Giới thiệu bộ vi sai 2 tốc độ

A
Bình luận: 1Lượt xem: 1,990

auto_vnn

Tài xế O-H
Khi xe vào đường vòng, các bánh xe ngoài sẽ di chuyển với khoảng cách lớn hơn các bánh xe trong. Nếu không thì các bánh xe sẽ bị trượt và giảm tuổi thọ của vỏ (lốp) xe.

Để truyền lực kéo tới các bánh xe và cho phép các bánh xe quay với các tốc độ khác nhau khi vào đường vòng, cần phải có bộ vi sai đặt giữa cầu chủ động cho 2 bánh xe của cầu đó.
Bộ vi sai gồm các bánh răng giảm tốc cuối cùng và các bánh răng vi sai.
1) Bánh răng giảm tốc cuối cùng
- Giúp tăng mô men kéo của động cơ cho các bánh xe thông qua bộ giảm tốc bánh răng.
- Chuyển hướng truyền động 1 góc 900 tới các bánh xe chủ động.
2) Hệ thống bánh răng vi sai:
- Cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau.
Tỷ số giảm tốc của cầu chủ động được xác định kỹ để đáp ứng tính năng của xe như tốc độ lớn nhất, việc tăng tốc xe và mức tiêu hao nhiên liệu.
Các yếu tố được lưu ý tới như lực cản bánh xe, công suất và tốc độ động cơ, bán kính bánh xe.
- Tỷ số truyền cao → Khả năng leo dốc tốt.
- Tỷ số truyền thấp → Tốc độ cao và mức tiêu hao nhiên liệu thấp.
Phân loại:
Bộ vi sai được phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau như sau:
1) Phân loại theo hệ thống truyền động.

2) Phân loại theo cấu tạo vỏ cầu:

3) Phân loại theo bánh răng vành chậu:

4) Hệ thống giảm tốc
- Giảm tốc đơn
- Giảm tốc kép (chỉ dùng cho xe có 2 cầu sau (cầu đôi - tandem)
- Giảm tốc 2 tốc độ : - Loại Eaton
- Loại Timken
5) Bộ vi sai
- Loại thông thường
- Loại trượt giới hạn: - Loại khóa Power (cho loại xe KB,UBS đời 82 về trước)
- Loại khóa Loc-o-matic (không có sẵn)
- Loại P-loc-o-matic (cho loại xe TL, BL)
- Loại Track lock (cho loại xe KB, UBS từ đời 83 trở đi)
- Loại No-spin: - Loại lò xo trong (cho loại xe hạng nặng)
- Loại lò xo ngoài (cho loại xe hạng nặng)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên