Kobelco 115sr hư hỏng khó sửa chữa

N
Bình luận: 32Lượt xem: 9,577

Nguyendong79

Tài xế O-H
Cái này là cái gì vậy ta ??? Àh có kẻ quăng rác bừa bãi !!

Mới xin được mấy cái sơ đồ điện và thủy lực của cháu SK115 SR này.

Hình như ở trên có ai hỏi mua thì phải ?? Thôi cứ tải về xài trước đi, khi nào rảnh cho xin chén trà uống trừ.

SƠ ĐỒ THỦY LỰC SK115 SR NÀY

SƠ ĐỒ ĐIỆN SK115 SR NÀY

Cảm ơn bác Thiển Cận rất nhiều.
Qua hơn một ngày kiểm tra cuối cùng xe bị hai lỗi chính đó là:
1/ A-1 CPU ROM DATA FAILURE
2/ D-1 PSV P1 BY-PASS PROPO VALVE
Qua kiểm tra, lỗi D-1 là do không có điện áp: đo tại van solenoid dưới cabin chỉ có khoảng 0,4VDC; dây thì không bị đứt. Vậy là do CPU không cấp nguồn.
Còn cách khắc phục cả hai lỗi ra sao, mong các bác giúp đỡ cho. Thanks.
 

THIỂN CẬN

Tài xế O-H
Cảm ơn bác Thiển Cận rất nhiều.
Qua hơn một ngày kiểm tra cuối cùng xe bị hai lỗi chính đó là:
1/ A-1 CPU ROM DATA FAILURE
2/ D-1 PSV P1 BY-PASS PROPO VALVE
Qua kiểm tra, lỗi D-1 là do không có điện áp: đo tại van solenoid dưới cabin chỉ có khoảng 0,4VDC; dây thì không bị đứt. Vậy là do CPU không cấp nguồn.
Còn cách khắc phục cả hai lỗi ra sao, mong các bác giúp đỡ cho. Thanks.

Khi đã xác định rõ là hư hỏng ở hộp điều khiển trung tâm (CPU) thì chỉ có cách là mở hộp ra giao cho một người biết rành về điện tử nhờ xem giùm thôi bởi tất cả các hãng đều không có tài liệu sửa chữa hộp CPU (họ chỉ thay hộp mới thôi). Chúng tôi cũng làm theo kiểu mở ra; ngồi vẽ lại mạch rồi đoán nguyên lý làm việc, đo kiểm các chân IC (đo điện áp vào-ra; dao động còn hay mất v.v...) nếu kiếm ra chỗ hư hỏng mà có linh kiện thì thay (tôi cho là "ĂN MAY" thôi); còn không thì cũng chịu thua .

Thợ sửa chữa (hay ngay cả Kỹ sư điện tử) nào mà nói "BẢO ĐẢM SỬA ĐƯỢC HỘP CPU""NÓI DÓC" !!!
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Thợ sửa chữa (hay ngay cả Kỹ sư điện tử) nào mà nói "BẢO ĐẢM SỬA ĐƯỢC HỘP CPU""NÓI DÓC" !!!

Cái vấn đề này cụ nói chưa chính xác đâu nhá, có cái kỹ sư điện tử botay.com mà thợ vườn vẫn "chiến tốt".

Tôi kể cho cụ nghe 1 câu chuện thế này, ngày xửa ngày xưa có những ông đi buôn đầu VIDEO ( ngoài Bắc gọi là hàng "cáy" ) lại phán bệnh và sửa chữa nó rất nhanh. Bởi vì trong lô đầu ấy kiểu gì cũng có 1 cơ số đầu giống nhau, họ dùng phương pháp loại trừ, lấy cái này lắp cho cái kia, sau đó ghi ghi chép chép lại làm kinh nghiệm mà phán và s/c đấy. Cực chuẩn mà không phải chỉnh nhé, không cần học chuyên sâu về điện tử mà vẫn chiến tốt.

Còn bây giờ họ vẫn áp dụng chiến thuật ấy, cái gì không sửa được thì đi thuê rồi sau đó lại ghi chép lại, triệu chứng của hộp trước khi s/c là "A" sau khi đi thuê s/c thợ cao tay chọc vào "B", vậy thì lần sau cứ áp dụng kiểu bệnh gì thì biết phải chọc vào đâu, "bi giừ" thợ "học mót" nhanh lắm, có thể là s/c tốt nhưng chẳng hiểu cái việc mình đang làm ra làm "RĂNG".

Nói chung "BO MẠCH" từ 03 lớp trở lên là khó "xơi" rồi.

Cũng xin cám ơn cụ theo kiểu này xem thế nèo






 

THIỂN CẬN

Tài xế O-H
Cái vấn đề này cụ nói chưa chính xác đâu nhá, có cái kỹ sư điện tử botay.com mà thợ vườn vẫn "chiến tốt".

Tôi kể cho cụ nghe 1 câu chuện thế này, ngày xửa ngày xưa có những ông đi buôn đầu VIDEO ( ngoài Bắc gọi là hàng "cáy" ) lại phán bệnh và sửa chữa nó rất nhanh. Bởi vì trong lô đầu ấy kiểu gì cũng có 1 cơ số đầu giống nhau, họ dùng phương pháp loại trừ, lấy cái này lắp cho cái kia, sau đó ghi ghi chép chép lại làm kinh nghiệm mà phán và s/c đấy. Cực chuẩn mà không phải chỉnh nhé, không cần học chuyên sâu về điện tử mà vẫn chiến tốt.

Còn bây giờ họ vẫn áp dụng chiến thuật ấy, cái gì không sửa được thì đi thuê rồi sau đó lại ghi chép lại, triệu chứng của hộp trước khi s/c là "A" sau khi đi thuê s/c thợ cao tay chọc vào "B", vậy thì lần sau cứ áp dụng kiểu bệnh gì thì biết phải chọc vào đâu, "bi giừ" thợ "học mót" nhanh lắm, có thể là s/c tốt nhưng chẳng hiểu cái việc mình đang làm ra làm "RĂNG".

Nói chung "BO MẠCH" từ 03 lớp trở lên là khó "xơi" rồi.

có cái kỹ sư điện tử botay.com mà thợ vườn vẫn "chiến tốt".
Công nhận là chuyện này có và nhiều nữa là đằng khác. Lý do là kỹ sư mà cứ ngồi nhìn rồi "NGÂM CỨU" bản vẽ, không trực tiếp lăn lộn chiến đấu thì vậy thôi.

những ông đi buôn đầu VIDEO ( ngoài Bắc gọi là hàng "cáy" ) lại phán bệnh và sửa chữa nó rất nhanh. Bởi vì trong lô đầu ấy kiểu gì cũng có 1 cơ số đầu giống nhau, họ dùng phương pháp loại trừ, lấy cái này lắp cho cái kia, sau đó ghi ghi chép chép lại làm kinh nghiệm mà phán và s/c đấy. Cực chuẩn mà không phải chỉnh nhé, không cần học chuyên sâu về điện tử mà vẫn chiến tốt.
Thưa Cụ, tôi đã có thời làm cái công việc này đấy ợ !!! Bây giờ ngồi nhớ lại thấy phải cảm ơn cái thời ấy, thời kỳ này giúp tay nghề lên nhanh như gió. Nhưng hộp CPU của máy công trình lấy đâu ra nhiều như "ĐẦU VIDEO" (tính hàng "LÔ", mỗi "LÔ" cả hàng trăm cái !!!) mà làm kiểu như vậy !!

Còn bây giờ họ vẫn áp dụng chiến thuật ấy, cái gì không sửa được thì đi thuê
"KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ - CHỈ SỢ TIỀN KHÔNG NHIỀU - ĐÀO NÚI VÀ LẤP BIỂN - LÀM KHÔNG ĐƯỢC THÌ THUÊ" ai mà chả biết; nhưng thuê ai nhỉ ??? Lại thuê kỹ sư chứ thuê ai !!! Các Cụ KS lại ngồi lọ mọ vẽ lại, tra sách, khâu khâu vá vá trở lại như tôi đã nói ở trên thôi. "PHÚC CHỦ MAY THẦY" khi được khi không chứ không thể bảo đảm 100% là sửa được.

rồi sau đó lại ghi chép lại, triệu chứng của hộp trước khi s/c là "A" sau khi đi thuê s/c thợ cao tay chọc vào "B", vậy thì lần sau cứ áp dụng kiểu bệnh gì thì biết phải chọc vào đâu, "bi giừ" thợ "học mót" nhanh lắm, có thể là s/c tốt nhưng chẳng hiểu cái việc mình đang làm ra làm "RĂNG".
cái chiêu ghi chép này thì thợ sửa chữa nào cũng phải làm thôi; ngay cả các "THẦY" ở các trường cũng thế thôi; có điều là các "THẦY" thì đẳng cấp hơn là dùng cả "DAO ĐỘNG KÝ" đo vẽ lại cả dạng sóng, tần số và các "THẦY" đoán được sơ đồ nguyên lý, đầu vào đầu ra....

Nhưng các việc vẽ lại mạch, tháo IC (gặp mạch đời mới dùng IC dán keo còn khó nhai hơn), kiếm IC thay thế....còn làm được; chứ cái "CHƯƠNG TRÌNH" để cháu CPU làm việc với các máy đời mới thì đừng có mà mơ là đọc được nó.

Với các hộp CPU đời cu cũ; con IC nhớ (thường gọi là con ROM - EPROM hay EEPROM) nằm tách rời ra thì còn đọc - chép - Copy chương trình được. Chứ với máy đời mơi mới một chút; họ dùng con CHIP thường gọi là "CỒNG TRÔN LỜ" (Micro-Controller) trong đó có cả bộ nhớ ROM-RAM và thậm chí cả phần "GIAO TIẾP" (programmable input/output peripherals) thì thua. Thật tình là tôi không dám thử vì ngày xửa ngày xưa, đã có lần thử tìm cách đọc cái "CHƯƠNG TRÌNH" của CPU (của thang máy nhá chứ không phải của xe đào), chẳng những "NÓ" không cho đọc mà còn "TỰ XÓA" luôn chương trình !!!! Coi như toi luôn hộp CPU còn tốt ấy !!!
 

hanh73

Tài xế O-H
Về nguyên bản của máy vừa khó, tốn kém. Lai ko bền. Với minh, ơ điều kiện làm việc ẩm thấp, hóa chất. Chuyên bơm, ngăn kéo sang thủy lực hêt. Bỏ điện hoàn toàn
 

HAILUA68

Tài xế O-H
cái bệnh này là ban bệnh thường niên của sk 115 SR.
và đặc thù làm việc của xe hiện tại.
tôi khuyên bác độ qua thủy lực hoàn toàn để đỡ hỏng vặt và dùng lâu dài hơn
(bỏ hộp điện,chế cháo và thay đổi vài chi tiết trên bơm,để đưa nó về trạng thái thủy lực)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên