Đọc bài của bác mà em tự nhiên thấy buồn, rồi muốn đưa ra một số ý kiến, cũng như quan điểm cá nhân như này.
Lỗi đầu tiên thuộc về người thầy vì không định hướng tốt được cho sinh viên của mình. Rất ít thầy giáo tâm huyết với nghề, không đào tạo, giấu nghề với sinh viên. Còn sinh viên thì mất tiền đến lớp mà không muốn học...vì lý do duy nhất như bác nói là học ở trường không thực tế. Em xin mạn phép hỏi bác là bác có nêu ra nó không thực tế ở chỗ nào không, hay chỉ nói theo phong trào. Trường học dạy cho ta nền tảng, cách tư duy lô-gic để biết cốt lõi của vấn đề. Việc học ở trường cũng như làm một cái móng nhà vậy, cái móng chưa khô, chưa hoàn thiện mà đã chồng hết tầng này đến tầng khác, chồng ít thì không có vấn đề gì chứ thử chồng thì 4-5 tầng thì nó đổ sập luôn ấy. Và nữa trường học không phải là một cái xưởng để học cái thực tế. Nhiều sinh viên ở trên lớp không lo học, vội nhảy ra xưởng sớm làm gì...vừa mất đi thời gian học tập, vừa làm hạn hẹp tư duy. Cái hạn hẹp tư duy tôi muốn nói đến ở đây là khi người kĩ sư không hiểu tận gốc rễ của vấn đề mà chỉ học theo kiểu cầm tay chỉ việc thì không thể nào phát triển tài tay nghề của mình được. Họ chọn cách kiếm tiền đơn giản nhất đó là ra xưởng rồi lao động chân tay, để rồi nhặt nhạnh được những mánh khóe kiếm tiền. Đó là cách chọn đi đường tắt, còn đi đường vòng thì phải học cái lý thuyết khô khan đã, khô khan nhưng nó hình thành được cách tư duy hệ thống một vấn đề rồi bồi thêm những kỹ năng bổ trợ như tiếng anh, sử dụng thành thạo một số phần mềm.. Con đường này đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng thì mới đạt được thành quả...đó là con đường đến với 1 người kĩ sư có tay nghề cao, chứ không phải một người thợ mò việc.