CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU
TRÊN ÔTÔ
1.1- Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
1.1.1. Nhiệm vụ.
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chiếu sáng phần đường khi xe chuển động trong đêm tối.
- Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường.
- Báo kích thước, khuôn khổ của xe và biển số xe.
- Báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi phanh và khi dừng.
- Chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lí...)
Sơ đồ tổng thể hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ôtô được trình bày như hình 1.1
Hình 1.1. Sơ đồ tổng thể hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ôtô
1- Đèn pha; 2, 9- Đèn báo kích thước; 3- Ắc quy; 4- Ampe kế; 5- Công tắc; 6- Đèn chiếu sáng bảng đồng hồ; 7- Công tắc chính của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu;
8- Đèn chiếu xa (pha); 10- Công tắc chuyện chế độ chiếu sáng xa - gần (pha - cốt).
1.1.2. Yêu cầu.
- Đèn pha có khả năng chiếu xa ít nhất là 100 m, cường độ chiếu sáng cao.
- Có tuổi thọ và độ tin cậy cao,tiết kiệm điện.
1.1.3. Phân loại. Các đèn chiếu sáng được chia làm 2 loại.
- Đèn chiếu sáng bên ngoài xe gồm: đèn pha cố, đèn hậu, đèn phanh, đèn xinh nhan, đèn bao nguy hiểm, đèn lùi, đèn kích thước, đèn báo biển số, đèn xương mù.
- Các đèn chiếu sáng bên trong xe: đèn chiếu bảng đồng hồ táp nô, đèn trần, đèn soi ổ khoá.
1.2- Hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu.
1.2.1. Đèn pha.
Đèn pha có nhiệm vụ chiếu sáng mặt đường khi xe chuyển động trong đêm tối đảm bảo cho người lái xe có thể nhìn rõ mặt đường trong một khoảng cách đủ lớn khi xe đang chuyển động với tốc độ cao và kể cả khi gặp xe khác đi ngược chiều. Mặt khác đèn pha còn phải đảm bảo yêu cầu tia sáng của đèn không làm loá mắt người lái xe và các phương tiện giao thông khác đi ngược chiều. Để thoả mãn các yêu cầu trên đèn pha có hai chế độ chiếu sáng:
- Chiếu sáng xa (pha): khi xe chuyển động với tốc độ cao, trên đường không có xe đi ngược chiều khoảng cách phía trước xe cần được chiếu sáng ở chế độ này là (180 - 250m) và công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn từ (45 - 70w).
Hình 1.2 Cấu tạo của đèn pha
- Chiếu sáng gần (cốt): khi xe gặp xe đi ngược chiều, khoảng cách cần được chiếu sáng ở chế độ này là (50 - 75m) và công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn từ (35 - 40w). Cấu tạo của đèn pha được trình bày như hình 1.2
1- Vành ngoài; 2- Kính khuyếch tán; 3- Bóng đèn; 4- Choá đèn phản chiếu; 5- Vòng đệm kín; 6- Vòng đệm mặt ngoài; 7,14- Vít điều chỉnh; 8- Vỏ đèn; 9- Vòng định vị; 10- Dây dẫn nối với mát (vỏ máy); 11- Ổ cắm; 12- Đui đèn; 13- Lò xo; 15- Vành của đui đèn; 16- Lá tiếp điện; 17- Cực của đèn; 18- Rãnh cài; 19- Tai cài; 20- Đế đèn.
Tính chất chiếu sáng của đèn pha phụ thuộc vào kết cấu của bộ phận quang học (kết cấu của kính khuyết tán, choá phản chiếu và kết cấu của đèn pha). Các bộ phận chính của đèn pha bao gồm: bóng đèn sợi đốt, bộ phận phản xạ ánh sáng (choá phản chiếu) và bộ phận khuyết tán ánh sáng (kính khuyếch tan).
Bóng đèn pha có hai dây điện trở (dây tóc) có công suất khác nhau, dây tóc dùng để chiếu sáng xa có cường độ chiếu sáng khoảng (25000 - 70000) cd (cadela) và có độ rọi tới 200 lux. Dây tốc của chế độ chiếu sáng xa được bố trí ở tiêu điểm của bộ phận phản chiếu ánh sáng, khi đó chùm tia sáng sau khi phản xạ sẽ song song với trục quang học của bóng đèn. Dây tóc dùng ở chế độ chiếu sáng gần có cường độ chiếu sáng trong khoảng (21000 - 40000) cd và được bố trí trên tiêu điểm của bộ phận phản chiếu ánh sáng nên chùm tia sáng của nó sau khi phản xạ sẽ tạo thành một góc với trục quang học của đèn và có hướng xuống phía dưới nên chỉ chiếu sáng được phần gần.
Bộ phận phản xạ ánh sáng (còn gọi là choá phản chiếu) được chế tạo như một chiếu bát hình balabôn làm bằng các vất liậu có hệ số phản xạ cao (0,6 - 0,9) mặt trong được mạ phủ một lớp nhôm mỏng và đánh bóng.
Bộ phận khuyết tán có tác dụng phân bố lại chùm chia sáng sau khi phản xạ cho phù hợp với yêu cầu chiếu sáng. Bộ phận này bao gồm các thấu kính và lăng kích làm bằng thuỷ tinh silicát hoặc thuỷ tinh hưu cơ. Hệ số xuyên thống của bộ phận khuyếch tán bằng khoảng (0,74 - 0,83) còn hệ số phản xạ của mặt trong của nó vào khoảng (0,14 - 0,09). Chùm tia sáng từ bộ phận phản xạ tới sau khi qua bộ phận này sẽ được khuyếch tán ra góc lớn hơn. Qua các thấu kích và các lăng kich cua bộ phân này chùm tia sáng được phân bố với góc nghiêng (18 - 20)0 nhờ vậy người lái xe nhìn rõ mặt đường hơn.
Ở chế độ chiếu sáng gần đèn pha có hai loại: loại đưng xứng và loại không đối xứng. Loại đối xứng khi chiếu sáng gần có chùm tia sáng phân phối đều hai bên trục quang học. Loại không đố sxứng có vệt sáng nằm bên phải đường được chiếu sáng rộng và xa hơn bên trái nhờ vậy giúp người lái xa thấy rõ phần đường bên phải của mình hơn và giảm được loá mắt cho người lái xa đi ngược chiều. Theo đặc điểm phân bố chùm ánh sáng của đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần người ta phân chia ra hai hệ thống đèn pha: hệ thống đèn pha châu Âu và hệ thống đèn pha châu Mĩ.
Hình 1.3 Cấu tạo đèn pha hệ đèn châu Âu
a) Chế độ chiếu sáng gần; b) Chế độ chiếu sáng xa.
1- Dây tóc chiếu sáng xa; 2- Dây tóc chiếu sáng gần; 3- Tấm chắn.
* Hệ thống đén pha châu Âu. được trình bày như hình 1.3
Khi làm việc ở chế độ chiếu sáng gần chùm tia sáng có đặc tính không đối xứng rõ rệt, giới hạn sáng tối của phần bên phải chùm tia sáng được nâng lên thêm khoảng 150. Để cố được sự phân bố chùm tia sáng như vậy người ta bố chí thêm tâm chắn 3 nằm bên dưới dây tóc chiếu sáng gần. Nhờ sự phân bố không đối xứng của chùm tia sáng ở chế độ chiếu sáng gần tầm nhìn của người lái xe có thể đạt tới 75m.
• Hệ thống đèn pha châu Mĩ.
Được trình bày như hình 1.4
Hình 1.4 Cấu tạo đèn pha hệ đèn châu Mĩ
a) Chế độ chiếu sáng gần; b) Chế độ chiếu sáng xa.
1- Dây tóc chiếu sáng xa; 2- Dây tóc chiếu sáng gần.
Ở chế độ chiếu sáng gần, chùm tia sáng vẫn được phân bố đối xứng do đó khả năng quan sát phần đường bên phẩi của người lái xe kem hơn (khoảng 50m) và do không có tâm chắn nên làm loá mắt người lái xe đi ngược chiều. Dây tóc bóng đèn pha bằng sợ von-phram, cuốn xoắn trong bóng đèn được nạp khí trơ (hỗn hợp gồm 96% agon, 4% nitơ hoặc hỗn hợp cripton và xênon) để hạn chế volfram bốc hơi (30000k) bám vào làm đen bề mặt thuy tinh của bóng.
Hiện nay trên ôtô thường dung bóng halôgen bên trong bóng là khí trơ có them halôgen và hợp chất halôgen và brôm. Bóng đèn halôgen làm bằng thuy tinh thạch anh chịu được nhiệt độ 9000 C có khoảng cách chiếu sáng tới 400m, ở chế độ công suất chiếu sáng 35 ÷ 40W quang thông sáng tới 400m. Trên các xe du lịch còn sủ dụng hệ thống điều khiển đèn pha tự động trên đó có các cảm biến về cường độ ánh sáng xung quanh xe, các mạch điện tử và rơle để điều khiển hoạt động của hệ thống một cách tự động. Tín hiệu từ cảm biến gửi về ECU các tín hiệu ra của ECU sẽ điều khiển tự động (bật /tắt) đèn pha và thay đổi chế độ chiếu sáng khi cần.
*Mạch điện đèn pha cốt. được trình bày như hình 1.5
Hình 1.5 Mạch điện đèn pha cốt
G2 -Ắc quy; F20, F21, F22, F23 - Cầu chì; H12 - Đèn báo pha; E13, E16 - Đèn pha cốt trái phải; S2 - Ổ khoá điện; S18 - Công tắc đèn chính; S19 - Công tắc chuyển đổi pha cốt.
1.2.2. Đèn pha con.
Cấu tạo đèn pha con được trình bày như hình 1.5
Hình 1.5 Cấu tạo đèn pha con
1. Bộ phân khuyếch tán; 2. Vòng giữ kính khuyếch tán; 3. Vòng đệm kín; 4. Vỏ đèn; 5. Bóng đèn hai dây tóc; 6. Đui đèn; 7. Nắp đậy.
Dây tóc công suất bé (cường độ chiếu sáng 6000 cd) dùng để chỉ báo kích thước của xe còn dây tóc công suất lớn (cường độ sáng 21000 cd) dùng để chỉ báo khi xe rẽ. Dây dẫn bắt vào đèn được che kín bằng lắp đậy 7. Đèn còn đuợc lắp ở hai mép ngoài phái đầu xe (bên cạnh các đèn pha). Đèn pha con dùng để chỉ báo kích thước của xe và nó con dùng để chỉ báo khi xe rẽ. Trong trường hợp xe chuyển động trên chiếu sáng tốt và khi xe đỗ ở nơi chiếu sáng không tốt, nó được bật sáng thay cho đèn pha.
1.2.3. Các đèn kích thước.
Các đèn chỉ báo kích thước được nắp phía trước phí sau và trên nắp cabin của xe để chỉ báo chiều rộng và chiều cao của xe. Các đèn chỉ báo kích thước dùng kích khuyếch tán màu đỏ và cũng được dùng chỉ báo khi xe quay xe. Đèn có cường độ sáng khoảng 21000 cd, đèn sẽ bật sáng khi xe cài số lùi và dùng để chiếu sáng mặt đường khi xe chạy lùi.
1.2.4. Đèn hậu.
cấu tạo đèn hậu được trình bày như hình 1.6
Hình 1.6 Cấu tạo của đèn hậu
Đèn hậu dùng để chiếu sáng biển số xe và chỉ báo khi phanh xe. Cấu tạo của đèn hậu gồm: vỏ đèn 4 với vách ngăn 10, kích khuyếch tán màu đỏ 11 và mằu trắng 13 với các vòng đệm kín 9 và 12, hai đui đèn 6 với hai bóng đèn 8 và 14. Bóng đèn 14 có công suất bé cường độ sáng khoảng 3000 cd dùng để chiếu sáng biển số xe, còn bóng đèn 8 có công suất lớn cường độ sáng khoảng 21000 cd dùng để chỉ báo khi phanh xe.
Sơ đồ hệ thống của đèn hậu (đèn phanh) được trình bày như hình 1.7
Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống của đèn hậu
1.2.5. Đèn trần xe.
Cấu tạo đèn hậu được trình bày như hình 1.7
Hình 1.7 Cấu tạo đèn trần xe
Chiếu sáng cabin và khoang hành khách của xe du lịch hoặc xe buýt dùng loại đèn trần (đèn mui xe).Cấu tạo của đèn trần gồm: vỏ đèn 4, kích khuyếch tán 1 được gá vào giá đèn bằng vành định vị 2 và vít bắt 17.Đui đèn dùng để lắp bóng đèn 16 có cường độ đèn sáng bằng 3000 cd, dây nối cấp nguồn cho đèn bắt vào vít 15.
1.2.6. Đèn xi nhan và đèn cảnh báo.
Trước khi muôn rẽ cần phải đóng mạch điện cho các đèn pha con ở phía trước xe và các đèn chỉ báo kích thước ở phía sau xe ở bên cần rẽ, các đèn được bật sáng nhấp nháy cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông biết xe đang rẽ. Hiệu ứng nháy của các đèn được điều khiển bằng rơ le chuyên dùng, theo một tần số nhất định (từ 60 đến 120 lần/phút) khi công tắc xi nhan được gạt sáng trái hay phải.
*Công tắc đèn xi nhan. được trình bày như hình 1.9
Hình 1.9 Công tắc đèn xi nhan
Công tắc đèn xi nhan được kết hợp với công tắc đèn pha cốt, khi gạt sang trái hoặc sang phải sẽ làm xi nhan trái hoặc phải nháy.
* Bộ tạo nháy.
Bộ tạo nháy làm các đèn xi nhan nháy theo một tần số định trước, bộ tao nháy được dùng cho cả hệ thống đèn xi nhan và đèn báo khẩn cấp. Trên ôtô ngày xưa các bộ tạo nháy thường dùng là kiểu dòng điện (rơle và tụ điện) còn trên các xe đời mới có hai kiểu được sủ dụng là kiểu bán dẫn và kiểu IC, kiểu Ic được dùng phổ biến hơn.
+ Bộ tạo nháy kiểu rơle và tụ điện. được trình bày như hình 1.10
Hình 1.10 Mạch điên đèn xi nhan
Nguyên lý: Dòng điện qua L1và L2 ngược nhau, nên từ trường sinh ra trên hai cuộn khử lẫn nhau và giữ cho tiếp điểm đóng đến khi tụ nạp đầy vì vậy đèn vẫn sáng. khi tụ được nạp đầy dòng điện ngưng chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong L1 lai làm tiếp điểm tiếp tục mở, đèn tắt. Chu trình trên lặp lại liên tục làm cac den báo rẽ nháy ở một tần số nhất định.
+ Bộ tao nháy kiểu bán tranzitor. được trình bày như hình 1.11
Hình 1.11 Bộ tạo nháy kiểu bán tranzitor
Một rơle nhỏ để làm các đèn xi nhan nháy và một mạch trazitor để đóng ngắt rơle theo tần số định trước được kết hợp thành bị tạo nháy kiểu bán trazitor.
+ Bộ tạo nháy kiểu IC.
Bộ tạo nháy kiểu IC thay mạch trazitor bằng một IC (mạch tổng hợp) đơn để giảm kích thướng và khối lượng, hoạt dộng của bộ tạo nháy này về cơ bản giống như bộ tạo nháy trazitor.
Mạch IC của đèn led
1.3. Các khí cụ điện điều khiển dùng trong hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu.
1.3.1 khoá chuyển mạnh chính. được trình bày như hình 1.12
Hình 1.12 Khoá chuyển mạch chính
1. Cần đẩy; 2. Điện trở; 3. Cầu trì bảo vệ ngắn mạch; 4. Đế ; 5. Vỏ; 6. Núm điều chỉnh cường độ sáng; 7,11. Tiếp điểm; 8. Thanh trượt có guốc bằng chất dẻo ; 9. Bi định vị; 10. Thanh trượt; 12. Đầu nối dây; 13. Núm đẩy.
Khoá chuyển mạch chính dùng để điều khiển các đèn pha, đèn hậu... Trong bộ khoá chuyển mạch chính có lắp cầu trì bảo vệ ngắn mạch 3, núm và cần đẩy của khoá chuyển mạch chính có ba vị trí. Khi đẩy núm đi hết hành trình (vị trí 0 trên hình 1.9c) tất cả các đèn bị ngắt mạch điện, khi kéo núm ra ở vị trí I, đóng mạch điện cho các đèn: đèn pha con, đèn hậu và đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần (đèn cốt). Khi kéo núm đi ra hết hành trình (vị trí II trên hình 1.9), sẽ đóng mạch cho đèn pha ở chế dộ chiếu xa (đèn pha), đèn hậu và các đèn chỉ báo kích thước của xe. Các đèn chiếu sáng còn lại được điều khiển bằng các công tắc riêng rẽ. Thay đổi độ sáng của các đèn chiếu sáng thực hiện bằng cách xoay núm 6 và cần đẩy 13 sẽ thay đổi chị số điện trở 2 mắc nối tiếp với các bóng đèn. Khoá chuyển mạch chính bố trí bên cạnh bảng đồng hồ, tuổi thọ làm việc của khoá chuyển mạch chính phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của các tiếp điểm, lực ép của lò xo có phù hợp không và các tiếp điểm đóng có linh hoạt không khi thao tác. Theo kinh nghiệm khi cho một ít dầu (dần diesen, dầu phanh...) vào khoá chuyển mạch chính sẽ làm tăng tuổi thọ sử dụng của nó.
1.3.2. Công tắc đạp chân
Công tắc đạp chân đươc trình bày như hình 1.13
Hình 1.13 Công tắc đạp chân
Cấu tạo của công tắc đạp chân gồm: vỏ 11, nắp đậy bặng nhựa 2 với các tiếp điểm cố định 1,4,5 và các cọc đấu dây 3, cần đẩy 12 với núm điều chỉnh 14, và lò xo hồi vị 13, bánh xe hoa khé 9 với tiếp điểm động 6 được lắp trên trục 10, bắnh xe hoa khế 6 gắn trên đĩa bằng gỗ phíp, các răng của bắnh xe hoa khế được ép chặt vào các rãng của bắnh xe hoa khế 9 bằng lò xo 8. Khi đạp chân lên núm điều chỉnh 14, cần đẩy 12 có vấu nhô a se sao xoay bắnh xe hoa khế 9 đi một góc 600. Khi đó tiếp điểm động sẽ lần lượt nối các tiếp điểm 1 và 5 (hình 1.11c) hoặc các tiếp điểm 4 và 5 (hình 1.11b) tướng ứng cho việc đóng mạch cho đèn pha ở chế độ chiếu gần hoặc chế độ chiếu xa. Khi đóng mạch cho đèn pha ở chế độ chiếu sáng xa đèn chỉ báo trên bảng đồng hồ cũng bật sáng, để thuận tiện cho người lái xa khi điều khiển, công tắc đạp chân được bố chí bên cạnh bàn đạp li hợp.
1.3.3. Công tắc đèn phanh.
Công tắc đèn phanh được trình bày như hình 1.14
Công tắc đèn phanh dùng để điều khiển đèn hậu đển báo cho các phương tiện giao thông ở phía sau biết xe đằng trước đang phanh. Đèn phanh có công suất đủ lớn (21000 cd) với kính khuyếch tán màu đỏ để ban ngày có thể nhìn thấy rõ. Tuỳ thuộc vào hệ thống truyền động của cơ cấu phanh trên ôtô (cơ cấu phanh cơ khí, cơ cấu phanh thuỷ lực, cơ cấu phanh khí nén...) kết cấu của công tắc đèn phanh được chọn cho phù hợp. Công tắc đèn phanh được nối vào đường ống dẫn dầu đến xy lanh chính của hệ thống phanh thuỷ lực. Khi đạp phanh dưới áp lực dầu phanh mằng ngăn 5 thắng lực ép của lò xo 3 đẩy tiếp điểm động 4 nối kín hai tiếp điểm cố định 1 để đóng nguồn cấp cho đèn phanh. Khi dùng phanh áp lực của dầu phanh đặt lên mằng 5 bằng 0 tiếp điểm động 4 lùi về vị trí ban đầu làm cho cặp tiếp điểm cố định 1 mở ra cắt mạch nguồn cấp cho đèn phanh.
Hình 1.14 Công tắc đèn phanh
1. Tiếp điển cố định; 3. lò xo; 4 Tiếp điểm động; 5 Màng ngăn; 6. Vỏ.
1.3.4. Công tắc điều khiển đèn xi nhan.
Sơ đồ nguyên lý mạch điện báo rẽ dùng rơ le điện từ được trình bày như hình 1.15.
Hình 1.15 Mạch điện điều khiển đèn báo rẽ kiểu cơ khí
1. Vít điều chỉnh; 2. Bi thuỷ lực; 3. Dây căng; 4,10. Cần tiếp điểm; 5,6. Cặp tiếp điểm thường mở; 8. Lò xo lá; 9. Lõi thép; 11. Cuộn dây lắp trên giá đỡ; 12,16,17. Đèn báo; 13. Khoá khởi động; 14. Cực âm ắp quy; 15. Công tắc chuyển mạch; 18. Điện trở phụ.
Nguyên lý: trong trường hợp công tắc khởi động 13 đóng ccông tắc chuyển mạch 15 gạt sang bên trái (rẽ trái), đèn 17 ở phía bên trái sẽ có dòng điện chạy quatheo mạch: từ cực âm (-) của ắc quy14 → mát (vỏ máy) → đèn báo 17 → các tiếp điểm I và IV của công tắc chuyển mạch 15 → cọc bắt dây cho đèn rẽ trái ĐT → cuôn dây cùng với lõi thép 9 → điện trở phụ 18 → dây căng 3 → cần tiếp điểm 4 → giá đỡ 11 → cọc nối dây A (nối với ắc quy) → công tắc khởi động 13 → cực dương ắac quy. Lúc này bóng đèn 17 sáng lờ mờ vì trong mạch có mắng thêm điện trở phụ 18, dòng điện đi qua trong mạch sẽ làm nóng dây căng 3 làm giảm lực căng của nó lõi thép 9 sẽ kéo cần tiếp điểm 4 sang bên phải cặp tiếp điểm 5 đóng lại ngắn mạch điện trở phụ 18 và đay căng 3. Kết quả điện trở trong mạch giảm xuống đèn rẽ 17 sáng bình thường còn lỗi thép 9 sẽ kéo cần tiếp điểm 10 làm cho cặp tiếp điểm 6 đóng lại đèn chỉ báo rẽ trên bẳng đồng bật sáng. Khi dây căng 3 nguội đi sức căng của nó đủ kéo cần 4 sang bên trái cặp tiếp điểm 5 lại mở ra điện trở phụ 18 lại được nối vào mạch, vì vậy dòng trong cuộn dây của lõi thép 9 sẽ giảm xuống. Lò xo 8 sẽ làm cho cặp tiếp điểm 6 mở ra, đèn chỉ báo 12 trên bảng đồng hồ bị ngặt mạch, quá trình xảy ra như vậy theo chu kỳ làm cho đèn 17 (xi nhan trái) hoặc đèn 12 (xi nhan phải) sẽ sáng nhấp nháy. Vít 1 dùng đẻn hiệu chỉnh tần số nhấp nháy của đèn báo rẽ được hiệu chỉnh trong khoảng (60 ÷ 120) lần tên một phút.
1.4. Còi điện.
1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
* Cấu tao của còi điện. được trình bay như hình 1.16
Hình 1.16 Cấu tạo của còi điện
Còi điện là một khí cụ điện phát ra tín hiệu âm thanh để báo cho người đi đường người chỉ dẫn giao thông và các phương tien giang thông khác trước khi xe đến, còi điện trên ôtô thường dùng kiểu rung.
Cấu tạo gồm: vỏ còi 4, khung từ 5 với cuộn dây 9, đĩa thép 3 với mang dung 2, trụ điều chỉnh 11, phần ứng 8, trụ đứng gá tiếp điểm 16 với tiếp điểm động 12 và tiếp điểm cố định 13, điện trở hoặc tụ điện dập tia lửa điện 15, trụ đứng 6 với lò xo thép 7, loa còi 1 và lắp đậy còi 17. Màng thép 3 được cố định và ép chặt vào vỏ còi 4 và loa còi 1, màng rung 2 và trụ điều chỉnh 11 được gá lắp trên mằng thép đó. Cuộn dây 9 được cuốn trên lõi của khung thép 5 một đầu dây cảu cuộn dây được nối với cực dương của ắc quy đầu còn lại được nối với mát qua cặp tiếp điểm 12, 13 và tiếp điểm của núm còi 19. Song song với cặp tiếp điểm 12, 13 có mắc tụ điện dập tia lửa điện 15, cặp tiếp điểm thường kín 12, 13 và tiếp điểm của núm còi 19 được đấu nối tiếp với cuộn dây của còi 9.
* Nguyên lý hoạt động.
Khi ấn núm còi 19 tức là nối một đầu dây của còi với mát sẽ có dùng điện chạy qua cuộn dây của còi từ cực dương (+) của ắc quy 18 → cặp tiếp điểm thường kín 12, 13 → cuộn dây 9 → tiếp điểm của núm còi 19 → mát (vỏ máy) → cực âm (-) ắc quy 18 (chiều dòng điện trong mạch như chiều của mũi tên trên hình 1.14). lúc này khung thép 5 bị dòng diện chạy trong cuộn dây 9 từ hoá sẽ hút phần ứng 8 xuống và kéo theo trụ điều chỉnh 11 đi xuống làm cho màng thép 3 võng xuống và cặp tiếp điểm 12 - 13 hở ra. Khi cặp tiếp điểm đó mở ra, dong điện trong cuộn dây 9 bằng không , khung thép 5 không bị từ hoá nữa , màng thép 3 bật trở lại về vị trí ban đầu , cặp tiếp điểm 12 -13 đóng lại , trong cuộn dây kín của còi lại co dong điện chạy qua.... Cứ như vậy màng thép 3 sẽ rung liên tục khi núm còi 19 bị ấn với tần số 200-400 lần trong một giây , làm cho không khí trong không gian của còảmung theo và phát ra tiếng kêu.
Sơ đồ điều khiển còi điện được trình bày như hình 1.15
Hình 1.17 Sơ đồ điều khiển còi điện
Trên một số xe ôtô lắp đến 2 đến 3 còi dòng điện chay trong mạch khá lớn (15 - 25 A) cho nên khi đóng , cắt mạch cho còi tiếp điểm 19 của núm còi chóng bị cháy và làm rỗ bề mặt của nó. Để khắc phục điều đó ta dùng thêm một rơ le còi. Khi đóng tiếp điểm 24 của núm còi (hình 1.15) cuộn dây 22 của rơ le còi có điện dòng điện trong quận dậy đó làm từ hoá lõi thép 21 nó sẽ hút phần ứng 23 cảu nó làm cho cặp tiếp điểm 20 của rơ le đóng lại và các cuộn dây của còi được cấp điện. Khi nhả nút bấn 24 cặp tiếp điểm 20 của rơ le mở ra còi bị ngắt điện.
1.5. Chuông nhạc.
Khi ôtô chạy lùi các đèn báo lùi được bật tự động và kết hợp với chuông nhạc.
Sơ đồ mạch điện hệ thống tín hiệu và nhac chuông được trình bày như hình
Hình 1.18 Sơ đồ hệ thống tín hiệu và chuông nhạc
Hình 1.19 Sơ đồ mạch chuông nhạc
Khi gài số lùi công tắc lùi đóng lại ,có dòng nạp cho tụ theo 2 nhánh: Từ ắc quy→ R1→ C1→ cực BE của trazitor T2→ R4→ diode D→ mass, dòng điện phân cực thuận cho T2 dẫn, T1 khoá. Khi C1 được nạp đầy làm T2 khoá ,T1 dẫn cho dòng : ắc quy→ chuông→ T1→ mass, làm chuông kêu , khi T1 dẫn thì C1 phóng nhanh qua T1→ R4→ âm tụ. làm T1 mở nhanh, T2 khoá nhanh , khi tụ T1 phóng xong thì nó lại được nạp , T2 dẫn , T1 khoá…