Bóng đen khủng hoảng vẫn bao trùm thị trường ôtô toàn cầu, tháng 4 bắt đầu không mấy khả quan.
Thứ Tư, ngày 1/4/2009
· - Giám đốc điều hành mới của hãng General Motors- Friz Henderson xác nhận rằng công ty sẽ đóng cửa thêm một số nhà máy, sa thải bớt công nhân và đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại toàn bộ hệ thống đại lí. “ Chúng tôi cần “thay máu” cho hãng General Motors và sẽ hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian năm 2009”, ông Henderson trả lời tờ Financial Times.
· - Lãnh đạo Công đoàn Tony Woodley hé lộ rằng hãng GM đã phải xin viện trợ từ Chính phủ Anh 600 triệu bảng để cứu lấy nhà máy Vauxhall. (theo Financial Times)
· - Honda thông báo kế hoạch cắt giảm 62 000 chiếc xe sản lượng ở Bắc Mỹ bằng cách cho các nhà máy dừng sản xuất trong 13 ngày kể từ tháng 5. ( theo Automotive News)
· - Giám đốc điều hành của Fiat- Sergio Marchionne hiện đang có mặt ở Detroit để đàm phán với công đoàn của hãng Chrysler và các bên cho vay. Hai công ty đang chạy đua với thời hạn 30 ngày để kịp sát nhập theo sự điều hành của tổng thống Barack Obama. (theo Automotive News)
· - Các công nhân cũ của hãng phụ tùng ôtô Visteon đang đóng chiếm các nhà máy ở Basildon và Enfield gần thành phố London và ở Belfast để phản đối 560 việc làm bị mất ở nhà máy cung cấp phụ tùng do Ford điều hành trước đây. (theo BBC News)
· - Công đoàn công nhân ngành sản xuất ôtô ở Mỹ (US’s United Auto Workers Union) đã hao hụt mất 33 000 thành viên trong năm 2008 do các hãng sản xuất ôtô tinh giảm nhân viên. Cuối năm ngoái, số thành viên của Công đoàn là 431 037 người.( theo Detroit News)
Thứ Năm ngày 2/4/2009
- Hãng Juguard Land Rover vừa tuyển thêm hơn 40 tập sự. Đây là một phần của kế hoạch đầu tư 800 triệu bảng để giảm lượng khí thải CO2. (theo Juguar Land Rover).
- So với một năm trước, thị trường Mỹ trong tháng 3 vẫn tiếp tục ở tình trạng suy thoái. Tín hiệu đáng mừng là có thể chúng ta đang chạm đến đáy khủng hoảng và có chiều hướng đi lên. Sản lượng của GM đã giảm 45%, Ford 41% , Toyota và Chrysler cùng giảm 39%. (theo Financial Times)
- Hi vọng trở lại với Ford. Trong tháng 3 hãng đã tiêu thụ được 131 465 xe, tăng hơn 1/3 so với tháng 2.(theo The Times)
- Cố vấn tổng thống về ngành ôtô cho rằng Michigan nên nhận được viện trợ của chính phủ ngang với cứu trợ bang từ một thảm hoạ thiên nhiên.(theo Detroit News)
- Tuần này chứng kiến nhiều sự đổi chỗ của các nhà thiết kế: Peter Horbury rời ghế phụ trách thiết kế chính tại Bắc Mỹ của Ford để thay thế Steve Martin, nhà thiết kế chính của Volvo, vị trí của Horbury ở Mỹ sẽ được thay thế bởi Moray Callum (theo Automotive News)
- Laurens van den Acker rời vị trí thiết kế chính của Mazda để theo đuổi sở thích của mình. Ông được bổ nhiệm ở vị trí này từ năm 2006 và tới đây người thay thế ông sẽ là Ikuo Maeda, “stylish” của chiếc RX8 và RX2. (theo Automotive News)
Thứ Sáu ngày 3/4/2009
- Các nhà đầu tư tư nhân đang có hứng mạo hiểm góp vốn vào nhánh General Motors ở châu Âu. Nhà máy Opel và Vauxhall được cảnh báo sẽ “trắng tay” trong tháng tới nếu không nhận được viện trợ chính phủ hoặc hỗ trợ từ các nhà đầu tư.( theo Financial Times)
- Sau khi Toyota thông báo giảm giá chiếc Prius, ngài Takeo Fukui- chủ tịch Honda cũng cho giảm giá chiếc Insight. Honda đã đảm bảo rẳng Insight là dòng xe hybrid có giá rẻ nhất thế giới. (theo Automotive News)
Thứ Hai, ngày 6/4/2009
- Theo số liệu từ Cộng đồng các nhà sản xuất và kinh doanh ôtô (Society of Motor Manufacturers and Traders ), thị trường ôtô ở Anh tiếp tục rớt không phanh. Sản lượng của cả tháng 3 và quý đầu năm đều giảm 30% so với cùng kì năm ngoái- điều đó có nghĩa là trong 3 tháng qua, số xe mới được bán ra trên thị trường còn ít hơn con số 200 000. Tháng 3 vẫn được coi là một trong những tháng thị trường sôi động nhất nhưng doanh số bán hàng “bèo bọt” ở Anh trong tháng 3 đã cho thấy là thị trường này vẫn còn xa mới chạm đến đáy khủng hoảng. (theo Financial Times) Điều đó báo hiệu một tương lai không mấy sáng sủa cho tháng 4 này.
- Saab được toà án Thuỵ Sỹ cho gia hạn quyền chống phá sản. Hạn chót là 20/5 Saab phải hoàn tất việc tái tổ chức kinh doanh và tránh bị trừng phạt với các bên cho vay, trong đó có European Investment Bank và GM.
Những con số, những biến động về nhân sự cấp cao cũng như số phận của các công nhân cho thấy một thị trường ô tô vẫn liên tục bất ổn và chưa có dấu hiệu ổn định trở lại. Khủng hoảng chạm đáy hay chưa còn là một câu hỏi bỏ ngỏ? liệu sau giai đoạn khó khăn này, thị trường ô tô sẽ đi lên, hay tiếp tục thiết lập mức đáy mới?
Thứ Tư, ngày 1/4/2009
· - Giám đốc điều hành mới của hãng General Motors- Friz Henderson xác nhận rằng công ty sẽ đóng cửa thêm một số nhà máy, sa thải bớt công nhân và đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại toàn bộ hệ thống đại lí. “ Chúng tôi cần “thay máu” cho hãng General Motors và sẽ hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian năm 2009”, ông Henderson trả lời tờ Financial Times.
· - Lãnh đạo Công đoàn Tony Woodley hé lộ rằng hãng GM đã phải xin viện trợ từ Chính phủ Anh 600 triệu bảng để cứu lấy nhà máy Vauxhall. (theo Financial Times)
· - Honda thông báo kế hoạch cắt giảm 62 000 chiếc xe sản lượng ở Bắc Mỹ bằng cách cho các nhà máy dừng sản xuất trong 13 ngày kể từ tháng 5. ( theo Automotive News)
· - Giám đốc điều hành của Fiat- Sergio Marchionne hiện đang có mặt ở Detroit để đàm phán với công đoàn của hãng Chrysler và các bên cho vay. Hai công ty đang chạy đua với thời hạn 30 ngày để kịp sát nhập theo sự điều hành của tổng thống Barack Obama. (theo Automotive News)
· - Các công nhân cũ của hãng phụ tùng ôtô Visteon đang đóng chiếm các nhà máy ở Basildon và Enfield gần thành phố London và ở Belfast để phản đối 560 việc làm bị mất ở nhà máy cung cấp phụ tùng do Ford điều hành trước đây. (theo BBC News)
· - Công đoàn công nhân ngành sản xuất ôtô ở Mỹ (US’s United Auto Workers Union) đã hao hụt mất 33 000 thành viên trong năm 2008 do các hãng sản xuất ôtô tinh giảm nhân viên. Cuối năm ngoái, số thành viên của Công đoàn là 431 037 người.( theo Detroit News)
Thứ Năm ngày 2/4/2009
- Hãng Juguard Land Rover vừa tuyển thêm hơn 40 tập sự. Đây là một phần của kế hoạch đầu tư 800 triệu bảng để giảm lượng khí thải CO2. (theo Juguar Land Rover).
- So với một năm trước, thị trường Mỹ trong tháng 3 vẫn tiếp tục ở tình trạng suy thoái. Tín hiệu đáng mừng là có thể chúng ta đang chạm đến đáy khủng hoảng và có chiều hướng đi lên. Sản lượng của GM đã giảm 45%, Ford 41% , Toyota và Chrysler cùng giảm 39%. (theo Financial Times)
- Hi vọng trở lại với Ford. Trong tháng 3 hãng đã tiêu thụ được 131 465 xe, tăng hơn 1/3 so với tháng 2.(theo The Times)
- Cố vấn tổng thống về ngành ôtô cho rằng Michigan nên nhận được viện trợ của chính phủ ngang với cứu trợ bang từ một thảm hoạ thiên nhiên.(theo Detroit News)
- Tuần này chứng kiến nhiều sự đổi chỗ của các nhà thiết kế: Peter Horbury rời ghế phụ trách thiết kế chính tại Bắc Mỹ của Ford để thay thế Steve Martin, nhà thiết kế chính của Volvo, vị trí của Horbury ở Mỹ sẽ được thay thế bởi Moray Callum (theo Automotive News)
- Laurens van den Acker rời vị trí thiết kế chính của Mazda để theo đuổi sở thích của mình. Ông được bổ nhiệm ở vị trí này từ năm 2006 và tới đây người thay thế ông sẽ là Ikuo Maeda, “stylish” của chiếc RX8 và RX2. (theo Automotive News)
Thứ Sáu ngày 3/4/2009
- Các nhà đầu tư tư nhân đang có hứng mạo hiểm góp vốn vào nhánh General Motors ở châu Âu. Nhà máy Opel và Vauxhall được cảnh báo sẽ “trắng tay” trong tháng tới nếu không nhận được viện trợ chính phủ hoặc hỗ trợ từ các nhà đầu tư.( theo Financial Times)
- Sau khi Toyota thông báo giảm giá chiếc Prius, ngài Takeo Fukui- chủ tịch Honda cũng cho giảm giá chiếc Insight. Honda đã đảm bảo rẳng Insight là dòng xe hybrid có giá rẻ nhất thế giới. (theo Automotive News)
Thứ Hai, ngày 6/4/2009
- Theo số liệu từ Cộng đồng các nhà sản xuất và kinh doanh ôtô (Society of Motor Manufacturers and Traders ), thị trường ôtô ở Anh tiếp tục rớt không phanh. Sản lượng của cả tháng 3 và quý đầu năm đều giảm 30% so với cùng kì năm ngoái- điều đó có nghĩa là trong 3 tháng qua, số xe mới được bán ra trên thị trường còn ít hơn con số 200 000. Tháng 3 vẫn được coi là một trong những tháng thị trường sôi động nhất nhưng doanh số bán hàng “bèo bọt” ở Anh trong tháng 3 đã cho thấy là thị trường này vẫn còn xa mới chạm đến đáy khủng hoảng. (theo Financial Times) Điều đó báo hiệu một tương lai không mấy sáng sủa cho tháng 4 này.
- Saab được toà án Thuỵ Sỹ cho gia hạn quyền chống phá sản. Hạn chót là 20/5 Saab phải hoàn tất việc tái tổ chức kinh doanh và tránh bị trừng phạt với các bên cho vay, trong đó có European Investment Bank và GM.
Những con số, những biến động về nhân sự cấp cao cũng như số phận của các công nhân cho thấy một thị trường ô tô vẫn liên tục bất ổn và chưa có dấu hiệu ổn định trở lại. Khủng hoảng chạm đáy hay chưa còn là một câu hỏi bỏ ngỏ? liệu sau giai đoạn khó khăn này, thị trường ô tô sẽ đi lên, hay tiếp tục thiết lập mức đáy mới?