KlayThompson
Tài xế O-H
HỆ THỐNG LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ
Như chúng ta đã biết, động cơ ô tô về cơ bản là 1 động cơ đốt trong – nơi mà công suất được sinh ra thông qua sự giãn nở của hòa khí có nhiệt độ cao và áp suất cao. Các chi tiết trong động cơ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao do sự đốt cháy hòa khí và sự ma sát giữa các chi tiết. Khi nhiệt độ động cơ lên cao quá ngưỡng cho phép, các chi tiết chịu nhiệt độ quá lớn, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ: nhớt bôi trơn bị đốt cháy, bám vào thành xylanh, các chi tiết giãn nở ra gây bó kẹt piston (lúp-pê),.... Nếu muốn động cơ hoạt động ổn định, lượng nhiệt thừa cần được loại bỏ và duy trì nhiệt độ hoạt động tối ưu của động cơ, và đó là nhiệm vụ của hệ thống làm mát trên ô tô.
Cùng xem thêm đặc điểm cấu tạo của từng loại tại đây
Hệ thống làm mát bằng nước được cấu tạo từ 5 bộ phận chính:
- Bơm nước
- Két nước
- Van hằng nhiệt
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
- Môi chất làm mát (nước làm mát) có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh.
Một hệ thống tất nhiên sẽ có lúc hư hỏng và hoạt động không ổn định, cùng nghiên cứu và thảo luận các hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên ô tô và cách kiểm tra, sửa chữa tại đây
Hiện nay, có những ý kiến cho rằng xe hoạt động ở Việt Nam có thể bỏ van hằng nhiệt nhưng thời gian hâm nóng động cơ lúc khởi động kéo dài, dẫn tới hao nhiên liệu, thành phần CO HC trong khí thải cao ô nhiễm môi trường, còn với các nước có khí hậu lạnh thì van hằng nhiệt vô cùng quan trọng với đối với động cơ. Các Cụ cùng đóng góp ý kiến của mình trong phần bình luận nhé !