng triệu điểm),mỗi điểm cùng có 3 chấm màu cơ bản được kích hoạt bởi tia điện tử.Tùy theo sự pha trộn màu trên mỗi điểm mà ta thấy điểm đó có màu gì.
Thường các chữ đài hiệu đều có mỗi chữ một màu cơ bản tương ứng với một ống phóng tia điện tử.Khi TV sai màu các chữ đó sẽ biểu thị ống tia của màu nào bị sai..
Màu trắng là tổng hợp của 3 màu.Màu đen là sự thiếu vắng cùng lúc 3 màu.Tuy nhiên màu trắng không phải là phối hợp 3 màu với cùng cường độ như nhau,vì mắt ta cảm thụ khác nhau với mỗi bước sóng có cùng cường độ,thí dụ với màu vàng có cường độ 1 lumen ,mắt có cảm giác sáng tương tự với màu đỏ 3 lumen,với màu tím tới 8 lumen.
,Màu đèn: Quy ước quốc tế về màu như sau:
·Màu đỏ :Stop báo hiệu xe phải ngừng khi gặp tín hiệu này .Dùng cho đèn lái
·Màu vàng:tín hiệu lưu ý chuẩn bị cho hành động kế,nó còn là tín hiệu báo xe sắp chuyển hướng.Dùng cho đèn xi nhan để quẹo.
·Màu trắng (hay gần trắng): dùng để soi đương cho xe tiến lên :đèn trước.pha hay cốt.
.Trước tiên ta nói về đèn trước:
Theo quy định đèn trước là đèn chiếu sáng.Nó phải có màu sắc sao cho dễ nhìn thấy đường đi và các chướng ngại vật phải được nhìn rõ cách ít nhất 50 m.Không phải càng sáng càng tốt,vì các đèn có màu trắng xanh ,dễ làm lóa mắt người đi đường ,lại cho tia phản chiếu kém,khó nhìn thấy ổ gà.Chỉ có ánh sáng trắng của dây tóc bóng đèn là cho hình ảnh nhìn dễ chịu,gần với ánh sáng ban ngày nhất.
·Khi xe di chuyển 10m/giây vận tốc là 36 km/g
·Khi xe di chuyển 20m/giây vận tốc là 72 km/g
·Khi xe di chuyển 30m/giây vận tốc là 108 km/g
Nếu đèn xe chiếu sáng 50 m khi xe di chuyển 40km/g ta chỉ có <5 giây xử trí kể từ khi thấy chướng ngại vật. Nếu di chuyển 70 km/g ta chỉ còn độ 1,5 giây.
Nếu tăng độ sáng lên để chiếu xa 80m chẳng hạn thì ta có thời gian tương ứng là:
·Tốc độ 40km/g: < 8 giây
·Tốc độ 70km/g: < 4 giây
·Tốc độ 100 km/g: <2.5 giây
Với quy định hiện nay xe gắn máy chỉ được sử dụng bóng 35w thì độ chiếu xa chỉ tầm 50m thì rất nguy hiểm cho ai chạy xe đêm với vận tốc cao hơn 50km/g. Ở nước ngoài bóng 35 w chỉ dùng cho các xe <125 cm3.Các xe đi đường xa thường có phân khối to >125 cc,ở thôn quê ,đường núi ,rừng xài bóng cao watt hơn có công suất ngang với xe hơi 50-90 watt. Quy định ỡ VN có lẽ chỉ thích hợp cho xe ở thành phố, gây khó khăn cho những người thường sử dụng xe đi đêm ở những chỗ tối,địa hình xấu như núi đồi,thôn quê nhiều ổ gà,khe,lạch……. nguy hiểm
Tại sao đèn lái lại sử dụng ánh sáng đỏ:
1.Như chúng ta đã biết ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khả năng xuyên thấu mạnh nhất qua các lớp khói bụi sương mù.Dùng hai ngọn đèn có cường độ sáng như nhau ,một màu xanh,một màu đỏ thì độ chiếu xa của đèn đỏ gấp ba,bốn lần đèn xanh.Do đó trên đường trường một chiếc xe chạy cách ta 1km cũng có thể nhìn thấy đèn lái .
2.Đèn đỏ còn một đặc tính nữa là không làm tê liệt các tế bào hình nón.Chúng ta biết rằng khi từ ngoài sáng bước vào nơi tối thí dụ rạp hát chẳng hạn,mắt ta sẽ tạm thời bị mù vì các tế bào que chỉ hoạt động sau 5-10 phút trong bóng tối.Sau thời gian đó bạn sẽ thấy dường như mọi vật sáng hẳn ra và bạn đi lại thoải mái trong bóng tối lờ mờ.Dưới ánh sao người lính vẫn có thể hành quân được ,các bạn ạ! Nhưng phải coi chừng ,chỉ cần một ánh chớp,một tia đèn pin rọi vào mắt trong một phần giây thì mắt sẽ bị bất hoạt ngay các tế bào que,ta sẽ rơi lại vào trạng thái mù tạm ! Ánh sáng đèn đỏ không làm bất hoạt tế bào que,do đó khi bị đèn đỏ chiếu vào mắt ta vẫn thấy đường lái xe trong đêm tối.Các bạn biết rằng ngày xưa thợ rửa hình thường làm việc trong phòng có đèn đỏ.Các phi trường thường dùng đèn đỏ làm tín hiệu để các phi công bay đêm thấy đường cất cánh hay đáp máy bay.Kinh nghiệm đi của những người chạy xe đêm là khi bị ánh sáng trắng chiếu vào mắt thì hãy nhắm một mắt lại (tập nhắm một mắt nhé).Khi hết ánh sáng thì mở mắt ra và nhờ con mắt nhắm đó ta tiếp tục nhìn thấy đường ,chạy tiếp đến khi con mắt kia hồi lại.
Ngày nay có nhiều người do thiếu hiểu biết tháo bỏ lớp chắn đèn lái để sáng trắng.Làm như thế vừa chứng tỏ mình ngu dốt vế kiến thức khoa học vừa thách đố pháp luật ,vừa dễ gậy tai nạn cho người khác và chính mình.Trên phương diện pháp luật nếu người dùng đèn lái trắng ,khi bị đụng xe từ phía sau sẽ không thể thưa kiện vì đã dùng đèn sai quy định do đó phải chịu lỗi hoàn toàn..
Tại sao đèn xi nhan lại dùng màu vàng ?
Bước sóng áng sáng vàng nhạy cảm nhất với mắt người so với các màu khác.Do đó cùng một cường độ sáng thì mắt ta cảm thấy màu vàng sáng gấp mấy lần màu xanh ,đỏ…..Dùng đèn xi nhan màu vàng mắt người dễ thấy, nhất là khi đi đường ở ngoài trời nắng .Dùng đèn xi nhan vàng cộng với hiệu ứng chớp tắt làm tăng sự chú ý của mắt ,nên có thể dùng bóng có công suất tiêu thụ nhỏ, bóng sẽ bền lâu đứt hơn,.
Một số người dùng bóng đèn xanh làm đèn xi nhan,rất bất hợp lý vì buổi trưa nắng gắt không ai thấy được đèn có chớp hay không.Màu xanh là màu ít nhạy cảm nhất của mắt .Do đó ,khi quẹo dù có ra hiệu cũng chẳng ai thấy, dễ gây tai nạn.
Chúng ta biết rằng những quy định về màu đèn không phải tự nhiên mà có.Nhân loại đã thử qua nhiều phương thức và đúc kết lại thành những quy định này sau nhiều bài học đau thương ,phải trả giá bằng máu và nước mắt.Ngày nay khi chúng ta ngồi lên xe ,sờ vào chiếc đèn phải nghĩ đến những cái giá mà tiền nhân đã trả,chúng ta hãy yêu quý chúng ,hãy xem những màu đó là đẹp nhất và đừng nghĩ phải thay bằng màu nào nữa.