1. Một động thái của Chiến lược GROWTH.
Phát triển thêm sản phẩm trên thị trường hiện hữu (new product, existing market) là một động thái chiến lược nhằm gia tăng thị phần bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện hữu với sản phẩm mới.
Các bạn hẳn còn nhớ nội dung buổi học về chiến lược do tôi chia sẻ vào năm trước 2017 tại HCM và sau đó là HN, trong đó tôi có nói đến các phương thức phát triển của doanh nghiệp trong đó có M&A và Liên kết Chiến lược? Động thái này của Vinfast bao gồm cả hai phương thức này.
Với động thái 2-in-1 này, Vinfast có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường xe hơi VN mà không phải phát triển thị trường từ scratch nhờ liên kết với GM để sản xuất và tiếp quản hệ thống phân phối dòng Chevrolet tại thị trường VN.
Bên cạnh đó, Vinfast cũng mua lại nhà máy sản xuất GM tại Hà Nội. Việc này giúp Vinfast nhanh chóng tiếp cận công nghệ sản xuất của GM, và hầu như ngay lập tức có thể tiếp cận được các nhà cung cấp OEM của GM nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà nếu Vinfast tự tiếp xúc thí có khi phải mất vài năm mới ký hết các hợp đồng cung cấp OEM cho khoảng 30,000 linh kiện dùng cho xe hơi.
2. Synergy chuỗi giá trị.
Mọi người hẳn còn nhớ thông tin đuợc báo chí đăng về việc Vinfast đặt thiết kế mẫu xe hơi từ Ý? Thiết kế có rồi, thì chuỗi giá trị của Vinfast còn thiếu gì? Nhà máy SX xe điện thì đang xây dựng mới, hẳn sẽ còn mất thời gian chạy thử và điều chỉnh, rút kinh nghiệm trước khi có thể hoạt động ổn định.
Với động thái này, Vinfast bổ sung thêm nhà máy sản xuất xe hơi công nghệ truyền thống đã hoạt động ổn định, và hệ thống phân phối Chevrolet mà sau này sẽ là môi trường huấn luyện tuyệt vời khi họ xây dựng hệ thống phân phối cho dòng xe điện sau này.
Như vậy là mọi thứ đã đầy đủ, Vin sẵn sàng cho cuộc chơi xe hơi.
3. Optimize tài chính.
Nhưng động thái này của Vin, không chỉ là phát triển thị trường và liên kết chuỗi giá trị, nó còn nhằm khai thác cơ hội để tối ưu hóa tài chính. Và tôi cho rằng đây mới là một vũ khí cạnh tranh lợi hại của Vin.
Mọi người hẳn còn nhớ những điều kiện ưu đãi mà nhà nước dành cho Vin khi doanh nghiệp này được cấp giấy phép phát triển công nghiệp ô tô?
Một khi Chevrolet thuộc về Vin, thì đương nhiên dòng xe này cũng sẽ được hưởng những ưu đãi mà nhà nước đã cam kết trong giấy phép kinh doanh của Vin! Điều đó có nghĩa là giá thành của dòng xe Chevrolet sẽ trở nên cạnh tranh hơn!
Hãy xem liệu Vinfast có chuyển được những lợi thế này thành competitive capability hay không, hay họ sẽ đi vào lối mòn của các hãng xe ngoại.
Nguồn bài phân tích của anh Đỗ Hoà
Phát triển thêm sản phẩm trên thị trường hiện hữu (new product, existing market) là một động thái chiến lược nhằm gia tăng thị phần bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện hữu với sản phẩm mới.
Các bạn hẳn còn nhớ nội dung buổi học về chiến lược do tôi chia sẻ vào năm trước 2017 tại HCM và sau đó là HN, trong đó tôi có nói đến các phương thức phát triển của doanh nghiệp trong đó có M&A và Liên kết Chiến lược? Động thái này của Vinfast bao gồm cả hai phương thức này.
Với động thái 2-in-1 này, Vinfast có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường xe hơi VN mà không phải phát triển thị trường từ scratch nhờ liên kết với GM để sản xuất và tiếp quản hệ thống phân phối dòng Chevrolet tại thị trường VN.
Bên cạnh đó, Vinfast cũng mua lại nhà máy sản xuất GM tại Hà Nội. Việc này giúp Vinfast nhanh chóng tiếp cận công nghệ sản xuất của GM, và hầu như ngay lập tức có thể tiếp cận được các nhà cung cấp OEM của GM nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà nếu Vinfast tự tiếp xúc thí có khi phải mất vài năm mới ký hết các hợp đồng cung cấp OEM cho khoảng 30,000 linh kiện dùng cho xe hơi.
2. Synergy chuỗi giá trị.
Mọi người hẳn còn nhớ thông tin đuợc báo chí đăng về việc Vinfast đặt thiết kế mẫu xe hơi từ Ý? Thiết kế có rồi, thì chuỗi giá trị của Vinfast còn thiếu gì? Nhà máy SX xe điện thì đang xây dựng mới, hẳn sẽ còn mất thời gian chạy thử và điều chỉnh, rút kinh nghiệm trước khi có thể hoạt động ổn định.
Với động thái này, Vinfast bổ sung thêm nhà máy sản xuất xe hơi công nghệ truyền thống đã hoạt động ổn định, và hệ thống phân phối Chevrolet mà sau này sẽ là môi trường huấn luyện tuyệt vời khi họ xây dựng hệ thống phân phối cho dòng xe điện sau này.
Như vậy là mọi thứ đã đầy đủ, Vin sẵn sàng cho cuộc chơi xe hơi.
3. Optimize tài chính.
Nhưng động thái này của Vin, không chỉ là phát triển thị trường và liên kết chuỗi giá trị, nó còn nhằm khai thác cơ hội để tối ưu hóa tài chính. Và tôi cho rằng đây mới là một vũ khí cạnh tranh lợi hại của Vin.
Mọi người hẳn còn nhớ những điều kiện ưu đãi mà nhà nước dành cho Vin khi doanh nghiệp này được cấp giấy phép phát triển công nghiệp ô tô?
Một khi Chevrolet thuộc về Vin, thì đương nhiên dòng xe này cũng sẽ được hưởng những ưu đãi mà nhà nước đã cam kết trong giấy phép kinh doanh của Vin! Điều đó có nghĩa là giá thành của dòng xe Chevrolet sẽ trở nên cạnh tranh hơn!
Hãy xem liệu Vinfast có chuyển được những lợi thế này thành competitive capability hay không, hay họ sẽ đi vào lối mòn của các hãng xe ngoại.
Nguồn bài phân tích của anh Đỗ Hoà