Tại sao phải lồng 2 lò xo xu-pap vào nhau?

MyS2Love
Bình luận: 40Lượt xem: 18,648

Trai3107

Tài xế O-H
Hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ
Haha em dg là sinh viên năm2 nên hiêủ biết chưa nhiều mong bác chỉ giáo ạ, và em cũng xin đc bổ sung thêm là khi mk nắp 2 lò xo thì ngoài việc tránh hiện tượng cộng hưởng ra thì còn có một số lợi ích nữa là các lò xo có chiều xoắn khác nhau nên không có hiện tượng mắc kẹt trong quá trình làm việc và đảm bảo an toàn khi một lò xo bị gãy thì các lò xo còn lại vẫn làm việc bình thường tránh tình trạng xupap bị rơi vào xilanh. À ngoài ra khi mk nắp hai lò xo nó còn làm tăng độ cứng nên độ đàn hồi sẽ cao => khi động cơ quay với tốc độ cao thì độ đàn hồi của lò xo vẫn đủ thời gian để trở về vị trí ban đầu để tiếp tục làm việc ạ => hiện tượng cộng hưởng sẽ khó xảy ra . Em xin hết ạ !
 

binhphi

Tài xế O-H
Dưới đây là hình ảnh của xupap. Sau đây tôi xin nêu ra 1 nội dung để mọi người cùng thảo luận:
Tại sao lại phải sử dụng tới 2 lò xo lông nhau ở xupap nhỉ ?
View attachment 82848[/QUOTE


ngu ý của em là lò xo lồng bên trong để giảm sự đàn hồi,giao động của lò xo ngoài vì 2 lò xo ngược nhau.nhiều con chỉ có bên xả là 2 lò xo,
 

mucmuc

Tài xế O-H
Để giải thích một vấn đề về kết cấu thì cần phải tìm hiểu các tư liệu về tính toán, thiết kế. Đọc bình luận thấy một số anh em giải thích có phần cảm tính.

Sau khi tham khảo tài liệu thì thấy rằng việc sử dụng 2 lò xo xupap với mục đích chính yếu là tránh hiện tượng cộng hưởng (làm gãy lò xo xuppap). Và để tránh hiện tượng cộng hưởng, người ta còn có nhiều phương án thiết kế khác nên chuyện động cơ này xupap có 1 lò xo, động cơ kia xupap có 2 lò xo cũng có thể lý giải được.

Tôi có chụp hình ảnh từ sách cho anh em tham khảo.

Hẳn là phương án thiết kế này có ưu điểm cũng có nhược điểm. Anh em nào có tư liệu xin chia sẽ thêm để cùng làm sáng tỏ hơn vấn đề.

[1] Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến, Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong (tập 2), NXB Giáo Dục, 1996.

[2] Nguyễn Tất Tiến, Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, NXB Giao Thông Vận Tải, 2006.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên