Người trong nghề: Nữ sales ô tô - Tưởng dễ bán xe mà khó

TrinhTan
Bình luận: 5Lượt xem: 2,175

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Khi bị mắc kẹt giữa một bên là doanh số, bên còn lại là nguyên tắc cá nhân và đạo đức bán hàng, nữ sales ô tô sẽ lựa chọn?

Chuyện chưa kể Nữ nhân viên sales ô tô.jpg

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành công tác xã hội, Ngọc Hà (SN 1987, quê Lạng Sơn) ra làm nhân viên tư vấn cho một công ty bảo hiểm nhân thọ tại Hà Nội. Sau 5 năm, nhận thấy không thể tiếp tục trụ lại Thủ đô, Hà quyết định thay đổi, chuyển hướng tìm kiếm cơ hội công việc mới tại quê để được sống gần gia đình.

Thời điểm đó, một hãng xe ô tô tầm trung tiến hành mở showroom ngay tại trung tâm tỉnh nhà và đang trong giai đoạn set-up nhân sự với cơ chế đãi ngộ khá hấp dẫn. Mặc dù là lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng với mong muốn được thử sức, Hà vẫn quyết định xin vào làm nhân viên bán hàng (sales) tại đây, phương châm vừa làm vừa học hỏi.

Theo như Hà chia sẻ, ban đầu, cô gặp rất nhiều khó khăn. Kỹ năng tư vấn bảo hiểm 5 năm chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ cho công việc mới, hơn nữa, kiến thức nền về cơ khí, ô tô gần như là con số “0”. Chính bởi vậy, Hà đã quay trở lại Hà Nội để nhờ cậy sự hướng dẫn từ các anh chị đồng nghiệp đi trước.

Lần đầu tiếp nhận hàng loạt các thông số về xe dày đặc như ma trận, Hà rối bời. Chưa kể, dung nạp tất cả các con số này vào đầu còn là một cực hình với Hà vì vốn hiểu biết của cô lại chủ yếu trong lĩnh vực khoa học xã hội. Tuy nhiên, vượt qua “nỗi sợ hãi” này, với bản tính không ngại học hỏi, Hà đã luôn nỗ lực trau dồi, tự hoàn thiện mình mỗi ngày.

Theo thời gian, những bỡ ngỡ ban đầu dần qua đi, càng giao dịch, tư vấn, chia sẻ và trao đổi với khách, kinh nghiệm của Hà càng được bồi đắp thêm. Ở thời điểm hiện tại, khi đề cập tới từng dòng xe của nhãn hàng như thông số kỹ thuật, ưu - nhược điểm, tiện ích, thị trường, thủ tục mua trả góp hay thông tin về các “đối thủ” cạnh tranh cùng phân khúc… Hà đều khá tự tin.

Hà vui vì nghề bán xe mang lại cho cô thu nhập cao, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Thế nhưng, sales nữ này cũng thẳng thắn nhận định: So với cánh mày râu thì đa phần chị em phụ nữ làm nghề này gánh thiệt thòi phần hơn. Đơn cử, giai đoạn phụ nữ phải nuôi con nhỏ và dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình cũng khiến thì giờ làm việc tại showroom bị giảm bớt đi. Chưa kể, với nhiều khách là nam giới, nhiều khi “đổi gió” muốn nghe tư vấn trên bàn nhậu. Và với các sales nữ, họ thường hạn chế đáp ứng những đề xuất này của khách.

Đối với Phương Trang (SN 1992) dù đã từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ô tô khi bước vào con đường làm “sales xe” là một thử thách khốc liệt.

Khác với những sản phẩm tiêu dùng thông thường, ô tô là mặt hàng có giá trị lớn và rất kén khách. Vì vậy, việc tiếp cận nhu cầu khách hàng không đơn giản. Theo Trang, làm nghề này ngoài việc phải am hiểu về xe ô tô để có thể giới thiệu những tính năng nổi bật, độc đáo tạo nên sự khác biệt của hãng xe mình đang bán với các hãng xe khác thì đòi hỏi người bán xe phải có kỹ năng giao tiếp, nắm vững tâm lý khách hàng và kiên nhẫn khi gặp những người khó tính. Khách mua ô tô thông thường là những người có tiền nên bán được xe cho họ, trong khi có hàng chục lời chào mời từ các đại lý khác với nhiều lựa chọn về chủng loại và mức giá là rất khó khăn, thậm chí phải đánh đổi nhiều thứ.

“Để bán được từ 2 đến 3 xe trong một tháng, mỗi nhân viên phải có trên 100 khách hàng tiềm năng, với 10% trong số đó có khả năng mua xe. Danh mục “nóng” này sẽ rơi vào tay các đại lý khác, để cuối cùng còn 2-3 người mua xe của mình...”
Trang cho biết.

Theo Trang, có khách hàng cô phải “đầu tư” mấy tháng trời mới bán được một chiếc xe. Thế nhưng, “chăm sóc” họ từng ấy thời gian, họ vẫn đi mua xe của hãng khác, thậm chí là mua xe của hãng mình nhưng thông qua nhân viên khác... là chuyện vẫn xảy ra. Không ít nữ nhân viên than phiền chăm sóc khách hàng phức tạp và rất vất vả. Phần lớn đã nghĩ tới việc bỏ nghề vì không chịu nổi sức ép công việc. Đó là áp lực từ công ty với doanh số bán xe bắt buộc tối thiểu hàng tháng, rồi những phản hồi từ khách hàng khi họ liên tục phàn nàn. Nếu không bán được số xe theo yêu cầu, họ sẽ bị trừ vào lương cứng chứ đừng nói đến thưởng.

“Trong 1 tháng mà không bán được xe nào là nhận ngay cảnh cáo, 3 tháng liên tục như vậy nhân viên bán hàng sẽ phải ra đi”
Trang chia sẻ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên