chu_thodien
Tài xế O-H
Chức năng:
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là loại điện trở có giá trị thay đổi theo nhiệt độ, có chức năng cảm biến nhiệt độ của nước làm mát động cơ đưa về ECU điều khiển động cơ.
Sơ đồ mạch điện:
Nguyên lý hoạt động:
Một điện áp 5V từ mạch cấp nguồn không đổi của ECU được đặt lên 2 cực của cảm biến thông qua một điện trở mắc nối tiếp R. Do vậy giá trị điện áp trên 2 cực của cảm biến thay đổi theo giá trị của nhiệt độ.
Giá trị điện áp được bộ chuyển đổi ADC (A/D converter) chuyển thành dữ liệu số sau đó gửi đến bộ vi xử lý.
Đường đặc tính giá trị điện áp - nhiệt độ của cảm biến:
Hình dưới thể hiện mối quan hệ giữa sự hay đổi điện áp của cảm biến theo sự thay đổi của nhiệt độ
Phương pháp chẩn đoán:
Để chẩn đoán các lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước làm mát một cách đơn giản và chính xác, nên sử dụng máy chẩn đoán và theo dõi giá trị nhiệt độ nước làm mát (Coolant temperature) hoặc mã lỗi (DTC)
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị -40 độ C (Hoặc -40 độ F): Tiến hành nối tắt 2 cực của giắc cắm cảm biến. Nếu giá trị thay đổi thành 140 độ C (Hoặc 284 độ F) thì có thể kết luận hư hỏng do cảm biến. Nếu giá trị không thay đổi có thể hư hỏng hở mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị 140 độ C hoặc 284 độ F: Tiến hành rút giắc cảm biến. Nếu giá trị nhiệt độ thay đổi thành -40 độ C (Hoặc -40 độ F) thì có thể khẳng định hư hỏng bên trong cảm biến nhiệt độ. Nếu giá trị không thay đổi khi rút cảm biến thì có thể chập mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cách chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Phương pháp tương tự cũng có thể áp dụng để chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ không khí nạp. Hy vọng sẽ hữu ích với những bác với vào nghề.
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là loại điện trở có giá trị thay đổi theo nhiệt độ, có chức năng cảm biến nhiệt độ của nước làm mát động cơ đưa về ECU điều khiển động cơ.
Sơ đồ mạch điện:
Nguyên lý hoạt động:
Một điện áp 5V từ mạch cấp nguồn không đổi của ECU được đặt lên 2 cực của cảm biến thông qua một điện trở mắc nối tiếp R. Do vậy giá trị điện áp trên 2 cực của cảm biến thay đổi theo giá trị của nhiệt độ.
Giá trị điện áp được bộ chuyển đổi ADC (A/D converter) chuyển thành dữ liệu số sau đó gửi đến bộ vi xử lý.
Đường đặc tính giá trị điện áp - nhiệt độ của cảm biến:
Hình dưới thể hiện mối quan hệ giữa sự hay đổi điện áp của cảm biến theo sự thay đổi của nhiệt độ
Phương pháp chẩn đoán:
Để chẩn đoán các lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước làm mát một cách đơn giản và chính xác, nên sử dụng máy chẩn đoán và theo dõi giá trị nhiệt độ nước làm mát (Coolant temperature) hoặc mã lỗi (DTC)
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị -40 độ C (Hoặc -40 độ F): Tiến hành nối tắt 2 cực của giắc cắm cảm biến. Nếu giá trị thay đổi thành 140 độ C (Hoặc 284 độ F) thì có thể kết luận hư hỏng do cảm biến. Nếu giá trị không thay đổi có thể hư hỏng hở mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị 140 độ C hoặc 284 độ F: Tiến hành rút giắc cảm biến. Nếu giá trị nhiệt độ thay đổi thành -40 độ C (Hoặc -40 độ F) thì có thể khẳng định hư hỏng bên trong cảm biến nhiệt độ. Nếu giá trị không thay đổi khi rút cảm biến thì có thể chập mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cách chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Phương pháp tương tự cũng có thể áp dụng để chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ không khí nạp. Hy vọng sẽ hữu ích với những bác với vào nghề.
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!