Sơn nano, sản phẩm sơn ứng dụng công nghệ nano, sử dụng trên kính, trên sơn xe máy, xe ô tô, làm mới sơn, giảm trầy xước.
Nano là một đơn vị đo siêu nhỏ, như một nano giây là một khoảng thời gian bằng một phần tỉ của một giây. Còn nano mà người ta thường nói hiện nay là nano mét, tức một phần tỉ của một mét. Nói vật liệu nano hay thiết bị nano là nói đến kích thước cỡ nano, kích thước của vật liệu nano thường từ vài nanomet đến vài trăm nanomet. Công nghệ nano là tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị, hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (một phần tỉ mét). Một phân tử nước có đường kính khoảng 0,3nm, tế bào bình thường của con người cỡ khoảng 20.000 nm và độ dày một sợi tóc là 80.000 nm (0,08mm), tức một nano chỉ bằng 1/80.000 độ dày của sợi tóc con người.
Nano hiện được áp dụng trong rất nhiều ngành như CNTT, vật liệu mới, robotic, mỹ phẩm, thuốc, năng lượng và lưu trữ dữ liệu.
Phong trào phủ nano lên xe máy, xe hơi hiện rất rầm rộ, trên các diễn đàn, các trang rao vặt đều quảng cáo dịch vụ phủ nano theo công nghệ Đức, Nhật, Mỹ…
“Về lý thuyết, sơn nano có thể chống tia cực tím, nhưng hiện nay nhiều loại sơn xe cũng đã có chống tia này và phủ nano sẽ không chống trầy xước được nhiều, thậm chí những va quẹt với cỏ, ví dụ khi xe đi sát bờ rào bị cọ quẹt với cành cây, cỏ cũng sẽ bị trầy”
Tuy nhiên, nếu làm đúng phương pháp, làm các dòng nano tốt như nano Itek, Kingnano,…thì khả năng giảm xước tăng lên rất cao.
Tất cả điện thoại, máy tính bảng, laptop… đều có thể phủ màn hình bằng dòng nano dành cho kính Itek. Riêng một số thiết bị như điện thoại iPhone còn có thể phủ viền bên hông và lưng máy. Thao tác phủ khá đơn giản, kỹ thuật viên chỉ việc lau sạch thiết bị rồi nhỏ lên vài giọt dung dịch nano và dùng khăn (hoặc tay) lau để trải đều lên phần diện tích cần phủ.
Sau đó để khô chừng vài phút và lau sạch lại là khách hàng đã có một sản phẩm được phủ nano hoàn chỉnh. Nhận xét về sản phẩm sau khi phủ nano, anh Định (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “Màn hình điện thoại sau khi phủ nano nhìn đẹp hơn, độ bóng cao hơn, không bị dính vân tay và đặc biệt có thể dùng soi gương được”.
Theo ThS Dương Tuấn Tùng – giảng viên bộ môn công nghệ ôtô, khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, việc sơn phủ nano, điểm chính là làm cho lớp sơn của xe bóng và trong hơn, mặt khác sơn nano sẽ tạo hiệu ứng lá khoai khiến lớp bụi bẩn không thể bám chắc và chỉ cần tạt nước lên là sạch hơn những xe không phủ. Với xe hơi, nếu không phủ nano, khi đi trời mưa nước mưa sẽ làm mờ kính và phải dùng cần gạt nước để gạt sạch, nhưng với kính xe phủ sơn nano nước mưa sẽ chuồi đi nên kính rất trong.
Dù sơn nano không khó nhưng vẫn đòi hỏi người thợ phải có tay nghề. Nếu đã làm trong nghề sơn ôtô thì chỉ cần huấn luyện thêm hai ngày là có thể làm được. Với người sử dụng, tùy theo giá trị của chiếc xe mà quyết định có nên phủ thêm nano hay không.
Nói về sơn nano, PGS.TS Huỳnh Quyền – giám đốc Trung tâm Công nghệ lọc hóa dầu ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), phân tích thêm sơn nano thông thường có bốn thành phần chính: polymer hoặc nhựa để tạo màng mỏng phủ lên bề mặt cần bảo vệ.
Đây là thành phần chính của sơn, thông thường người ta hay dùng polyurethane hay nhựa epoxy. Thành phần thứ hai là dung môi như nước hoặc dung môi hữu cơ. Thành phần thứ ba là chất tạo màu (pigments) là một thành phần rắn tồn tại trong sơn để chống tia cực tím, tạo độ cứng, màu sắc của sơn… Và thành phần cuối cùng là phụ gia của sơn, thành phần này được bỏ vào sơn rất ít để thay đổi một số đặc tính của sơn như bảo vệ bề mặt trong môi trường chống ăn mòn…
Với sơn nano, trong thành phần thứ ba, người ta sẽ sử dụng các oxit kim loại chống lão hóa, chống tia cực tím… có kích thước nano như các oxit sắt, oxit titan, oxit kẽm, oxit crôm, carbon đen… vào để tạo bề mặt rất mịn, rất bóng có tác dụng giảm bám bụi, phản xạ hấp thu tia cực tím. Về mặt khoa học là hoàn toàn hợp lý và người ta đã nghiên cứu việc phủ sơn nano lên các lớp kính xây dựng các tòa nhà để tránh bám bụi, giảm việc lau rửa kính.
Nano là một đơn vị đo siêu nhỏ, như một nano giây là một khoảng thời gian bằng một phần tỉ của một giây. Còn nano mà người ta thường nói hiện nay là nano mét, tức một phần tỉ của một mét. Nói vật liệu nano hay thiết bị nano là nói đến kích thước cỡ nano, kích thước của vật liệu nano thường từ vài nanomet đến vài trăm nanomet. Công nghệ nano là tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị, hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (một phần tỉ mét). Một phân tử nước có đường kính khoảng 0,3nm, tế bào bình thường của con người cỡ khoảng 20.000 nm và độ dày một sợi tóc là 80.000 nm (0,08mm), tức một nano chỉ bằng 1/80.000 độ dày của sợi tóc con người.
Nano hiện được áp dụng trong rất nhiều ngành như CNTT, vật liệu mới, robotic, mỹ phẩm, thuốc, năng lượng và lưu trữ dữ liệu.
Phong trào phủ nano lên xe máy, xe hơi hiện rất rầm rộ, trên các diễn đàn, các trang rao vặt đều quảng cáo dịch vụ phủ nano theo công nghệ Đức, Nhật, Mỹ…
“Về lý thuyết, sơn nano có thể chống tia cực tím, nhưng hiện nay nhiều loại sơn xe cũng đã có chống tia này và phủ nano sẽ không chống trầy xước được nhiều, thậm chí những va quẹt với cỏ, ví dụ khi xe đi sát bờ rào bị cọ quẹt với cành cây, cỏ cũng sẽ bị trầy”
Tuy nhiên, nếu làm đúng phương pháp, làm các dòng nano tốt như nano Itek, Kingnano,…thì khả năng giảm xước tăng lên rất cao.
Tất cả điện thoại, máy tính bảng, laptop… đều có thể phủ màn hình bằng dòng nano dành cho kính Itek. Riêng một số thiết bị như điện thoại iPhone còn có thể phủ viền bên hông và lưng máy. Thao tác phủ khá đơn giản, kỹ thuật viên chỉ việc lau sạch thiết bị rồi nhỏ lên vài giọt dung dịch nano và dùng khăn (hoặc tay) lau để trải đều lên phần diện tích cần phủ.
Xem thêm:
Quy trình 6 công đoạn sơn sửa ôtô
Quy trình 6 công đoạn sơn sửa ôtô
Sau đó để khô chừng vài phút và lau sạch lại là khách hàng đã có một sản phẩm được phủ nano hoàn chỉnh. Nhận xét về sản phẩm sau khi phủ nano, anh Định (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “Màn hình điện thoại sau khi phủ nano nhìn đẹp hơn, độ bóng cao hơn, không bị dính vân tay và đặc biệt có thể dùng soi gương được”.
Theo ThS Dương Tuấn Tùng – giảng viên bộ môn công nghệ ôtô, khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, việc sơn phủ nano, điểm chính là làm cho lớp sơn của xe bóng và trong hơn, mặt khác sơn nano sẽ tạo hiệu ứng lá khoai khiến lớp bụi bẩn không thể bám chắc và chỉ cần tạt nước lên là sạch hơn những xe không phủ. Với xe hơi, nếu không phủ nano, khi đi trời mưa nước mưa sẽ làm mờ kính và phải dùng cần gạt nước để gạt sạch, nhưng với kính xe phủ sơn nano nước mưa sẽ chuồi đi nên kính rất trong.
Dù sơn nano không khó nhưng vẫn đòi hỏi người thợ phải có tay nghề. Nếu đã làm trong nghề sơn ôtô thì chỉ cần huấn luyện thêm hai ngày là có thể làm được. Với người sử dụng, tùy theo giá trị của chiếc xe mà quyết định có nên phủ thêm nano hay không.
Nói về sơn nano, PGS.TS Huỳnh Quyền – giám đốc Trung tâm Công nghệ lọc hóa dầu ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), phân tích thêm sơn nano thông thường có bốn thành phần chính: polymer hoặc nhựa để tạo màng mỏng phủ lên bề mặt cần bảo vệ.
Đây là thành phần chính của sơn, thông thường người ta hay dùng polyurethane hay nhựa epoxy. Thành phần thứ hai là dung môi như nước hoặc dung môi hữu cơ. Thành phần thứ ba là chất tạo màu (pigments) là một thành phần rắn tồn tại trong sơn để chống tia cực tím, tạo độ cứng, màu sắc của sơn… Và thành phần cuối cùng là phụ gia của sơn, thành phần này được bỏ vào sơn rất ít để thay đổi một số đặc tính của sơn như bảo vệ bề mặt trong môi trường chống ăn mòn…
Với sơn nano, trong thành phần thứ ba, người ta sẽ sử dụng các oxit kim loại chống lão hóa, chống tia cực tím… có kích thước nano như các oxit sắt, oxit titan, oxit kẽm, oxit crôm, carbon đen… vào để tạo bề mặt rất mịn, rất bóng có tác dụng giảm bám bụi, phản xạ hấp thu tia cực tím. Về mặt khoa học là hoàn toàn hợp lý và người ta đã nghiên cứu việc phủ sơn nano lên các lớp kính xây dựng các tòa nhà để tránh bám bụi, giảm việc lau rửa kính.