Phương pháp chẩn đoán hoạt động cảm biến nhiệt độ nước làm mát

chu_thodien
Bình luận: 18Lượt xem: 3,699

chu_thodien

Tài xế O-H
Chức năng:
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là loại điện trở có giá trị thay đổi theo nhiệt độ, có chức năng cảm biến nhiệt độ của nước làm mát động cơ đưa về ECU điều khiển động cơ.
Sơ đồ mạch điện:
Untitled.png
Nguyên lý hoạt động:
Một điện áp 5V từ mạch cấp nguồn không đổi của ECU được đặt lên 2 cực của cảm biến thông qua một điện trở mắc nối tiếp R. Do vậy giá trị điện áp trên 2 cực của cảm biến thay đổi theo giá trị của nhiệt độ.
Giá trị điện áp được bộ chuyển đổi ADC (A/D converter) chuyển thành dữ liệu số sau đó gửi đến bộ vi xử lý.

Đường đặc tính giá trị điện áp - nhiệt độ của cảm biến:
Hình dưới thể hiện mối quan hệ giữa sự hay đổi điện áp của cảm biến theo sự thay đổi của nhiệt độ
Untitled.png

Phương pháp chẩn đoán:
Để chẩn đoán các lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước làm mát một cách đơn giản và chính xác, nên sử dụng máy chẩn đoán và theo dõi giá trị nhiệt độ nước làm mát (Coolant temperature) hoặc mã lỗi (DTC)
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị -40 độ C (Hoặc -40 độ F): Tiến hành nối tắt 2 cực của giắc cắm cảm biến. Nếu giá trị thay đổi thành 140 độ C (Hoặc 284 độ F) thì có thể kết luận hư hỏng do cảm biến. Nếu giá trị không thay đổi có thể hư hỏng hở mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị 140 độ C hoặc 284 độ F: Tiến hành rút giắc cảm biến. Nếu giá trị nhiệt độ thay đổi thành -40 độ C (Hoặc -40 độ F) thì có thể khẳng định hư hỏng bên trong cảm biến nhiệt độ. Nếu giá trị không thay đổi khi rút cảm biến thì có thể chập mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.

Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cách chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Phương pháp tương tự cũng có thể áp dụng để chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ không khí nạp. Hy vọng sẽ hữu ích với những bác với vào nghề.

Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!
 

truong750

Tài xế O-H
Theo như sơ đồ mạch thì dây dương của cảm biến vừa là dây nguồn ecu cấp cho cảm biến, vừa là tín hiệu dương mà cảm biến gửi về cho bộ xử lý ADC. E còn non kém mong các a giải thích vì sao chân dương 5v lại vừa là nguồn vừa là tín hiệu được ạ.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Theo như sơ đồ mạch thì dây dương của cảm biến vừa là dây nguồn ecu cấp cho cảm biến, vừa là tín hiệu dương mà cảm biến gửi về cho bộ xử lý ADC. E còn non kém mong các a giải thích vì sao chân dương 5v lại vừa là nguồn vừa là tín hiệu được ạ.
Bởi vì nó không phải là như thế, ai bảo nó là chân nguồn thì chả biết gì về điện cả
 

mrdp

Tài xế O-H
Theo như sơ đồ mạch thì dây dương của cảm biến vừa là dây nguồn ecu cấp cho cảm biến, vừa là tín hiệu dương mà cảm biến gửi về cho bộ xử lý ADC. E còn non kém mong các a giải thích vì sao chân dương 5v lại vừa là nguồn vừa là tín hiệu được ạ.
Nhìn nó như mạnh phân cầu điên áp nhỉ nhờ nó khi cảm biến thay đổi điện trở thì điện áp đặt nên adc thay đổi theo
 

AnhHuynhQd

Tài xế O-H
Chức năng:
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là loại điện trở có giá trị thay đổi theo nhiệt độ, có chức năng cảm biến nhiệt độ của nước làm mát động cơ đưa về ECU điều khiển động cơ.
Sơ đồ mạch điện:
View attachment 101585
Nguyên lý hoạt động:
Một điện áp 5V từ mạch cấp nguồn không đổi của ECU được đặt lên 2 cực của cảm biến thông qua một điện trở mắc nối tiếp R. Do vậy giá trị điện áp trên 2 cực của cảm biến thay đổi theo giá trị của nhiệt độ.
Giá trị điện áp được bộ chuyển đổi ADC (A/D converter) chuyển thành dữ liệu số sau đó gửi đến bộ vi xử lý.

Đường đặc tính giá trị điện áp - nhiệt độ của cảm biến:
Hình dưới thể hiện mối quan hệ giữa sự hay đổi điện áp của cảm biến theo sự thay đổi của nhiệt độ
View attachment 101586

Phương pháp chẩn đoán:
Để chẩn đoán các lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước làm mát một cách đơn giản và chính xác, nên sử dụng máy chẩn đoán và theo dõi giá trị nhiệt độ nước làm mát (Coolant temperature) hoặc mã lỗi (DTC)
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị -40 độ C (Hoặc -40 độ F): Tiến hành nối tắt 2 cực của giắc cắm cảm biến. Nếu giá trị thay đổi thành 140 độ C (Hoặc 284 độ F) thì có thể kết luận hư hỏng do cảm biến. Nếu giá trị không thay đổi có thể hư hỏng hở mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.
- Khi nhiệt độ nước làm mát luôn ở giá trị 140 độ C hoặc 284 độ F: Tiến hành rút giắc cảm biến. Nếu giá trị nhiệt độ thay đổi thành -40 độ C (Hoặc -40 độ F) thì có thể khẳng định hư hỏng bên trong cảm biến nhiệt độ. Nếu giá trị không thay đổi khi rút cảm biến thì có thể chập mạch trên dây dẫn hoặc bên trong ECU động cơ.

Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cách chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Phương pháp tương tự cũng có thể áp dụng để chẩn đoán với mạch cảm biến nhiệt độ không khí nạp. Hy vọng sẽ hữu ích với những bác với vào nghề.

Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!
Hôm vừa thay con cảm biến nhiệt độ nước làm mát xong
 

AnhHuynhQd

Tài xế O-H
Theo như sơ đồ mạch thì dây dương của cảm biến vừa là dây nguồn ecu cấp cho cảm biến, vừa là tín hiệu dương mà cảm biến gửi về cho bộ xử lý ADC. E còn non kém mong các a giải thích vì sao chân dương 5v lại vừa là nguồn vừa là tín hiệu được ạ.

Theo như sơ đồ mạch thì dây dương của cảm biến vừa là dây nguồn ecu cấp cho cảm biến, vừa là tín hiệu dương mà cảm biến gửi về cho bộ xử lý ADC. E còn non kém mong các a giải thích vì sao chân dương 5v lại vừa là nguồn vừa là tín hiệu được ạ.
Khoanh tròn đỏ em nghĩ vậy còn ý anh em thế nào

2FEB2BEF-9AA7-4AC4-9C98-1E883D1D737D.jpeg
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Dạ e tay ngang vào nghề nên không hiểu biết nhiều về điện tử cho lắm, a có thể giải thích sơ đồ mạch giúp e được không ạ, e xin cảm ơn.
bác cứ nghĩ đơn giản đi nguồn 5v như 1 cái ắc quy,cảm biến như 1 điện trở,ADC như1 cái đồng hồ đo V , vẫn dụng định luật ôm vào . sau khi hiểu rồi thì hãy coi ECU bao gồm ắc quy,đồng hồ.
 

chu_thodien

Tài xế O-H
bác cứ nghĩ đơn giản đi nguồn 5v như 1 cái ắc quy,cảm biến như 1 điện trở,ADC như1 cái đồng hồ đo V , vẫn dụng định luật ôm vào . sau khi hiểu rồi thì hãy coi ECU bao gồm ắc quy,đồng hồ.
Bác lấy ví dụ rất chính xác ạ. Em bổ sung thêm: Cơ bản có thêm 1 cái điện trở bên trong ECU mục đính để hạn chế dòng chạy qua cảm biến, vì tác dụng của điện trở là để hạn chế dòng mà.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác lấy ví dụ rất chính xác ạ. Em bổ sung thêm: Cơ bản có thêm 1 cái điện trở bên trong ECU mục đính để hạn chế dòng chạy qua cảm biến, vì tác dụng của điện trở là để hạn chế dòng mà.
Không phải bác nhé, cái đó là để đo, nó như một cái mẫu
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em chưa hiểu lắm, bác giải thích cụ thể hơn giúp em ạ.
Bác đặt tình huống thế này:
- Trường hợp 1: phía cuối điện trở đó nối với mát. Điện áp chỗ đó là bao nhiêu?
- Trường hợp 2: phía cuối điện trở không nối vào đâu cả. Điện áp chỗ đó là bao nhiêu?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên