Sachs Follis - "Thứ dữ" trong làng xe cổ Việt

R
Bình luận: 1Lượt xem: 2,914

rain

Tài xế O-H

Có một dòng xe "thứ dữ" trên thế giới nhưng ít khi được biết tới ở xứ ta. Nó là Sachs Follis.


Ngược dòng lịch sử

Năm 1886, tại Đức, Carl Marschutz thành lập công ty Nurnberger Hercules-Werke, sau đổi tên thành Sachs Motorcycles. Năm đầu tiên, công ty chỉ có vỏn vẹn 8 người, tất cả xuất thân từ nghề…sản xuất xe đạp! Tám năm sau, Sachs có 170 nhân viên. Kể từ năm 1894 sản lượng của hãng lên đến 5000 xe/năm.

Năm 1895, toàn bộ nhà máy được chuyển tới Fürther Straße, Nuremberg. 10 năm sau, Sachs sản xuất chiếc xe máy đầu tiên. Không dừng lại ở xe máy, công ty tiếp tục nghiên cứu và cho ra lò chiếc xe tải 1,2 tấn vào năm 1905. Đến năm 1930, Sachs chuyên nghiên cứu, sản xuất xe hơi 3 bánh gắn động cơ 200cc.

Đức thua trận trong Thế chiến II, cơ sở vật chất của nhà máy hầu như tiêu tan. Cuối năm 1945, Sachs gượng dậy, tiếp tục sản xuất xe máy chỉ với…30 nhân viên. Thời gian trôi nhanh, những mẫu xe của Sachs được thị trường kiểm chứng và chấp nhận. Những mẫu xe mới lần lượt ra đời, đặc biệt là các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu với động cơ 50cc hai thì. Những mẫu xe 50cc đã đoạt nhiều giải thưởng, thậm chí lập kỷ lục thế giới vào năm 1951 cùng với George Dotterweich. Một trong những mẫu xe nổi tiếng của Sachs là model K50 1962, kế tiếp là mẫu xe gằn động cơ Wankel ra đời năm 1974. Gần đây nhất, năm 1997, Sachs đã ký hợp đồng với Daimler-Benz để sản xuất xe đạp hybrid hiệu…Mercedes Hybrid Bike.

Sachs ở Việt Nam

Một thời dòng xe Sachs từng làm mưa làm gió trên các nẻo đường Sài Gòn. Với kích thước nhỏ gọn, khả năng tăng tốc nhanh, dễ luồn lách, Sachs được nhiều “dân chơi” thời 50-60-70 lựa chọn. Xe chỉ 50cc nhưng bền bỉ, ít tốn nhiên liệu, tiếng bô rộn rã làm nức lòng người lái. Thời đó, xe được gắn máy Sachs gồm có các nhãn hiệu Goebel, Capri, Rumi và Follis, trong đó Goebel là thông dụng nhất.

Thời kỳ Việt Nam khó khăn từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 90, Sachs được trọng dụng làm phương tiện xe thồ, thậm chí làm xe…ba gác máy. Thật kinh ngạc khi chiếc ba gác máy gắn động cơ Sachs có thể chở cả tấn hàng gọn băng! Và mỗi năm, cứ vào dịp rằm tháng giêng người dân lại được chứng kiến hàng đàn xe Sachs nổ máy O…O…O suốt quốc lộ 13 từ đoạn cầu Bình Triệu cho đến chùa Bà, Bình Dương.

Hiện nay, phong trào sưu tầm, phục chế dòng xe Moped đã làm sống dậy những chiếc Sachs tưởng như sẽ vĩnh viễn nằm trong xó bếp chờ ngày vào lò nấu thép.

Follis – "quái vật" mang động cơ Sachs

Cái tên Follis luôn văng vẳng trong đầu những người đã từng làm quen với Sachs, những người có xe Sachs và những người thợ sửa xe Sachs. Thời 50-60, Sachs Follis đã hiếm nay còn hiếm hơn. Vì sao vậy? Sachs thông thường chỉ 50cc, là dòng xe bình dân, tiện dụng; trong khi Follis được gắn máy 98cc, là dòng xe thể thao và chỉ dành cho dân chơi thực thụ, không quan tâm đến xăng nhớt, tiền bạc mà chỉ chú trọng đến tốc độ.

Nhãn hiệu Follis được gắn cho cả xe đạp và xe moped. Kiểu dáng Follis rất lạ mắt và không nhầm lẫn với bất cứ kiểu xe nào. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ còn tồn tại 2 model Follis mà dân chơi gọi nôm na là đời “không phuộc” và “có phuộc”.

Nhìn chung, cả 2 đời Follis đều giống nhau về vẻ bề ngoài, từ màu sơn cho đến tổng thể, chỉ khác bộ phận phuộc sau. Yên trước hơi thụt về phía sau giúp người lái ngồi thoải mái ở vị trí “thể thao”. Yên sau mang mục đích trang trí là chính, rất nhỏ. Đèn pha rất to, to hơn hẳn các đời Sachs cùng thời. Đồng hồ tốc độ chỉ đến 90km/h. Kèn xe rất to cho tương xứng với dung tích động cơ.


có bánh xe to vững chắc, bình xăng tròn ôm lấy khung xe; chế hòa khí được che bởi 2 miếng ốp bằng sắt có chốt cài. Xe dùng động cơ Sachs 98cc và có bàn đạp để khởi động. Kiểu ống xả thể thao to và dài của xe mang lại tiếng nổ đặc trưng cho Follis. So với đồng loại 50cc thì Follis đúng là một con quái vật cả về sức mạnh lẫn hình dáng bên ngoài

Phần đặc biệt nhất của xe là cơ cấu sang số, thắng, bộ ly hợp. Bên tay trái là 2 càng bằng nhau, 1 dùng điều khiển bộ ly hợp, 1 dành cho thắng sau. Bên tay phải là 1 càng dùng cho thắng trước và 1 càng ngắn dành cho sang số. Điều khiển xe tương đối khó vì dễ nhầm lẫn giữa tay thắng và tay ly hợp bên trái. Một yếu tố khác lạ nữa là xe chỉ có 2 số. Gạt cần số về vị trí số 1, xe chưa vào số ngay mà phải bóp ly hợp sau đó xe mới được gài số. Tương tự, muốn vào số 2 phải bóp tay ly hợp, gạt cần số về vị trí số 2, nhả ly hợp và bóp ly hợp một lần nữa thì mới rồ máy và chạy ở số 2.

Qua 50 năm kể từ ngày ra lò, chiếc Follis “có phuộc” ở ta vẫn còn giữ được nước sơn khá mới. Hầu hết phụ tùng còn nguyên vẹn, các ốc vít, mạc chữ đều còn nguyên vẹn.
Thế mới biết các cụ xưa chơi xe cũng tinh đâu kém gì Tây!
Nguồn: autopro
 

nhockey

Tài xế O-H
xe này con zin 100% luôn á . Nhìn màu nước sơn là biết ngay . Đúng hok bác xe này mà bi hư hok biết đồ ở đâu mà sữa nữa .
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên