Thắc mắc về cảm biến bướm ga và trục khuỷu

T
Bình luận: 40Lượt xem: 10,720

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
đối với động cơ diesel toyota 3s-fe được sử dụng loại tiếp điểm hay tuyến tính vậy ạ e cảm ơn
- Máy 3S-FE không phải máy dầu
- Máy này sử dụng cả 2 loại cảm biến bướm ga, đời đầu dùng 2 tiếp điểm, đời sau dùng tuyến tính kết hợp 1 tiếp điểm
 

kietnguyen17

Tài xế O-H
Bác tìm hiểu để làm gì: sửa xe, làm đồ án, hay dân chơi xe?
TPS:
- Con trượt, khi hoạt động thì nó trượt thôi. Có điều tiếp điểm di chuyển, thì điện trở thay đổi, làm điện áp thay đổi. Bản chất nó là 1 cái biến trở.
- Mấy cái điện trở bác thấy trên sơ đồ, nó làm nhiệm vụ phân áp
- Cảm biến này gửi tín hiệu điện áp về hộp điều khiển, nó gửi bằng dây điện
- Trong tình huống, sơ đồ này, làm gì có xung nào
- Cái mà bác gọi là "chỗ này" là cái tạo tín hiệu IDL
Bác đưa hình vẽ, sơ đồ sai.
CRP:
- Nó gửi tín hiệu, không phải nhận
- Nó không có dòng cấp
- Cảm biến tốc độ trục khuỷu và vị trí trục khuỷu, đôi khi là 2 trong 1
- Nó là 10 độ vì là nó thích như thế. Giá trị này do các kỹ sư muốn vậy, chứ không phải bắt buộc là 10 độ
- Cảm biến này có thể xác định bất cứ máy nào nổ, chứ không chỉ máy 1
bác ơi cho em hỏi là trong cái hình sơ đồ mạch điện của cảm biến vị trí bướm ga ở trên, ở IDL dẫn đến ECU khác vậy ECU khác là sao ạ? em cám ơn
 

ThanhMinhOTO

Tài xế O-H
"Khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn con trượt ở trên nối cực IDL với E2 dẫn đến điện áp tại cực IDL là 0V. Tín hiệu này được ECU xác định " cái này xin đính chính lại là khi đóng bướm ga hoàn toàn thì điện áp >0V. Khi điện áp là 0V thì có thể do đứt Vc, đứt VTA hoặc ECU hư.
a) theo e nhớ là khi bướm ga đóng hoàn toàn thì ECU cấp tín hiệu cho IDL hút tiếp điểm vào để cho chế độ IDL hoạt động.
b) nó là 1 dải điện trở thôi, nếu xét cầu trên (phía Vc) thì khi mở bướm ga thì điện trở càng giảm và ngược lại.
c) gửi thông qua chân VTA, từ giá trị điện trở quy về giá trị điện áp thôi. (do ECU)
d) ... :D
Về trục khuỷu.
bác vẽ hình v hình như sai r`, nếu nhiều răng v là cảm biến trục khuỷu. có chân tín hiệu là Ne+ & Ne-

a. nó nhận tín hiệu NE+. còn TDC là của trục cam có chân tín hiệu là G+ & Ne-
Nhận như thế nào ? Khi trục khuỷu quay khe hở không khí các răng trên rotor của cảm biến và cảm biến vị trí trục khuỷu sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra điện áp trong cuộn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này sinh ra tín hiệu NE.
b. Dòng điện cấp cho nó là? Từ ECU cấp ra để nuôi (cái này e k biết chính xác bao nhiêu)
c. Tín hiệu TDC phải cùng với tín hiệu Ne của cảm biến tốc độ động cơ mới làm việc hiệu quả ? trên 2 bánh răng của trục cam và trục khuỷu có 2 "khoảng trống dài" là nsx tạo ra để 2 cái ăn khớp nhau -> nhận biết vị trí xylanh 1 và để đ/c làm việc hiệu quả nhất, nếu lắp vào k khớp thì ECU sẽ báo lỗi liền.
d. tại sao xác định được 10 độ như phần e tô phía trên. Từ tín hiệu, ECU nhận biết tốc độ động cơ cũng như sự thay đổi từng 10º một của góc quay trục khuỷu.
e. e còn nghe nói cảm biến trục khuỷu còn có thể xác định được máy 1 nổ ? như C

Theo ngu kiến của e là v :D:D
 

EdgarTruong

Tài xế O-H
Bác tìm hiểu để làm gì: sửa xe, làm đồ án, hay dân chơi xe?
TPS:
- Con trượt, khi hoạt động thì nó trượt thôi. Có điều tiếp điểm di chuyển, thì điện trở thay đổi, làm điện áp thay đổi. Bản chất nó là 1 cái biến trở.
- Mấy cái điện trở bác thấy trên sơ đồ, nó làm nhiệm vụ phân áp
- Cảm biến này gửi tín hiệu điện áp về hộp điều khiển, nó gửi bằng dây điện
- Trong tình huống, sơ đồ này, làm gì có xung nào
- Cái mà bác gọi là "chỗ này" là cái tạo tín hiệu IDL
Bác đưa hình vẽ, sơ đồ sai.
CRP:
- Nó gửi tín hiệu, không phải nhận
- Nó không có dòng cấp
- Cảm biến tốc độ trục khuỷu và vị trí trục khuỷu, đôi khi là 2 trong 1
- Nó là 10 độ vì là nó thích như thế. Giá trị này do các kỹ sư muốn vậy, chứ không phải bắt buộc là 10 độ
- Cảm biến này có thể xác định bất cứ máy nào nổ, chứ không chỉ máy 1
BÁc cứ trêu em nó. 10 độ là vì 1 vòng có 360 độ. mà có 35 răng+ 1 răng khuyết = 36. hơn nữa và lại để đảm bảo kết cấu cứng vững nữa chia 36 răng mỗi răng 10 độ là hợp lý
 

hoangvandien

Tài xế O-H
TPS:
- Khi bướm đóng kín (thực ra là gần kín), tiếp điểm IDL đóng với E2 (nối mát), điện áp trên cực IDL = 0 V. ECU hiểu là bướm ga đóng kín, xác lập chế độ không tải
- Nó gửi tín hiệu dưới dạng điện áp. Có 2 tín hiệu: IDL (0 hoặc 5 V); VTA ( từ trên 0V đến gần 5 V), không nhận 0 và 5V vì đó là áp nguồn
- Đây là dạng biến trở 3 dây, nó được cấp nguồn không đổi. Khi tiếp điểm thay đổi vị trí, điện trở sẽ thay đổi, dẫn đến là điện áp tại tiếp điểm thay đổi. Sự thay đổi điện áp là sự phản ánh thay đổi vị trí, đó chính là tín hiệu
CRP:
- Nó không cần có dòng cấp. CRP này hoạt động như 1 máy phát xoay chiều. Vì vậy, tín hiệu nó tạo ra là điện áp xoay chiều. Cái tên có dấu (+) hay (-) chỉ là quy ước thôi
- Việc xác định máy thông qua bằng việc xác định vị trí điểm chết trên của máy 1, rồi suy theo số độ của góc trục khuỷu: 90 độ, 120 dộ, 60 độ...bằng cách đếm răng thôi. Biết máy 1 thì sẽ biết máy khác.
cảm biến vị trí trục khuỷu trên con camry 2015 có tới 3 chân bác ạ, 2 chân tín hiệu NE+ và NE-, chân thứ 3 cấp nguồn 5v cho cảm biến là VCNE, em ngu học nên không biết chức năng của chân cấp nguồn đó là gì, vì các kiểu cũ chỉ có 2 chân, là loại cảm biến từ tính. mong bác nghiên cứu để giảm giải cho anh em tỏ tường. em cảm ơn.

upload_2017-7-13_22-34-22.png
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
BÁc cứ trêu em nó. 10 độ là vì 1 vòng có 360 độ. mà có 35 răng+ 1 răng khuyết = 36. hơn nữa và lại để đảm bảo kết cấu cứng vững nữa chia 36 răng mỗi răng 10 độ là hợp lý
Không phải vậy, có những xe không chọn góc đánh lửa ban đầu là 10 độ nhé
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cảm biến vị trí trục khuỷu trên con camry 2015 có tới 3 chân bác ạ, 2 chân tín hiệu NE+ và NE-, chân thứ 3 cấp nguồn 5v cho cảm biến là VCNE, em ngu học nên không biết chức năng của chân cấp nguồn đó là gì, vì các kiểu cũ chỉ có 2 chân, là loại cảm biến từ tính. mong bác nghiên cứu để giảm giải cho anh em tỏ tường. em cảm ơn.

View attachment 59668
Chân cấp nguồn chỉ để cấp nguồn cho cảm biến thôi. Loại từ tính thì không cần thiết phải cấp nguồn
 

hoangvandien

Tài xế O-H
mấy bác cho e hỏi điệp áp ra của cảm biến vị trí bướm ga ở chế độ toàn tải là 4,5v phải k ạ
nó có hai con nha bác, một con cấp tín hiệu điều khiển cho ecu, con còn lại có cấu tạo tương tự nhưng cấp tín hiệu giám sát trong trường hợp lỗi. theo tài liệu đào tạo của toyota thì con điều khiển, ở không tải từ 0.5 - 1.1V, toàn tải từ 3.2 - 4.8V. con giám sát, không tải từ 2.1 3.1 V, toàn tải từ 4.6 - 5V.
 

hoangvandien

Tài xế O-H
Chân cấp nguồn chỉ để cấp nguồn cho cảm biến thôi. Loại từ tính thì không cần thiết phải cấp nguồn
em rõ rồi, các cảm biến điện từ ngày nay hay sử dụng loại cảm biến hall thay vì từ tính, loại này phải có nguồn cấp. ưu điểm loại này là chính xác ở tốc độ rất thấp, còn loại từ tính dường như không phát hiện ở tốc độ dưới 3km.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên