MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU………………………………………………………….....5
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI …………...………….....5
1.2
. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI …………...…………………….........6
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………...…………………….…...6
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ………………....…….6
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………………………..…...8
2.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO……......8
2.1.1. công dụng……………………………………………………………….…8
2.1.2. Yêu cầu …………………………………………………………………..10
2.1.3. Phân loại hệ thống treo……………………………………………….......10
2.2. CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ THỐNG TREO ………………...….……..10
2.2.1. Bộ phận đàn hồi ……………………………………………………….…10
2.2.1.1. Nhíp ………………………………………………………………....…10
2.2.1.2. Lò xo trụ………………………………………………………………...14
2.2.1.3. Thanh xoắn……………………………………………………………..14
2.2.1.4 . Phần tử đàn hồi loại khí nén ……………………...…………………....15
2.2.1.5. phần tử đàn hồi thủy khí………………………...……………………...16
2.2.2. Bộ phận dẫn hướng……………………….……………………………...17
2.2.2.1. Bộ phận hướng của hệ thống treo phụ thuộc…………………………....18
2.2.2.2. Bô phận hướng của hệ thống treo độc lập……………………………….18
2.2.3. Bộ phận giảm chấn………………...………………………………….….19
2.2.3.1. Chức năng bộ phận giảm chấn ………………………………………....19
2.2.3.2. Phân loại giảm chấn………………………………………………….…20
2.2.4. Bộ phân ổn định và thanh dẫn hướng …………………………………....21
PHẦN III : KIỂM TRA , SỬA CHỮA BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009…………………………………………….23
3.1. CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009…....23
3.2. QUY TRÌNH THÁO BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009………………………………………………………….24
3.2.1. Quy trình tháo bộ giảm chấn và lò xo trụ phía trước trên xe Toyota vios 2009……………………………………………………………………………..24
3.2.2. Quy trình tháo bộ giảm chấn và lò xo trụ phía sau trên xe Toyota vios 2009…….........................................................................................................….26
3.3. KIỂM TRA, SỬA CHỮA BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009 …………………………………………………………31
3.3.1. Kiểm tra, sửa chữa bộ giảm chấn và lò xo trụ trên xe Toyota vios 2009....31
3.4. LẮP RÁP BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009 ……………………………………………………………………………35
3.4.1. Lắp ráp giảm chấn và lò xo trụ phía trước trên xe Toyota vios 2009……..35
3.4.2. Lắp ráp giảm chấn và lò xo trụ phía sau trên xe Toyota vios 2009..……...39
3.5. KIỂM NGHIỆM TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009 …………...…....……44
KẾT LUẬN………………...……………………..……………………………46 TÀI LỆU THAM KHẢO……………………………….………………...…..47
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đã biết ôtô mang lại những lợi ích vô cũng lớn. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế giao lưu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và đời sống, giao thông vận tải đã và đang là một ngành kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên của mỗi quốc gia.
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành ô tô đã có những tiến bộ vượt bậc. Các thành tựu kỹ thuật mới như: điều khiển điện tử và kỹ thuật bán dẫn cũng như các phương pháp tính toán hiện đại…đều được áp dụng trong ngành ô tô. Khả năng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng với mục tiêu chủ yếu về tăng công suất, tăng chuyển động, tăng tải trọng có ích, tăng tính kinh tế nhiên liệu, giảm cường độ lao động cho người lái, tăng tiện nghi sử dụng cho hành khách. Các loại xe ô tô hiện có ở nước ta rất đa dạng về chủng loại do nhiều nước chế tạo. Trong đó các loại xe bán tải được sử dụng rất nhiều trong hộ gia đình vì loại xe này rất tiện lợi, nó vừa mang tình việt dã, vừa có thể đi trên các con đường địa hình và có thể chở được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường. Với chức năng chuyên chở hang hoá vận tải trên xe tải đòi hỏi có kết cấu vững chắc, điều này quan trọng nhất ở hệ thống treo của xe. Hệ thống treo có một vai trò quan trọng nhằm giảm tải trọng và dao động khi xe lăn bánh, giữ tính êm dịu cho xe. Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong kết cấu của ô tô. Nó phụ thuộc nhiều vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật yêu cầu kỹ thuật của từng loại ô tô
.
Trong thời gian học tập tại trường, em đã được thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện, em được khoa cơ khí động lực giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án môn học với nội dung:
“Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ giảm chấn và lò xo giảm xóc trên xe TOYOTA VIOS 2009”. Em với kinh nghiệm còn ít, lượng kiến thức chưa được phong phú, nhưng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo LÊ VĨNH SƠN em đã cơ bản hoàn thành nội dung của đồ án.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Lê Duy Nghĩa ,các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án
Hưng yên, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Sinh viên thực hiện :
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay với sự phát triển không ngừng về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sang chế mang đậm bản chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có cải cách mới để thúc đảy kinh tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước công ngiệp kém phát triển thành một nước công nghiệp phát triển. Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong số những tiềm năng đang được quan tâm. Nhu cầu về sự phát triển của các loại ôtô ngày càng cao, các yêu cầu kỹ thuật ngày càng đa dạng. Các loại ôtô chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, giao thông vận tải. Khoảng 20 năm gần đây ôtô đã có những bước tiến rõ rệt.
Ngày nay ôtô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng cho nên các trang thiết bị, các bộ phận trên ôtô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng. Hệ thống treo có một vai trò rất quan trọng nhằm giảm tải trọng và dao động khi xe lăn bánh, giữ tính êm dịu cho xe. Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu của ôtô. Ngày nay hệ thống treo trên ô tô rất đa dạng về chủng loại và phong phú về cấu tạo, nó phụ thuộc nhiều vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của từng loại ôtô. Yêu cầu vận hành, sửa chữa và bảo trì lắp đặt động cơ đời mới đòi hỏi phải hiểu biết sâu sắc về cấu tạo. Các đặc tính kỹ thuật, nguyên lý vận hành có kỹ năng thành thạo trong tất cả các quy trình.
Để đáp ứng được yêu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách có khoa học, có hệ thống đáp ứng được các nhu cầu xã hội hiện nay. Do đó, nhiệm vụ của các trường kỹ thuật là phải đào tạo cho học sinh, sinh viên có trình độ và tay nghề cần thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp ôtô hiện nay. Điều đó đòi hỏi người kỹ thuật viên phải có trình độ hiểu biết học hỏi sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện đại, nắm bắt được những thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe, đời xe… có thể chuẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu. Vì vậy người kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một phương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.
Trên thực tế trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật của nước ta hiện nay thì trang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành còn thiếu thốn rất nhiều. Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác đưa vào thực tế giảng dạy, các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn. Vì vậy mà người kỹ sư, kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề, trình độ hiêu biết, tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến hiện đại trong thực tế còn nhiều hạn chế.
1.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài giúp sinh viên năm cuối như em khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội, đề tài còn thiết kế, chế tạo thiết bị, mô hình để các sinh viên trong trường đặc biệt là khoa Cơ khí động lực tham khảo, học hỏi tạo tiền đề nguồn tài liệu cho các học sinh, sinh viên khoá sau có thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu và học tập.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu, hệ thống trên ôtô, nắm được cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết.
Hiểu và phân tích được các hư hỏng, những nguyên nhân, tác hại, sửa chữa các chi tiết của hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hệ thống treo.
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành,kiểm tra , sửa chữa, bảo dưỡng “ hệ thống treo”.
*Phương pháp và kế hoạch nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. khái niêm : Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.
b. Các bước thực hiện
-Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “Hệ thống treo”.
-Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế mô hình
-Bước 3: Lập phương án kiểm tra, chuẩn đoán hư hỏng của “Hệ thống treo”.
-Bước 4: Từ kết quả kiểm tra, lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư hỏng.
-Bước 5: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng, sửa chữa “Hệ thống treo”.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a. Khái niệm
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
b. Các bước thực hiện
-Bước 1: thu thập, tìm tòi các tài liệu về Hệ thống treo
-Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từng bước, từng đơn vị kiến thức, tưng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
-Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “ Hệ thống treo”, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
-Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá các kiến thức liên quan( liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo
Hệ thống treo liên kết thân xe với các bánh xe và thực hiện các chức năng sau đây: Trong lúc xe chạy, hệ thống này cùng với lốp xe sẽ tiếp nhận và làm tất các dao động, rung động và chấn động do mặt đường không bằng phẳng để bảo vệ hành khách và hàng hoá làm cho xe chạy ổn định hơn. Truyền lực dẫn động và lực phanh do ma sát giữa lốp xe và mặt đường tạo ra đến khung và thân xe, đỡ thân xe trên các cầu xe và duy trì mối quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe.
Hình 2.1. Kết cấu của hệ thống treo
* Hệ thống bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây :
-1.Các lò xo: làm trung hoà chấn động từ mặt đường.
-2.Bộ giản chấn: làm cho xe chạy êm hơn bằng cách hạn chế các dao động tự do của lò xo.
-3.Thanh ổn định( dằm chống lắc): ngăn cản sự lắ ngang của xe.
-4. Thanh liên kết: định vị các bộ phận nói trên và khống chế các chuyển động theo chiều dọc và ngang của bánh xe.
2.1.1.1. Sự dao động và độ êm khi chạy xe
*Khối lượng được treo và khối lượng không được treo
Thân xe được đỡ bằng các lò xo, khối lượng của thân… đặt trên lò xo được gọi là “ khối lượng được treo”. Bánh xe, các cầu xe và các bộ phận khác của xe không được lò xo đỡ thì tạo thành “ khối lượng không được treo”. Nói chung với khối lượng được treo càng lớn thì xe chạy càng êm, vì với khối lượng lớn thì khả năng thân xe bị
xóc nẩy lên càng thấp. Ngược lại, nếu khối lượng không được treo càng lớn thì càng dễ làm cho thân xe xóc nẩy lên. Sự dao động và xóc nẩy của các phần được treo, đặc biệt là thân xe gây ảnh hưởng lớn đến độ êm của xe
Hình 2.2. Sự dao động
*Sự dao động của khối lượng được treo
Dao động của khối lượng được treo có thể phân ra như sau:
a. Sự lắc dọc
Lắc dọc là dao động lên xuống của đầu và đuôi xe so với trọng tâm của xe.
Xe bị lắc dọc khi chạy qua rãnh hoặc mô hoặc lên đường mấp mô, có nhiều ổ gà. Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị lắc dọc hơn xe có lò xo cứng
b. Sự lắc ngang
Khi xe chạy vòng hoặc chạy trên đường gồ ghề thì các lò xo của một bên xe giãn ra còn các lò xo ở phía bên kia thì co lại, làm cho xelắc lư theo chiều ngang.
c. Sự nhún
Chuyển động lên xuống của toàn thân xe khi xe chạy tốc độ cao trên đường gợn sóng. Xe có lò xo nhíp mềm dễ bị dập dình hơn
d. Sự xoay đứng
Đảo hướng là chuyển động của đường tâm dọc của xe sang bên trái và phải so với trọng tâm xe. Khi xe bị lắc dọc thì cũng dễ bị đảo hướng.
*Sự dao động của khối lượng không được treo
Dao động của khối lượng không được treo có thể phân ra như sau:
a. Sự dịch đứng
Là chuyển động lên xuống của bánh xe thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ trung bình và cao trên đường gợn sóng.
b. Sự xoay dọc
Là dao động lên xuống theo ngược chiều nhau của bánh xe bên phải và bên trái làm cho bánh xe nhảy lên, bỏ bám mặt đường. Hiện tượng này thường dễ xảy ra đối với xe có hệ thống treo phụ thuộc.
c. Sự uốn
Là hiện tượng xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác dụng lên nhíp, có xu hướng làm quay nhíp quay trục bánh xe. Dao động uốn này có ảnh hưởng làm cho xe chạy không êm.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo
Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy trên mọi địa hình khác nhau.
Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không hạn chế. Quan hệ động học của bánh xe phải hợp thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm
mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học và động học của chuyển động bánh xe, không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung và vỏ có độ bền cao, có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường
2.1.3. Phân loại hệ thống treo
* Theo kết cấu của hệ thống treo người ta chia ra:
-Hệ thống treo độc lập
-Hệ thống treo phụ thuộc
* Theo phần tử đàn hồi của hệ thống treo, người ta chia ra:
-Loại nhíp lá
-Loại lò xo
-Loại thanh đàn hồi
-Loại cao su…
2.2. Cấu tạo chung của hệ thống treo
2.2.1 Bộ phận đàn hồi
* Trên ô tô bộ phận đàn hồi có thể dùng các loại : Nhíp, lò xo, thanh xoắn, cao su, khí nén hay thuỷ khí
*Chức năng bộ phận đàn hồi :
- Truyền chủ yếu các lực thẳng đứng và để giảm tải trọng động khi otô chuyển động trên đường không bằng phẳng củng như đảm bảo độ êm dịu chuyển động cần thiết
- Tạo ra các đường đặc tính phù hợp với các chế độ hoạt động của xe
- Ở bộ phận đàn hồi có thể sử dụng loại nhíp , lò xo, thanh xoắn , cao su, loại hơi thủy lực . . .
2.2.1.1. Nhíp:
Là loại đàn hồi dùng rất phổ biến
- Ưu điểm:
+ Kết cấu và chế tạo đơn giản
+ Sữa chữa bảo dưỡng dễ dàng
+ Có thể đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướng và một phần nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn.
- Trọng lượng lớn, tốn nhiều kim loại
- Thời gian phục vụ ngắn
Kết cấu nhíp được xây dựng xuất phát từ điều kiện: kích thước nhỏ gọn và có độ bền đều để dễ bố trí lên xe, tăng hệ số sử dụng vật liệu và giảm khối lượng nên có thể nhíp sử dụng là nhíp nhiều lá hoặc nhíp ít lá (nhíp parabol)
a. Nhíp ít lá:
Hình 2.3. Nhíp parabol(tiết diện thay đổi theo chiều dài)
1-Đệm cách 2- Nhíp
3- Bu lông 4 - Trung tâm
Hình 2.4. Kết cấu nhíp ít lá
a. Nhíp trước; b. Nhíp sau : chính và phụ
Nhíp thường có chiều dài lớn nên khó bố trí lên xe. Tuy vậy chúng có ưu điểm là : hệ số sử dung vật liệu cao, khối lượng nhỏ, tuổi thọ lớn
Để giảm chiều dài nhíp ít lá có thể tăng chiều rộng của nó hoặc dùng một số lá có chiều dài bằng nhau
b. Nhíp nhiều lá
Hình 2.5. Kết cấu nhíp nhiều lá
Tiết diện lá nhíp: có thể hình chữ nhật , hình thang, chữ T hay có rãnh ở giữa
Hình 2.6. Tiết diện các lá nhíp
a. Chữ nhật; b. Hình thang; c. Khoét rảnh ở giữa
Kết cấu đầu lá nhíp có thể là theo dạng chử nhật, hình thang hay ô van vát mỏng
Hình 2.7. Dạng đầu các lá nhíp
a. Chử nhật; b. Hình thang; c. Ô van vát mỏng
- Để lắp nhíp lên khung xe, đầu một hay hai lá nhíp trên cùng được uốn cong lại thành tai nhíp
Hình 2.8 : Kết cấu tai nhíp
- Để giảm tải cho các lá nhíp chính và phân bố đều tải lên các lá trên và dưới người ta chế tạo các lá có độ cong ban đầu khác nhau, sau khi ghép các lá nhíp sẻ có cùng độ cong
Hình 2.9. Các lá nhíp có bán kính cong khác nhau ở trạng thái tự do
- Các lá nhíp sau khi chế tạo được lắp ghép với nhau thành bộ nhíp
Hình 2.10: Kết cấu bộ nhíp
1. Bu lông trung tâm ; 2. Vòng kẹp
Để ghép thành bộ , các lá nhíp được đột lỗ rồi dùng bu lông trung tâm 1 xỏ qua và xiết chặt lại. Ngoài ra cũng có thể được định vị bằng gờ lồi và rãnh lỏm
Hình 2.11. Định vị các lá nhíp khi ghép bộ bằng gờ lồi và rảnh lỏm
Để các lá nhíp không bị xoay lệch và để truyền lực từ các lá nhíp người ta dùng các vòng kẹp để bó các lá nhíp lại
Hình 2.1. Sơ đồ bó các lá nhíp
2.2.1.2. Lò xo trụ.
Dùng nhiều trên xe du lịch với cả hệ thống treo độc lập và phụ thuộc
-Ưu điểm: Kết cấu và chế tạo đơn giản, trọng lượng nhỏ, kích thước gọn
Nhược điểm: chỉ tiếp nhận được tải trọng thẳng đứng mà không truyền được các lực dọc ngang và dẫn hướng bánh xe nên phải đặt thêm bộ phận hướng riêng
Phần tử đàn hồi lò xo chủ yếu là loại lò xo trụ làm việc chịu nén với đặc tính tuyến tính , có thể chế tạo lò xo có bước thay đổi dạng côn hay parabol để nhận được đặc tính đàn hồi phi tuyến
-Nhược điểm : khó chế tạo
2.2.1.3. Thanh xoắn.
- Ưu điểm : Kết cấu đơn giản, khối lượng phần không được treo nhỏ, tải trọng phân bố lên khung tốt hơn
- Nhược điểm : Chế tạo khó khăn, bố trí lên xe nhỏ hơn do thanh xoắn thường có chiều dài lớn hơn
Thanh xoắn có thể có tiết diện tròn hay tấm dẹt, lắp đơn hay ghép chùm
Hình 2.13. Các dạng kế cấu của thanh xoắn
Thanh xoắn ghép chùm thường sử dụng khi kết cấu bị hạn chế về chiều dài
Thanh xoắn được lắp nối lên khung và với bánh xe ( qua các đầu dẫn hướng ) bằng các đầu then hoa, then hoa thường có dạng tam giác với góc giữa các mặt then bằng 900
2.2.1.4. Phần tử đàn hồi loại khí nén
Dùng trên một số xe du lịch cao cấp hoặc trên ôtô khách , tải cở lớn
- Ưu điểm :
+ Có thể tự động điều chỉnh độ cứng của hệ thống treo bằng cách thay đổi áp suất khí
+ Cho phép điều chỉnh vị trí của thùng xe đối với mặt đường
+ Khối lượng nhỏ , làm việc êm dịu
+ Không có ma sát trong phần tử đàn hồi
+ Tuổi thọ cao
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, đắt tiền
+ Kích thước cồng kềnh
+ Phải dùng bộ phận dẫn hướng và giảm chấn độc lập
- Kết cấu : phần tử đàn hồi có dạng bầu tròn hay dạng ống, vỏ bầu cấu tạo gồm hai lớp sợi cao su, mặt ngoài phủ một lớp cao su bảo vệ, mặt trong lót một lớp cao su làm kín, thành vỏ dày từ 3-5 mm
Hình 2.14. Phần tử đàn hồi khí nén loại ống
1. Pittong ; 2. Ống lót; 3. Bu long; 4,7. Bích kẹp; 5. Ụ cao su;
6. Vỏ bọc; 8. Đầu nối ; 9. Nắp
2.2.1.5. Phần tử đàn hồi thuỷ khí
Dùng trên các xe có tải trọng lớn hoặc rất lớn
- Ưu điểm: tương tự phần tử đàn hồi khí nén, ngoài ra còn có ưu điểm như:
+ Có đặc tính đàn hồi phi tuyến
+ Đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn
+ Kích thước nhỏ gọn hơn
- Nhược điểm :
+ Kết cấu phức tạp, đắt tiền
+ Yêu cầu độ chính xác chế tạo cao
+ Nhiều đệm làm kín
- Kết cấu
o áp suất làm việc cao nên phần tử đàn hồi thuỷ khí có kết cấu kiểu xi lanh kim loại và pittông dịch chuyển trong đó . Xi lanh được nạp dầu như thế nào để không khí không trực tiếp tiếp xúc với pittông. Tức là áp suất được truyền giữa pittông và khí nén thông qua môi trường trung gian là lớp dầu
Dầu đồng thời có tác dụng giảm chấn khi tiết lưu qua các lỗ và van bố trí kết hợp trong kết cấu
Phần tử đàn hồi thuỷ khí có các loại sau: Có khối lượng khí không đổi hay thay đổi; có hay không có buồng đối áp ; không điều chỉnh hay điều chỉnh được.
Hình 2.15. Phần tử đàn hồi thuỷ khí loại không có buồng đối áp
I. Khoang chính b. Khí trơ bố trí trong cần pittông
a. Khí trơ bố trí trong xi lanh c,d. khí trơ trong khoang dầu
Hình 2.16. Phần tử đàn hồi thuỷ khí loại có buồng đối áp
I.Khoang chính II. Buồng đối áp chứa khí
I. Buồng đối áp chứa khí trên
2.2.2. Bộ phận hướng
Bộ phận dẫn hướng xác định động học chuyển động bánh xe, và truyền các lực kéo, lực phanh, lực bên và các mô men phản lực của chúng lên khung hoặc vỏ xe. Nó có thể có những chi tiết khác nhau tùy thuộc hệ thống treo độc lập hay phụ thuộc, phần tử đàn hồi là nhíp, lò xo hay thanh xoắn
2.2.2.1. Bộ phận hướng của hệ thống treo phụ thuộc
Nếu phần tử đàn hồi là nhíp thì nhíp sẻ đảm nhận luôn vai trò của bộ phận hướng. Nếu phần tử đàn hồi không thực hiện chức năng của bộ phận hướng thì người ta dùng cơ cấu đòn 4 thanh hay chử V
Hình 2.17. Sơ đồ bộ phận hướng của hệ thống treo phu thuộc
2.2.2.2. Bộ phận hướng của hệ thống treo độc lập
Trong hệ thống treo độc lập, bộ phận đàn hồi và bộ phận hướng được làm riêng rẽ. Bộ phận đàn hồi thường là các lò xo trụ hay thanh xoắn, còn bộ phận hướng là các thanh đòn
Hình 2.18 :
sơ đồ đồng bộ phận hướng hệ thống treo độc lập
a. Loại 1 đòn; b. Loại 2 đòn chiều dài bằng nhau
b. c,d. Loại hai đòn chiều dài khác nhau
Ngoài ra còn có các loại :
- Loại đòn-ống hay Macpherxon
Hình 2.19 Hệ thống treo độc lập loại đòn ống -ống (Macpherxon)
- Loại nến:
Hình 2.20. Sơ đồ hệ thống treo loại nến
2.2.3. Bộ phận giảm chấn
2.2.3.1. Chức năng giảm chấn
Chức năng của bộ giảm chấn là hấp thu dao động này. Bộ giảm chấn không những cải thiện độ chạy êm của xe mà còn giúp cho lốp xe bám đường tốt hơn và điều khiển xe ổn định hơn.
Trên ô tô hiện nay sử dụng chủ yếu là các giảm chấn thuỷ lực làm việc theo nguyên lý tiết lưu chất lỏng qua khe hẹp, để biến cơ năng dao động thành nhiệt năng rồi toả ra môi trường.
Yêu cầu của giảm chấn:
-Dập tắt dao động một cách hiệu quả
-Làm việc trong những điều kiện đường xá và môi trường khác nhau
-Kích thước trọng lượng nhỏ, giá thành thấp
-Tuổi thọ cao
2.3.3.Phân loại giảm chấn
+ Phân loại theo vận hành
- Kiểu tác dụng đơn
- Kiểu đa tác dụng
+ Phân loại theo cấu tạo
- Kiểu ống đơn
- Kiểu ống kép
+ Phân loại theo môi chất làm việc
- Kiểu thuỷ lực
- Kiểu nạp khí
Các bộ giảm chấn sử dụng trong các kiểu xe hiện nay có cấu tạo ống đơn và ống kép, và là kiểu đa tác dụng. Gần đây nhất, các bộ giảm chấn nạp khí thuộc các kiểu nói trên đã được đưa vào sử dụng
Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lý làm việc của giảm chấn
a. Giảm chấn đòn; b. Giảm chấn ống
a. Giảm chấn đòn: giảm chấn đòn không được nối trực tiếp mà được nối với cầu hay bánh xe qua các thanh đòn. Vì thế pittông giảm chấn chịu lực tác dụng lớn, nhược điểm đó làm tang trọng lượng giảm chấn, điều kiện làm mát cũng kém nên hiện nay giảm chấn đòn hầu như không còn sử dụng trên ôtô
b. Giảm chấn ống
+ Kết cấu
1. Nắp bịt
2. Nắp trên giảm chấn
3. Đệm
4. Tấm đế cao su
5. Ụ cao su
6. Nắp chắn bụi
7. Lò xo trụ
8. Cụm chắn dầu
9. Đai ốc tiết diện vuông
10. Cụm giảm chấn
Hình 2.22. Kết cấu bộ phận giảm chấn
Hình 2.23. Sơ đồ bố trí giảm chấn ống
1 - Giảm chấn 2 - Lò xo
Do được bố trí như vậy nên lực tác dụng lên pittong giảm chấn nhỏ và điều kiện làm mát giảm chấn rất tốt.
2.2.4. Bộ phân ổn định và thanh dẫn hướng
Thanh ổn định dùng để liên kết giữa các bánh xe trên cùng một cầu , nó được bố trí trên mặt phẳng ngang thân xe nhằm tăng khả năng ổn định ngang của xe. Khi xe quay vòng nó nghiêng ra ngoài do lực ly tâm . Thanh ổn định điều khiển việc này bằng lực xoắn của lò xo và giữ cho lốp bám xuống mặt đường . Thanh ổn định cũng hoạt động khi lốp xe ở một bên chạy qua nhưng bề mặt nhấp nhô. Khi xe bị nghiêng và lốp xe bị chụm xuống một phía , thanh ổn định bị xoắn lại và có tác dụng như một lò xo nó nâng lốp xe cùng toàn thân xe ở bên bị chụm xuống lên phía trên. Tất nhiên trong trường hợp các lốp xe ở hai bên ban đầu bị chụm xuống như nhau thì thanh ổn định sẽ không làm việc
Hình 2.2. Thanh ổn định phía trước
PHẦN III : KIỂM TRA, SỬA CHỮA BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
3.1. CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
- Bảng dưới đây thể hiện các triệu chứng hư hỏng và các nguyên nhân có thể làm hư hỏng được chỉ ra theo thứ tự giảm dần .
Triệu chứng
Khu vực nghi ngờ
Xe không ổn định
- Lốp (mòn hay không đúng )
- Góc đặt bánh trước
- Góc đặt bánh sau
- Bi moay ơ
- Giảm chấn phía trước và lò xo trụ
- Bộ giảm chấn phía sau
- Lò xo trụ phía sau
-
- Xe quá tải
- Giảm chấn phía trước và lò xo trụ
- Bộ giảm chấn phía sau
- Lò xo trụ phía sau
Rung bánh xe phía trước
- Lốp xe ( mòn hoặc áp suất lốp không đúng )
- Vành xe không cân
- Góc đặt bánh trước
- Đòn treo dưới phía trước
- Giảm chấn phía trước và lò xo trụ
- Bi moay ơ
Rung bánh xe phía sau
- Lốp xe ( mòn hoặc áp suất lốp không đúng )
- Vành xe không cân
- Góc đặt bánh sau
- Dầm cầu sau
- Bộ giảm chấn phía sau
- Lò xo trụ phía sau
- Bi moay ơ
Lốp mòn không đều
- Lốp xe ( mòn hoặc áp suất lốp không đúng )
- Vành xe không cân
- Góc đặt bánh trước
- Góc đặt bánh sau
Xe kéo lệnh
- Lốp xe ( mòn hoặc áp suất lốp không đúng )
- Góc đặt bánh trước
- Góc đặt bánh sau
- Phanh ( bó )
- Vô lăng ( lệch tâm )
3.2. QUY TRÌNH THÁO BỘ GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
3.2.1. Quy trình tháo giảm chấn và lò xo trụ phía trước trên xe Toyota vios 2009
TT
Nội dung công việc
Hình ảnh minh họa
Ghi chú
1
Tháo bánh trước
2
-Tháo cụm thanh nối thanh ổn định phía trước
+ Tháo bu lông và tách thanh nối thanh ổn định ra khỏi bộ giảm chấn
Nếu khớp cầu quay cùng với đai ốc, hãy dùng đầu lục giác
3
Tháo bu lông và tháo
+Tháo bu lông và tháo cảm biến tốc độ và ống mềm phanh
4
Tháo nắp chân bụi gối đỡ hệ thống treo trước
5
Tháo bộ giảm chấn trước và lò xo trụ
+Tháo 2 bu lông, 2 đai ốc và tháo giảm chấn với lò xo trụ ra khỏi dầm cam lái
+ Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn và tháo đai ốc
6
Tháo thanh đỡ hệ thống treo trước
7
Tháo đai ốc giá đỡ phía trước và giảm chấn trước
+ Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn và nới lỏng đai ốc
+ Dùng SST, nén lò xo trụ
+ Không được dùng súng hơi. Nó sẽ làm hỏng SST
8
Tháo đế lò xo trụ trên phía trước
Tháo đế lò xo trụ trên với vòng bi lắp thanh giằng và cao su hạn chế lò xo ra khỏi giảm chấn
9
Tháo cao su hạn chế lò xo trước
Tháo cao su hạn chế ra khỏi đế lò xo trụ trên
10
Tháo đệm lò xo trụ trên phía trước
11
Tháo lò xo trụ trước
12
Tháo vòng bi đỡ thanh giằng
Dùng thanh đồng và máy ép, tháo vòng bi lắp thanh giằng ra khỏi phần trên của đế lò xo trụ
3.2.3. Quy trình tháo giảm chấn và lò xo trụ phía sau trên xe Toyota vios 2009
TT
Nội dung Công việc
Hình ảnh minh họa
Ghi chú
1
Tháo bánh xe sau
2
Xả dầu phanh
+Lau sạch dầu khi xả ra
3
Tháo cụm lót bọc đệm nắp nệm ghế sau (cho kiểu cố định )
+ Cầm vào mép trước của bọc nệm ghế sau và nhấc nó lên,
+ Luồn đai trong ghế sau qua lỗ trong bọc nệm ghế sau, nhả móc giữa bọc nệm ghế sau và lưng ghế sau, ròi tháo bọc nệm ghế sau
4
Tháo cụm lưng ghế sau (cho kiểu ghế lắp cố định )
+ Tháo đai ngoài ghế sau ra khỏi dẫn hướng đai vai ghế sau
+ Tháo đai ngoài ghế giữa phía sau ra khỏi dẫn hướng đai vai ghế giữa phía sau
+ Tháo 3 bu lông
+ Nhả khớp 2 móc, tháo lưng ghế sau
5
Tháo cụm lts bọc đệm nắp nệm ghế sau (cho kiểu ghế rời )
+ Cầm vào mép trước của bọc nệm ghế sau và nhấc nó lên để nhả khớp 2 móc
+ Luồn đai trong ghế sau qua lỗ trong bọc nệm ghế sau, nhả móc giữa bọc nệm và lưng ghế sau, ròi tháo bọc nệm ghế sau
6
Tháo cụm lưng phía sau (bên trái )
+ Tháo đai ngoài ghế sau ra khỏi dẫn hướng đai vai ghế sau
+ Kéo nút nhả khoá lưng ghế sau và nghiêng lưng ghế sau về phía trước
+ Dùng dụng cụ tháo kẹp, tháo 2 kẹp và bọc lưng ghế sau
+ Tháo 2 bu lông, 2 móc và lưng ghế sau
7
Tháo cụm lưng ghế sau ( bên phải )
+ Tháo đai ngoài ghế sau ra khỏi dẫn hướng đai vai ghế sau
+ Kéo nút nhả khoá lưng ghế sau và nghiêng lưng ghế sau về phía trước
+ Dùng dụng cụ tháo kẹp, tháo 2 kẹp và bọc lưng ghế sau
+ Tháo 2 bu lông, 2 móc và lưng ghế sau
8
Tách dây cảm biến tốc độ (w/ABS )
+ Dùng một tô vít, tháo vấu của phần hãm giắc và tháo giắc dây điện cảm biến tốc độ
+ Không được tháo nắp giắc nối ra khỏi giắc vì dây cảm biến tốc độ có thể sẽ bị hư hỏng
+ Tháo đai ốc và tách dây điện cảm biến tốc độ
9
Tách ống mền sau trái
+ Dùng cờlê vặn đai ốc nối (10 mm), tách ống dầu phanh ra khỏi ống cao su
+ Tháo kẹp và tháo ống mềm ra khỏi dầm cầu xe
10
Tách ống mềm của phanh sau phải
+ Quy trình tháo cho bên phải là giống với bên trái
11
Nới lỏng dầm cầu sau
+ Nới lỏng 2 bu lông
+ Không được tháo bulông
12
Tháo bộ giảm chấn phía sau trái
+ Đỡ dầm cầu bằng kích. Đặt một miếng gỗ giữa kích và đế lò xo cầu sau để tránh bị hỏng
+ Tháo 2 đai ốc trong khi giữ cần píttông không quay
+ Tháo miếng hãm đệm và gối đỡ hệ thống treo
+ Tháo bu lông trong khi giữ đai ốc không quay và tháo giảm chấn
+ Tháo đai ốc ra khỏi cả hai bên do đai ốc ở phía thấp hơn là đai ốc kẹt
13
Tháo bộ giảm chấn phía sau phải
14
Tháo lò xo trụ sau trái
+ Hạ kích chậm
+ Tháo lò xo tru, đệm lo xo trụ trên và đệm lo xo trụ dưới
15
Tháo lò xo trụ sau phải
3.3. KIỂM TRA ,SỬA CHỮA BỘ PHẬN GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRỤ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
3.3.1. Kiểm tra, sửa chữa bộ giảm chấn và lò xo trụ trên xe Toyota vios 2009
Bảng thông số sửa chữa của xe Toyota vios 2009 :
Hệ thống treo trước
Chiều cao trước
A-B C-D
85 mm (3.35 in.)
17 mm (0.67 in.)
Độ chụm
175/65R14
A+B C-D
Chênh lệch độ dài đầu thước lái
0°11' (0.18°)
1.5 +/- 2.0 mm (0.05 +/- 0.08 in.)
1.5mm (0.059in.) hay nhỏ hơn
185/60R15
A+B C-D
Chênh lệch độ dài đầu thước lái
0°11' (0.18°)
1.6 +/- 2.0 mm (0.06 +/- 0.08 in.)
1.5 mm (0.059 in.) hay nhỏ hơn
Góc quay bánh xe
175/65R14
Bánh bên trong Bánh xe bên ngoài (Tham khảo)
41°26' +/- 2°(41.43°+/- 2°)
35°51' (35.85°)
185/60R15
Bánh bên trong Bánh xe bên ngoài (Tham khảo)
41°01' +/- 2°(41.01°+/- 2°)
35°21' (35.35°)
Camber
-0°08' +/- 45' (-0.13°+/-
0.75°)
Caster
4°41' +/- 45' (4.68°+/- 0.75°)
Góc Kingpin (Tham Khảo)
175/65R14
11°14' (11.23°)
185/60R15
11°13' (11.21°)
Đòn treo dưới phía trước
Mômen quay của khớp cầu dưới
0.78 đến 3.43 N*m (8 đến 35 kgf*cm, 6.9 đến 30 in.*lbf)
Cụm thanh nối thanh ổn định phía trước
Mômen quay thanh
nối thanh ổn định phía trước
0.05 đến 1.96 N*m (0.5 đến
20.0 kgf*cm, 0.4 đến 17.3 in.*lbf)
Hệ thống treo sau
Độ chụm
175/65R14
A+B C-D
0°17' +/- 0°15' (0.28°+-
0.25°)
2.9 +/- 3.0 mm (0.11 +/- 0.12 in.)
185/60R15
A+B C-D
0°17' +/- 0°15' (0.28°+/-
0.25°)
3.0 +/- 3.0 mm (0.12 +/- 0.12 in.)
Camber
-0°56' +/- 30' (-0.93°+/- 0.5°)
Bảng mômen xiết tiêu chuẩn của xe Toyota vios 2009
Chi Tiết Được Xiết
N*m
kgf*cm
ft.*lbf
Đai ốc hãm đầu thanh nối
75
760
55
Bộ giảm chấn trước x Cam lái
164
1672
121
Cảm biến tốc độ phía trước x Ống mềm phía trước
29
300
22
Bánh xe trước
103
1050
76
Đai ốc bắt giá đỡ trước với giảm chấn trước x Bộ giảm chấn trước
33
340
25
Ống mềm phía trước x Bộ giảm chấn trước
29
300
22
Cụm thanh nối thanh ổn định phía trước x Bộ giảm chấn trước
74
755
55
Bộ giảm chấn trước với lò xo trụ x Thân xe
55
561
41
Cực âm ắc quy x Ắc Quy
5.4
55
48 in.*lbf
Đòn treo dưới phía trước x Cam lái
98
1000
72
Đòn treo dưới phía trước x Dầm ngang hệ thống treo trước
137
1397
101
Đòn treo dưới phía trước x Thân xe
160
1631
118
Giá bắt thanh ổn định phía trước x Dầm ngang hệ thống treo trước
47
479
35
Ống mềm phía sau x Ống phanh sau
14 (15)
144 (155)
10 (11)
Dây điện cảm biến điều khiển trượt x Giá đỡ cầu sau
6.0
61
53 in.*lbf
Bánh xe phía sau
103
1050
76
Đai ốc bắt giá đỡ sau với giảm chấn trước x Bộ giảm chấn phía sau
25
250
18
Bộ giảm chấn phía sau x Dầm cầu sau
49
500
36
Cáp phanh đỗ x Dầm cầu sau
6.0
61
53 in.*lbf
Ống phanh sau x Dầm cầu sau
5.0
51
44 in.*lbf
Dầm cầu sau x Thân xe
90
918
67
Bảng kiểm tra giảm chấn và lò xo trụ
TT
Kiểm tra
Dụng cụ kiểm tra
Sửa chữa
1
Kiểm tra chảy dầu
Quan sát
Nếu thấy chảy dầu theo thanh đẩy thì thay phớt chắn dầu
2
Kiểm tra hệ số cản
Có thể kiểm tra bằng tay hoặc trên bệ thử .Nếu trục của giảm chấn di chuyển đến cuối hành trình mà hệ số không đổi thì giảm chấn vẫn còn tốt
Thay dầu hoặc thay piston
3
Kiểm tra độ cong của cần piston
Độ cong cho phép là 0,2mm
Đồng hồ so
Cong quá phải thay mới
4
Kiểm tra piston .xi lanh có bị cào xước không
Quan sát
Nếu bị cào xước nhiều thì thay mới
5
Kiểm tra dầu trong xi lanh
Quan sát
Nếu có cặn bẩn thì thay dầu mới
-Nếu thiếu dầu thì đổ thêm dầu mới.
6
Kiểm tra xem lò xo có bị yếu
Dùng các thiết bị hiện đại và st để kiểm tra độ xiết của lò xo
Nếu không đảm bảo độ xiết cần sửa chữa hoặc thay mới
3.4. LẮP RÁP BỘ PHẬN GIẢM CHẤN VÀ LÒ XO TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
3.4.1. Lắp ráp bộ giảm chấn và lò xo trụ phía trước trên xe Toyota vios 2009
- Quy trình lắp ráp bộ giảm chấn được tiến hành theo bảng sau đây :
STT
Nội dung Công việc
Hình ảnh minh họa
Ghi chú
1
Lắp vòng bi đỡ thanh giằng
+ Dùng thanh đồng và máy ép, lắp vòng bi lắp thanh giằng vào phần trên của đế lò xo trụ
+ Vòng bi lắp thanh giằng phải được lắp chắc chắn
2
Lắp lò xo trụ
+ Dùng SST, nén lò xo trụ
+ Không được dùng súng hơi. Nó sẽ làm hỏng SST
+ Lắp lò xo trụ vào bộ giảm chấn
3
Lắp đệm trên
lò xo trụ trước
4
Lắp hạn chế lò xo trước
+ Lắp cao su lò xo lên đế lò xo trụ trên với rãnh xả không khí của cao su và phần gân của đế lò xo trụ trên thẳng nhau
+ Cắm chặt cao su hạn chế vào đế trên lo xo trụ
5
Lắp đế trên lò xo trụ phía trước
+ Lắp đến lò xo trụ trên với vòng bi lắp và cao su hạn chế lò xo lên giảm chẩn
6
Lắp giá đỡ phía trước với đai ốc giảm chấn trước với lò xo trụ
+ Tạm thời xiết đai ốc mới.
+ Tháo SST vào phần ren của khớp cầu dưới
+ Không được dùng súng hơi. Nó sẽ làm hỏng SST
+ Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn và xiết đai ốc
7
Lắp gối đỡ hệ thống treo phía trước
8
Xiết tạm thời bộ giảm chấn trước với lò xo trụ
+ Tạm thời xiết đai ốc mới qua gối đỡ hệ thống treo No.2
+ Lắp bộ giảm chấn trước với lò xo trụ trước lên cam lái
+ Lắp 2 bu lông và 2 đai ốc
9
Lắp ống mềm phía trước
+ Lắp ống mềm và cảm biến tốc độ bằng bulông
+ Lắp ống mềm và cảm biến tốc độ mà không được làm xoắn ống
10
Lắp cụm thnh nối thanh ổn định phía truớc
+ Lắp thanh nối thanh ổn định bằng đai ốc
+Nếu khớp cầu quay cùng với đai ốc, hãy dùng đầu lục giác (6 mm) để giữ
11
Lắp bánh trước
12
Ổn định hệ thống treo
+ Hạ xe ra khỏi kích
+ Nhún xe lên và xuống vài lần để ổn định hệ thống treo
13
Xiết chặt hẳn bộ giảm chấn trước với lò xo trụ
+ Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn và xiết đai ốc
14
Lắp nắp chắn bụi của gối đỡ hệ thống treo phía trước
3.4.2. Lắp ráp bộ giảm chấn và lò xo trụ phía sau trên xe Toyota vios 2009
-Quy trình lắp ráp bộ phận giảm chấn phía sau được thực hiện theo bảng sau đây
STT
Nội dung Công việc
Hình ảnh minh họa
Ghi chú
1
Lắp lò xo trụ trái
+ Lắp cao su lò xo dưới lên dầm cầu
+ Lắp đệm lo xo trụ trên sao cho khe hở khớp với đầu của lò xo trụ
+ Khe hở giữa đệm lo xo trụ trên và đầu của lò xo trụ phải nhỏ hơn 10 mm
+ Lắp lò xo trụ vào dầm cầu
+ Dấu sơn của lò xo trụ phải quay về phía dưới và phía sau của xe
2
Lắp lò xo trụ sau phải
+ Dùng một quy trình giống nhau cho bên phải và bên trái
3
Xiết tạm thời bộ giảm chấn phía sau trái
+ Đỡ dầm cầu bằng kích. Đặt một miếng gỗ giữa kích và đế lò xo cầu sau để tránh bị hỏng
+ Kích chậm dầm cầu sau, lắp tạm giảm chấn (phía dưới) bằng bulông và đai ốc lên dầm cầu
+ Lắp gối đỡ hệ thống treo và miếng giữ đệm
+ Trong khi giữ cần píttông, lắp đai ốc mới (đai ốc dưới) đến kích thước tiêu chuẩn
+ Trong khi giữ cần píttông, lắp đai ốc mới (đai ốc trên
4
Xiết tạm thời bộ giảm chấn phía sau phải
+ Dùng một quy trình giống nhau cho bên phải và bên trái
5
Lắp ống mềm sau trái
+ Lắp ống mềm bằng một kẹp mới vào dầm cầu xe
+ Dùng cờlê vặn đai ốc nối (10 mm), lắp ống dầu phanh
6
Lắp ống mềm của phanh sau phải
7
Lắp dây cảm biên tốc đọ (w/ABS)
+ Lắp dây cảm biến tốc độ lên dầm cầu bằng đai ốc
+ Nối giắc cảm biến tốc độ
8
Lắp bánh xe sau
9
Ổn định hệ thống treo
+Hạ xe ra khỏi kích
+Nhún xe lên va fxuoongs vài lần để ổn định hệ thống treo
10
Xiết chặt hoàn toàn dầm cầu sau
+ Đỡ kích trên đế lò xo cầu sau và điều chỉnh chiều dài của giảm chấn đến giá trị tham khảo
+ Xiết chặt hoàn toàn 2 bu lông
11
Xiết chặt hoàn toàn giảm chấn sau trái
12
Xiết chặt hoàn toàn giảm chấn sau phải
13
Lắp cụm lưng ghế sau bên phải
+ Cài 2 móc vào lỗ khung lưng ghế sau và lắp lưng ghế sau, xiết chặt 2 bu lông theo thứ tự như trong hình vẽ
+ Lắp bọc lưng ghế sau bằng 2 kẹp
+Kéo lưng ghế sau lên
+ Lắp đai ngoài ghế sau vào dẫn hướng đai vai ghế sau
14
Lắp cụm lưng ghế sau bên trái
+ Cài 2 móc vào lỗ khung lưng ghế sau và lắp lưng ghế sau, xiết chặt 2 bu lông theo thứ tự như trong hình vẽ
+ Lắp bọc lưng ghế sau bằng 2 kẹp
+ Kéo lưng ghế sau lên
15
Lắp cụm lts bọc đệm nắp mệm ghế sau kiểu tách rời
+ Luồn đai trong ghế sau qua lỗ nắp nệm ghế sau
+ Cài khớp 3 móc và lắp lót bọc nệm ghế sau
+ 2 móc khoá nệm ghế sau và khung nệm được lắp chắc chắn
16
Lắp cụm lưng ghế sau kiểu cố định
+ Cài khớp 2 móc và lắp lưng ghế sau
+ Xiết chặt 3 bulông
+ Lắp đai ngoài ghế sau vào dẫn hướng đai vai ghế sau
3.5. KIỂM NGHIỆM TRÊN XE TOYOTA VIOS 2009
- khi đã hoàn thành khâu lắp ráp , Cần kiểm nghiệm lại Nhằm xác định chất lượng của bộ phận giảm chấn và lò xo trụ sau khi sửa chữa, điều chỉnh, nếu cần phải điều chỉnh lại.
-Cho xe chạy trên đường có nhấp nhô , cần đảm bảo các yêu cầu :
+Dập tắt dao động trong khoảng cho phép
+làm trung hòa chấn động từ mặt đường
+Làm cho xe chạy êm hơn
+Ngăn cản sự lắc của xe
+dập tắt dao động trong khoảng cho phép
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu về bảo dưỡng và sửa chữa xe Toyota vios 2009.
- Tài liệu đào tạo cho kỹ thuật viên của hãng Toyota
- Tài liệu về hệ thông treo - Đại Học SPKT Hưng Yên
- Tài liệu về sử dụng và sửa chữa ôtô- Đại Học SPKT Hưng Yên