Một cuốn sách hiếm xin được chia sẻ cùng mọi người
Xin cảm ơn thành viên codo ( vespaVN ) đã giúp vespalangbat dịch cuốn sách này . Đây là cuốn cẩm nang gối đầu của thần dân vespa và nhiều ảnh mang tính nghệ thuật của nhiếp ảnh gia David Sparrow
GIỚI THIỆU
Nhãn hiệu xe Vespa lừng danh của Piaggio đã góp phần vào việc thay đổi hoàn toàn lối sống của nước Ý thời kì hậu chiến. Được cấp phép sản xuất tại nhiều nước trên thế giới và xuất khẩu từ Ý Đại Lợi với mẫu mã đa dạng, những cỗ máy Vespa-đặc biệt là scooter-đã giành được một vị trí đặc biệt trong lịch sử phương tiện di chuyển cá nhân và lòng mến mộ của biết bao thế hệ người sở hữu.
Những chiếc Vespa đã xuất hiện và tồn tại phân nửa thế kỉ. Được đón nhận và trở nên phổ biến vào những thập niên hậu chiến 40, 50, chuyển mình để đáp ứng những đòi hỏi của dân chơi trẻ tuổi vào thập niên 60 và thay đổi kiểu dáng vào những năm cuối thập kỉ 70 và 80, giờ đây Vespa đã “bay” vào thập niên 90 cùng công nghệ mới.
Gia đình Vespa cũng có sự góp mặt của những chiếc xe ba bánh thương mại APE với sự đa dạng về mẫu mã và chiếc xe hơi Vespa 400 tí hon. Cả hai loại xe này đều có những chương riêng và những người hâm mộ riêng trong câu chuyện về Vespa.
Không đơn thuần là một cỗ máy huyền thoại đầy tính cải tiến, đối với bao người, Vespa là một niềm đam mê, là một lối sống. Và giá trị này sẽ mãi mãi giữ nguyên khi mà những chiếc Vespa, cổ cũng như kim, vẫn còn lăn bánh trên nghìn vạn nẻo đường trên mọi miền thế giới.
Ý TƯỞNG LỚN
Như hầu hết tại mọi nơi trên Âu Châu, Đệ Nhị Thế Chiến đã tàn phá hầu hết hạ tầng cơ sở và nền công nghiệp của nước Ý. Mọi hoạt động sản xuất dân dụng đã bị đình trệ do nhu cầu khẩn thiết và vô hạn của nền công nghiệp quốc phòng. Các nhà máy sản xuất trở thành mục tiêu đánh bom và chịu những tổn thất khủng khiếp, thường vượt quá khả năng phục hồi. Lực lượng lao động phân tán, mọi mơ mộng bị xua tan. Rõ ràng giờ đây chỉ có những nhà sản xuất với ý chí sắt đá mới có thể giúp phục hồi nền công nghiệp từ đống tro tàn hậu chiến.
Enrico Piaggio là một con người như vậy. Hai nhà máy ở Tuscany mà ông được thừa hưởng từ cha mình vào năm 1938 giờ đây, sau bảy năm, đã trở thành những đống gạch vụn. May mắn thay, Piaggio còn được thừa hưởng từ cha mình sự nhạy bén kinh doanh và một đầu óc cách tân. Ông biết chính xác điều cần phải làm là gì. Ông cần chế tạo ra một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực sự của thời kì hậu chiến, đồng nghĩa với việc tạo ra một thị truờng mới mẻ. Sản phẩm này phải có một giá cả hết sức hợp lí, và vì tính bất khả thi của việc tái đào tạo nguồn nhân lực bởi sự thiếu hụt về cả ngân sách lẫn thời gian, sản phẩm này phải được sản xuất vói những kĩ năng và trang thiết bị còn sót lại. Không còn thời gian cho nghiên cứu và phát triển, Piaggio cần ngay lập tức những kĩ sư thiên tài, đầy tính sáng tạo để các sản phẩm tung ra không có chỗ cho sự sơ sót.
Sự nghiệp của gia đình Piaggio luôn dính dáng đến các phương tiện giao thong, loại này hay loại khác. Vào năm 1894, Rinaldo Piaggio đã phát triển cái xưởng cưa khiêm tốn của cha mình trở một xưởng đóng tàu nổi danh thế giới. Với các bậc thầy nghề mộc và chế tác đồ gỗ của mình, ông đã góp mặt tại tất cả các xưởng tàu nổi tiếng nhất. Vào những năm đầu của thế kỉ [thế kỉ 20. ND], Piaggio đã đa dạng hoá ngành nghề; đầu tiên là nghành công nghiệp đóng toa tàu và sau đó là tất cả mọi phương tiện giao thong thương mại. Vào thập niên 20 (thế kỉ 21-ND), ông đã sản xuất cả tàu thuyền lẫn máy bay-ông là một nhà tiên phong trong việc sản xuất máy bay chở khách thay cho việc bó hẹp trong mục tiêu quân sự và chuyên chở hàng hoá. Nếu xét về mặt truyền thống gia đình, quả là không có gì lạ khi Enrico lại chọn phương tiện di chuyển làm câu trả lời cho bài toán kinh doanh của mình.
Thực ra, ý tưởng trùng hợp với óc xuy xét của Piaggio không hẳn đã là hoàn toàn mới mẻ. Đã từng có người thử sản xuất xe scooter trước đây nhưng không đạt được thành công nào đáng kể. Piaggio tin tưởng rằng giải pháp mới cho scooter phải tránh được những sai lầm trước: một chiếc xe xấu xí pha trộn giữa xe đạp và xe mô tô với tất cả mọi nhược điểm của hai loại này gộp lại nhưng lại chả có lấy một ưu điểm nào của hai loại xe trên. Chiếc xe do ông sản xuất phải là một giải pháp thực thụ cho một vấn đề thực sự. Một phương tiện di chuyển cá nhân phù hợp và phải rẻ tiền đang là vấn đề đau đầu đối với rất nhiều người dân Ý vào thời điểm này. Piaggio thảo luận rất kĩ vấn đề này với Corradino D’Ascanio, một kĩ sư thiên tài mà ông hết sức tin tưởng.
Ý niệm về chiếc xe mà Piaggio đưa ra cho D’Ascanio rất rõ ràng và cụ thể: phụ nữ cũng có thể dễ dàng đi như nam giới, cần phải có phần bảo vệ người đi xe khỏi bị bẩn bởi bùn nước từ dưới đường té lên và quần áo không bị dính dầu mỡ. Cần pơhải có một chiếc bánh “xơ-cua” và cả chiếc xe phải nhẹ nhàng, dễ điều khiển. Đồng thời, giá cả và chi phí sửa chữa không được đắt đỏ. Vật đáp ứng được ý tưởng này chỉ có thể là chiếc Vespa.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên được chế tác từ tất cả những nguyên liệu và thành phần có sẵn được đặt tên lóng là Paperino-tiếng Ý gọi chú vịt Donald nổi tiếng. Mẫu xe ý tưởng này khiến Piaggio đủ hài lòng để cho phép tiếp tục việc nghiên cứu và phát triển chiếc xe mong ước.
(chú thích trang 8: D’Ascanio thiết kế một động cơ hai thì đặc biệt cho Vespa)
Giai đoạn thiết kế bản vẽ của chiếc scooter chỉ kéo dài trong vòng 5 tháng. Con mắt kĩ thuật của D’Áscanio thật đáng khâm phục khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy ông đã có thể khắc phục được hầu hết mọi vấn đề kĩ thuật nảy sinh (15 năm trước chính ông là người đầu tiên chế tạo được chiếc trực thăng thực sự có khả năng điều khiển). Các vấn đề hậu cần được khắc phục, một số chi tiết máy thử nghiệm của hãng Sachs sớm được thử nghiệm, và vào tháng Tư năm 1946 chiếc scooter đầu tiên-giờ đây được vận hành bởi cỗ động cơ hai kì được D’Ascanio thiết kế- đã sẵn sang ra mắt giới thông tin đại chúng.
(chú thích trang 10: Vè chắn bùn bệ vệ của Vespa không đơn thuần mang tính kiểu cách-người lái xe sẽ không còn gặp chuyện chân cẳng bị lấm bùn hay quần áo bị hư hỏng do dầu mỡ -và Piaggio dứt khoát yêu cầu nhà thiết kế D’Ascanio chú ý đến tính tiện lợi cho lái xe nữ. Những chiếc Vespa thế hệ đầu sử dụng hệ thống “que” để điều khiển hộp số. Do đó sau này chúng được gọi là mẫu “Rod”-Que )
chú thích hình trang 12. H1: Chiếc Vespa đã khiến cuộc sống bao phụ nữ trở nên tươi sang-Tính ứng dụng cao của nó tạo nên sự tự do đi lại và hoà nhập xã hội. H2: Chiếc Vespa được hệ thống bưu chính của nhiều quốc gia sử dụng ngoại trừ ở Anh quốc, nơi mà chiếc BSA Bantam đóng vai trò này)
Thiết kế tinh tế của D’Ascanio đã tận dụng triệt để mọi kĩ năng có sẵn từ nguồn lực công ty Piaggio. Cỗ máy vespa có khung dập bằng thép nguyên tấm. Bộ khung nhẹ nhàng nhưng rất vững chắc này chống đỡ và gắn kết tất cả mọi chi tiết khác lại với nhau một cách hoàn hảo, đồng thời cung cấp sự bảo vệ tối đa về mặt vệ sinh cho quần áo và chân của người lái. Bánh trước được kết nối với tay lái bằng một bộ phận càng đơn. Cái “phuộc” hoàn hảo này đã khiến việc bẻ lái trở nên dễ dàng và thuận lợi. Động cơ hai kỳ 98 cc chạy bằng nhiên liệu pha tỉ lệ 5% được làm mát bằng không khí. Động cơ được thiết kế nằm bên phía tay phải và nối kết trực tiếp với bánh sau. D’Ascanio cho rằng hệ thống xích, líp chỉ là một sự phức tạp không cần thiết; toàn bộ cơ cấu truyền động phải được đơn giản đến tối đa. Chiếc xe có 03 số, nối kết với tay chuyển số nằm ở phía trái tay lái bằng hệ thống que số--D’Ascanio không thích chút nào cơ cấu cần số chân ở hầu hết các loại xe gắn máy khác.
Chiếc scooter nặng 175 bảng Anh và đạt tốc độ tối đa 45 dặm/giờ. Trên thực tế, tốc độ trung bình là khoảng 30 dặm/giờ trong điều kiện đường xá bình thường. Chiếc xe là một ứng dụng rất hợp túi tiền-hơn một trăm dặm chỉ tốn hết 1 gallon xăng. Chi phí sản xuất không quá đắt đỏ khiến cho giá thành xe vừa với tầm tay của một người dân thuộc “tầng lớp bình dân” (nguyên văn “strada”-một từ có lẽ gốc Ý và không mấy phổ biến.)
(chú thích hình trang 13-12: Dù ở quán rượu thành phố hay ruộng nho miền quê-chiếc Vespa đều thích hợp)
Xin cảm ơn thành viên codo ( vespaVN ) đã giúp vespalangbat dịch cuốn sách này . Đây là cuốn cẩm nang gối đầu của thần dân vespa và nhiều ảnh mang tính nghệ thuật của nhiếp ảnh gia David Sparrow
GIỚI THIỆU
Nhãn hiệu xe Vespa lừng danh của Piaggio đã góp phần vào việc thay đổi hoàn toàn lối sống của nước Ý thời kì hậu chiến. Được cấp phép sản xuất tại nhiều nước trên thế giới và xuất khẩu từ Ý Đại Lợi với mẫu mã đa dạng, những cỗ máy Vespa-đặc biệt là scooter-đã giành được một vị trí đặc biệt trong lịch sử phương tiện di chuyển cá nhân và lòng mến mộ của biết bao thế hệ người sở hữu.
Những chiếc Vespa đã xuất hiện và tồn tại phân nửa thế kỉ. Được đón nhận và trở nên phổ biến vào những thập niên hậu chiến 40, 50, chuyển mình để đáp ứng những đòi hỏi của dân chơi trẻ tuổi vào thập niên 60 và thay đổi kiểu dáng vào những năm cuối thập kỉ 70 và 80, giờ đây Vespa đã “bay” vào thập niên 90 cùng công nghệ mới.
Gia đình Vespa cũng có sự góp mặt của những chiếc xe ba bánh thương mại APE với sự đa dạng về mẫu mã và chiếc xe hơi Vespa 400 tí hon. Cả hai loại xe này đều có những chương riêng và những người hâm mộ riêng trong câu chuyện về Vespa.
Không đơn thuần là một cỗ máy huyền thoại đầy tính cải tiến, đối với bao người, Vespa là một niềm đam mê, là một lối sống. Và giá trị này sẽ mãi mãi giữ nguyên khi mà những chiếc Vespa, cổ cũng như kim, vẫn còn lăn bánh trên nghìn vạn nẻo đường trên mọi miền thế giới.
Ý TƯỞNG LỚN
Như hầu hết tại mọi nơi trên Âu Châu, Đệ Nhị Thế Chiến đã tàn phá hầu hết hạ tầng cơ sở và nền công nghiệp của nước Ý. Mọi hoạt động sản xuất dân dụng đã bị đình trệ do nhu cầu khẩn thiết và vô hạn của nền công nghiệp quốc phòng. Các nhà máy sản xuất trở thành mục tiêu đánh bom và chịu những tổn thất khủng khiếp, thường vượt quá khả năng phục hồi. Lực lượng lao động phân tán, mọi mơ mộng bị xua tan. Rõ ràng giờ đây chỉ có những nhà sản xuất với ý chí sắt đá mới có thể giúp phục hồi nền công nghiệp từ đống tro tàn hậu chiến.
Enrico Piaggio là một con người như vậy. Hai nhà máy ở Tuscany mà ông được thừa hưởng từ cha mình vào năm 1938 giờ đây, sau bảy năm, đã trở thành những đống gạch vụn. May mắn thay, Piaggio còn được thừa hưởng từ cha mình sự nhạy bén kinh doanh và một đầu óc cách tân. Ông biết chính xác điều cần phải làm là gì. Ông cần chế tạo ra một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực sự của thời kì hậu chiến, đồng nghĩa với việc tạo ra một thị truờng mới mẻ. Sản phẩm này phải có một giá cả hết sức hợp lí, và vì tính bất khả thi của việc tái đào tạo nguồn nhân lực bởi sự thiếu hụt về cả ngân sách lẫn thời gian, sản phẩm này phải được sản xuất vói những kĩ năng và trang thiết bị còn sót lại. Không còn thời gian cho nghiên cứu và phát triển, Piaggio cần ngay lập tức những kĩ sư thiên tài, đầy tính sáng tạo để các sản phẩm tung ra không có chỗ cho sự sơ sót.
Sự nghiệp của gia đình Piaggio luôn dính dáng đến các phương tiện giao thong, loại này hay loại khác. Vào năm 1894, Rinaldo Piaggio đã phát triển cái xưởng cưa khiêm tốn của cha mình trở một xưởng đóng tàu nổi danh thế giới. Với các bậc thầy nghề mộc và chế tác đồ gỗ của mình, ông đã góp mặt tại tất cả các xưởng tàu nổi tiếng nhất. Vào những năm đầu của thế kỉ [thế kỉ 20. ND], Piaggio đã đa dạng hoá ngành nghề; đầu tiên là nghành công nghiệp đóng toa tàu và sau đó là tất cả mọi phương tiện giao thong thương mại. Vào thập niên 20 (thế kỉ 21-ND), ông đã sản xuất cả tàu thuyền lẫn máy bay-ông là một nhà tiên phong trong việc sản xuất máy bay chở khách thay cho việc bó hẹp trong mục tiêu quân sự và chuyên chở hàng hoá. Nếu xét về mặt truyền thống gia đình, quả là không có gì lạ khi Enrico lại chọn phương tiện di chuyển làm câu trả lời cho bài toán kinh doanh của mình.
Thực ra, ý tưởng trùng hợp với óc xuy xét của Piaggio không hẳn đã là hoàn toàn mới mẻ. Đã từng có người thử sản xuất xe scooter trước đây nhưng không đạt được thành công nào đáng kể. Piaggio tin tưởng rằng giải pháp mới cho scooter phải tránh được những sai lầm trước: một chiếc xe xấu xí pha trộn giữa xe đạp và xe mô tô với tất cả mọi nhược điểm của hai loại này gộp lại nhưng lại chả có lấy một ưu điểm nào của hai loại xe trên. Chiếc xe do ông sản xuất phải là một giải pháp thực thụ cho một vấn đề thực sự. Một phương tiện di chuyển cá nhân phù hợp và phải rẻ tiền đang là vấn đề đau đầu đối với rất nhiều người dân Ý vào thời điểm này. Piaggio thảo luận rất kĩ vấn đề này với Corradino D’Ascanio, một kĩ sư thiên tài mà ông hết sức tin tưởng.
Ý niệm về chiếc xe mà Piaggio đưa ra cho D’Ascanio rất rõ ràng và cụ thể: phụ nữ cũng có thể dễ dàng đi như nam giới, cần phải có phần bảo vệ người đi xe khỏi bị bẩn bởi bùn nước từ dưới đường té lên và quần áo không bị dính dầu mỡ. Cần pơhải có một chiếc bánh “xơ-cua” và cả chiếc xe phải nhẹ nhàng, dễ điều khiển. Đồng thời, giá cả và chi phí sửa chữa không được đắt đỏ. Vật đáp ứng được ý tưởng này chỉ có thể là chiếc Vespa.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên được chế tác từ tất cả những nguyên liệu và thành phần có sẵn được đặt tên lóng là Paperino-tiếng Ý gọi chú vịt Donald nổi tiếng. Mẫu xe ý tưởng này khiến Piaggio đủ hài lòng để cho phép tiếp tục việc nghiên cứu và phát triển chiếc xe mong ước.
(chú thích trang 8: D’Ascanio thiết kế một động cơ hai thì đặc biệt cho Vespa)
Giai đoạn thiết kế bản vẽ của chiếc scooter chỉ kéo dài trong vòng 5 tháng. Con mắt kĩ thuật của D’Áscanio thật đáng khâm phục khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy ông đã có thể khắc phục được hầu hết mọi vấn đề kĩ thuật nảy sinh (15 năm trước chính ông là người đầu tiên chế tạo được chiếc trực thăng thực sự có khả năng điều khiển). Các vấn đề hậu cần được khắc phục, một số chi tiết máy thử nghiệm của hãng Sachs sớm được thử nghiệm, và vào tháng Tư năm 1946 chiếc scooter đầu tiên-giờ đây được vận hành bởi cỗ động cơ hai kì được D’Ascanio thiết kế- đã sẵn sang ra mắt giới thông tin đại chúng.
(chú thích trang 10: Vè chắn bùn bệ vệ của Vespa không đơn thuần mang tính kiểu cách-người lái xe sẽ không còn gặp chuyện chân cẳng bị lấm bùn hay quần áo bị hư hỏng do dầu mỡ -và Piaggio dứt khoát yêu cầu nhà thiết kế D’Ascanio chú ý đến tính tiện lợi cho lái xe nữ. Những chiếc Vespa thế hệ đầu sử dụng hệ thống “que” để điều khiển hộp số. Do đó sau này chúng được gọi là mẫu “Rod”-Que )
chú thích hình trang 12. H1: Chiếc Vespa đã khiến cuộc sống bao phụ nữ trở nên tươi sang-Tính ứng dụng cao của nó tạo nên sự tự do đi lại và hoà nhập xã hội. H2: Chiếc Vespa được hệ thống bưu chính của nhiều quốc gia sử dụng ngoại trừ ở Anh quốc, nơi mà chiếc BSA Bantam đóng vai trò này)
Thiết kế tinh tế của D’Ascanio đã tận dụng triệt để mọi kĩ năng có sẵn từ nguồn lực công ty Piaggio. Cỗ máy vespa có khung dập bằng thép nguyên tấm. Bộ khung nhẹ nhàng nhưng rất vững chắc này chống đỡ và gắn kết tất cả mọi chi tiết khác lại với nhau một cách hoàn hảo, đồng thời cung cấp sự bảo vệ tối đa về mặt vệ sinh cho quần áo và chân của người lái. Bánh trước được kết nối với tay lái bằng một bộ phận càng đơn. Cái “phuộc” hoàn hảo này đã khiến việc bẻ lái trở nên dễ dàng và thuận lợi. Động cơ hai kỳ 98 cc chạy bằng nhiên liệu pha tỉ lệ 5% được làm mát bằng không khí. Động cơ được thiết kế nằm bên phía tay phải và nối kết trực tiếp với bánh sau. D’Ascanio cho rằng hệ thống xích, líp chỉ là một sự phức tạp không cần thiết; toàn bộ cơ cấu truyền động phải được đơn giản đến tối đa. Chiếc xe có 03 số, nối kết với tay chuyển số nằm ở phía trái tay lái bằng hệ thống que số--D’Ascanio không thích chút nào cơ cấu cần số chân ở hầu hết các loại xe gắn máy khác.
Chiếc scooter nặng 175 bảng Anh và đạt tốc độ tối đa 45 dặm/giờ. Trên thực tế, tốc độ trung bình là khoảng 30 dặm/giờ trong điều kiện đường xá bình thường. Chiếc xe là một ứng dụng rất hợp túi tiền-hơn một trăm dặm chỉ tốn hết 1 gallon xăng. Chi phí sản xuất không quá đắt đỏ khiến cho giá thành xe vừa với tầm tay của một người dân thuộc “tầng lớp bình dân” (nguyên văn “strada”-một từ có lẽ gốc Ý và không mấy phổ biến.)
(chú thích hình trang 13-12: Dù ở quán rượu thành phố hay ruộng nho miền quê-chiếc Vespa đều thích hợp)