Cảm biến A/F (Air Fuel sensor, Lamda sensor) thường nằm phía trước bộ xúc tác trung hòa khí xả (theo hướng dòng chảy của khí xả), bác ạ
Còn cái nằm phía sau bộ xúc tác trung hòa khí xả chỉ có tên là cảm biến oxy (Oxygen sensor)
Nhiều người hỏi mình cách xác định tình trạng của bầu xúc tác khí thải Cataytic Converter. Thật ra có rất nhiều cách nhưng quan trọng là cách nào nhanh hơn và cách nào chính xác hơn thôi. Có cách vì nghi ngờ nên tháo bầu lọc xuống coi, có cách thì chỉ cần cầm máy chẩn đoán, chỉ chỏ vài cái là đã xác định được rồi, chính xác hơn nữa là khác. Vậy bạn chọn cách nào, mình thì hướng tới sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác chứ không thủ công và mất thời gian. Nói vậy thôi chứ mình nghĩ ai mà chẳng muốn chuyên nghiệp? Vậy thì anh em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé Chúng ta sẽ dựa vào việc phân tích dữ liệu động mà cụ thể ở đây là phân tích dữ liệu của 2 con cảm biến oxy trước và sau bầu lọc catalytic
1. Chức năng của từng cảm biến oxy trên động cơ
Như hình trên có thể thấy trên động cơ thông thường sẽ có hai cảm biến oxy (đối với xe xy lanh thẳng hàng), còn đối với những động cơ khác V6, V8 thì số lượng cảm biến oxy sẽ khác, tham khảo thêm bài viết Vị trí và số lượng cảm biến oxy trên động cơ ô tô Ở đây mình sẽ phân tích lại chức năng của 2 con này: một con trước bầu catalyst (Upstream Oxygen Sensor) và một con sau bầu catalyst (Downstream Oxygen Sensor), cả hai con này về cấu tạo thì cơ bản là giống nhau nhưng về chức năng là hoàn toàn khác nhau. Trên các dòng xe đời cũ thì anh em có thể lắp lẫn hai con này với nhau được, không vấn đề gì nhưng trên những dòng xe đời mới sau này và đặc biệt dòng xe Đức như Mercedes, BMW, Audi... hai con này phân biệt hoàn toàn với nhau về giắc nối nên không thể nào lắm lẫn được. Con thứ nhất, ở bên ngoài thường gọi là cảm biến lamda hay cảm biến oxy 1, thật ra có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nó vẫn là một thôi. Chức năng chính của nó là nhận biết được lượng oxy còn sót lại trong khí thải để báo về ECU động cơ dưới dạng điện áp, ECU sẽ căn cứ mức điện áp báo về biết được tỉ lệ hòa khí có đúng không, quá trình cháy có ok không, từ đó điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh lượng phun nhiên liệu, để hiểu rõ hơn về cảm biến Oxy, các anh em hãy tham khảo bài viết tại đây .Con thứ hai giống hoàn toàn con thứ nhất nhưng chức năng của nó là để giám sát hoạt động của bầu catalyst. Nó cũng sẽ đo lượng Oxy còn lại sau khi qua bầu catalyst. Nếu bầu làm việc tốt thì thường những khí độc ví dụ Nox, CO, HC sẽ phản ứng với Oxy vì vậy, nếu như bầu hoạt động tốt thì khí thải sau khi qua bầu thì lượng Oxy còn lại rất thấp. Để hiểu rõ hơn về bầu xúc tác catalyst mời anh em tham khảo qua bài: Hệ thống khí xả hoạt động như thế nào? Nhưng ở đây vì một số lý do nào đó, trên một số dòng xe vẫn không báo lỗi khi bầu catalyst bị bể, tắc nghẽn. Nhưng dựa vào thông số của nó mình cũng sẽ biết được tình trạng.
2. Phân tích dữ liệu của cảm biến oxy bằng đồ thị
Phân tích đồ thị trên có thể thấy cảm biến oxy thứ nhất (đường màu xanh) luôn có giá trị dao động liên tục (dạng hình sin) nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.9 V, nếu tối ưu sẽ là 0.45 V nhưng không bao giờ tối ưu được nên nó cứ dao động lên xuống đều như vậy, nếu nhìn đồ thị mà dạng sóng đều là tình trạng động cơ hoạt động tốt. Còn cảm biến oxy thứ hai (đường màu đỏ) thì ngược lại với cảm biến thứ nhất, nhìn vào đồ thị nếu như là đường hơi bằng phẳng (thường nằm trong khoảng 0.6 – 0.8) thì là tốt còn nếu như vẫn dao động lên xuống như cảm biến thứ nhất chứng tỏ bầu xúc tác đang có vấn đề. Lý giải vì sao đồ thị càng bằng phẳng càng tốt: đó là vì sau khi đi qua bầu xúc tác, nếu bầu hoạt động bình thường sẽ làm phản ứng hầu như hết lượng oxy còn thừa trong khí xả, mà nếu như lượng oxy càng ít thì điện áp sẽ càng gần 0.9 V (hỗn hợp giàu), do đó bầu hoạt động càng tốt thì đồ thị càng thẳng. Còn trường hợp nếu bầu hoạt động không tốt (bị bể, tắc nghẽn, mất chức năng xúc tác...) thì đồ thị của cảm biến oxy thứ hai dao động gần như cảm biến thứ nhất, bởi lẽ oxy có tham gia vào phản ứng đâu
3. Làm sao để xem được dạng đồ thị như trên
Cách 1: Bạn có thể dùng máy chẩn đoán để xem dữ liệu động, hầu hết các máy chẩn đoán đều hỗ trợ tính năng này. Bạn chọn chức năng Live Data/ chọn 2 cảm biến oxy trước và sau/ chọn hiển thị dưới dạng đồ thị.
Cách 2: Bạn có thể dùng máy đo xung (Oscilloscope) để đo tín hiệu của cảm biến oxy gửi về. Ví dụ dưới đây là ảnh thực tế chụp được bằng thiết bị đo xung VMI của Gscan 2
4. Lời kết
Trên đây mình