Dat-Nguyen
Thành viên O-H
xin chào các bác. hứng thú nổi lên để cho em làm bài này.
mong các bác đọc và cho ý kiến nhiệt tình.
em xin cảm ơn.
dưới đây là link tiếng anh bài này:
https://www.2carpros.com/articles/how-a-idle-air-control-valve-works
Van Điều Khiển Cầm Chừng Hoạt Động Như Thế Nào.
Đối với những nhà sản xuất khác nhau thì sẽ có những kiểu van điều khiển khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động thì giống nhau. Cách hoạt động của van điều khiển có thể được giải thích theo từng bước nhứ sau:
Bước 1: Van điều khiển cầm chừng thường gắn ở dưới cánh bướm ga (trong hầu hết các loại xe). Nó được thiết kế để điều khiển lượng không khí nạp theo chế độ cầm chừng của xe. PCM nhận thông tin từ các cảm biến (tốc độ ĐC, …) điều khiển lượng không khí nạp vào thông qua việc đóng, mở van nhằm điều chỉnh tốc độ cầm chừng của động cơ. Ở các chế độ hoạt động khác của động cơ van điều khiển cầm chừng không hoạt động .
Hình: Van điều khiển tốc độ cầm chừng.
Bước 2: Khi không khí nạp đi qua van cầm chừng, lưu lượng khí sẽ được điều chỉnh thông qua việc đóng mở các cổng (cánh gạt) bên trong van. Một số van có bộ phận gia nhiệt không khí bằng dung dịch làm mát (khoảng 85 độ C) nhằm cải thiện lượng không khí nạp vào. Các cổng này được làm kín bởi đệm cao su nhằm hạn chế rò rỉ không khí.
Hình: các cổng khí nạp và đường nước làm mát của van cầm chừng.
Bước 3:Khi van điều khiển cầm chừng hoạt động không khí đi vào van thông qua đường khí nạp nằm ở phía trước cánh bướm ga. Sau đó đi vào họng nạp bằng đường bên cạnh (lúc này bướm ga đóng hoàn toàn)
Hình: đường không khí nạp từ cánh bướm ga.
Bước 4: Bởi vì thường có một lượng lớn không khí đi qua van nên chúng hay bị đóng muội than điều này làm cản trở hoạt động của van. Do đo chúng ta cần làm sạch van này định kỳ.
Hình: muội than bám trên thành van điều khiển.
Thông tin hữu ích:
Khi van điều khiển cầm chừng hỏng nó có thể làm cho chế độ cầm chừng bị thất thường, thậm chí là không thể cầm chừng. Đôi khi do mô tơ điều khiển cầm chừng yếu gây ra các lỗi trên động cơ nhưng đèn báo lỗi không sáng. Do đó cần kiểm tra kỹ van nếu có sự cố như trên.
mong các bác đọc và cho ý kiến nhiệt tình.
em xin cảm ơn.
dưới đây là link tiếng anh bài này:
https://www.2carpros.com/articles/how-a-idle-air-control-valve-works
Van Điều Khiển Cầm Chừng Hoạt Động Như Thế Nào.
Đối với những nhà sản xuất khác nhau thì sẽ có những kiểu van điều khiển khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động thì giống nhau. Cách hoạt động của van điều khiển có thể được giải thích theo từng bước nhứ sau:
Bước 1: Van điều khiển cầm chừng thường gắn ở dưới cánh bướm ga (trong hầu hết các loại xe). Nó được thiết kế để điều khiển lượng không khí nạp theo chế độ cầm chừng của xe. PCM nhận thông tin từ các cảm biến (tốc độ ĐC, …) điều khiển lượng không khí nạp vào thông qua việc đóng, mở van nhằm điều chỉnh tốc độ cầm chừng của động cơ. Ở các chế độ hoạt động khác của động cơ van điều khiển cầm chừng không hoạt động .
Hình: Van điều khiển tốc độ cầm chừng.
Bước 2: Khi không khí nạp đi qua van cầm chừng, lưu lượng khí sẽ được điều chỉnh thông qua việc đóng mở các cổng (cánh gạt) bên trong van. Một số van có bộ phận gia nhiệt không khí bằng dung dịch làm mát (khoảng 85 độ C) nhằm cải thiện lượng không khí nạp vào. Các cổng này được làm kín bởi đệm cao su nhằm hạn chế rò rỉ không khí.
Hình: các cổng khí nạp và đường nước làm mát của van cầm chừng.
Bước 3:Khi van điều khiển cầm chừng hoạt động không khí đi vào van thông qua đường khí nạp nằm ở phía trước cánh bướm ga. Sau đó đi vào họng nạp bằng đường bên cạnh (lúc này bướm ga đóng hoàn toàn)
Hình: đường không khí nạp từ cánh bướm ga.
Bước 4: Bởi vì thường có một lượng lớn không khí đi qua van nên chúng hay bị đóng muội than điều này làm cản trở hoạt động của van. Do đo chúng ta cần làm sạch van này định kỳ.
Hình: muội than bám trên thành van điều khiển.
Thông tin hữu ích:
Khi van điều khiển cầm chừng hỏng nó có thể làm cho chế độ cầm chừng bị thất thường, thậm chí là không thể cầm chừng. Đôi khi do mô tơ điều khiển cầm chừng yếu gây ra các lỗi trên động cơ nhưng đèn báo lỗi không sáng. Do đó cần kiểm tra kỹ van nếu có sự cố như trên.